Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng…

Theo dõi VGT trên

Học trò có những áp lực tâm lý của riêng mình thì chính thầy cô cũng có những vấn đề cần thấu hiểu trong suốt quãng thời gian dài dạy online.

Học online 2 năm qua – quãng thời gian đủ dài để hiểu hơn về một cách thức học. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng phải trải qua những bất ổn tâm lý khó nói khi phải dạy trực tuyến trong thời gian kéo dài.

Đứng đầu một lớp học, làm sao để các thầy cô giữ được sự vui vẻ để dạy các em học sinh? Đó là điều không phải ai cũng dễ dàng trả lời được…

Giáo viên lớn tuổi: Đã từng khóc rất nhiều, tái phát bệnh vì dạy online quá phức tạp!

Việc thay đổi phương thức dạy học sang các phần mềm trực tuyến sẽ làm một trở ngại lớn đối với giáo viên lớn tuổi. Trước nay, hầu hết các thầy cô vẫn quen với phấn trắng, bảng đen và chỉ sử dụng công nghệ khi cần soạn thảo văn bản hay bài giảng bằng PowerPoint. Cô Bùi Thị H. (50 tuổi), một giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng gặp khó khi lần đầu phải học thêm cách sử dụng mail, mở lớp Zoom,… hay gửi hình ảnh cho học trò.

Cô kể về khoảng thời gian đầu vừa mới tiếp xúc với cách dạy online: “Mỗi bước học tôi đều phải ghi ra để nhớ. Ban đầu, các con có chỉ nhưng chỉ được một thời gian vì đứa nào cũng bận. Mỗi lần khó khăn phải đi nhờ hết người này đến người kia rất stress. Bài giảng thì phải đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, tạo nhiều trò chơi online hơn cho các con. Nhiều đêm tôi stress khi không biết cách sử dụng thế nào. Tôi từng suy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nếu việc học trực tuyến cứ kéo dài mãi thế này.”

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Dạy trực tuyến với các giáo viên khác đã muôn vàn thách thức thì với giáo viên phụ trách lớp 1 lại thêm phần vất vả. Bởi học trò lớp 1 mới từ môi trường mẫu giáo lên, vốn đã quen với việc được vui chơi nên bắt đầu lên tiểu học, các em vẫn chưa ý thức được hành động của bản thân.

Cô H. cho biết, đầu năm học, cô cùng các giáo viên trong tổ phải nhiều lần họp riêng vì không chốt được cách dạy nào phù hợp cho các con. Cô tâm sự: “Việc học của trẻ lớp 1 rất cần cha mẹ làm cùng để rèn chữ cho con, tránh để bé nghịch ngợm ổ điện hay trở nên lơ là trong tiết học. Nhưng đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện như thế? Vậy nên tôi phải nhắc nhở các con liên tục trong các tiết, đồng thời mỗi ngày đều gọi điện riêng đến từng gia đình nhắc nhở chuyện nề nếp cũng như dạy con!”

Ngoài những rào cản trên, áp lực của người thầy khi đứng lớp online là luôn nhận được sự quan sát của phụ huynh. Các tiết học dường như trở thành những tiết “dự giờ” bất đắc dĩ trước cả trăm con mắt theo dõi. Điều này khiến cô H. mỗi lần dạy học là mỗi lần lo lắng : “Nhỡ không may nói sai 1 từ thôi là sẽ bị đánh giá thế nào”.

Sau 2 năm học dạy online, cô H. bộc bạch thật lòng : “Tôi đã khóc rất nhiều khi học trực tuyến. Tôi tin vào kiến thức dạy học của mình, nhưng các công cụ online quá phức tạp đối với cô giáo tuổi gần 50 như tôi. Nó cũng làm chạm vào lòng tự trọng rằng bản thân khó thay đổi quá, khó tiếp thu mọi thứ quá. Có thời gian tôi hay suy nghĩ nên cũng bị tái phát lại bệnh đau nửa đầu. Tôi nhiều lần nghĩ bụng rằng nếu cứ tiếp tục dạy trực tuyến này mãi sẽ phải xin nghỉ hưu sớm thôi!”

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 2

Cô Vũ Thị T., giáo viên một trường cấp 3 tại Lâm Đồng cũng có chung những cảm giác như cô H. Với cấp lớn hơn, học trò đã có nề nếp nhất định và kỹ năng sử dụng máy tính thuần thục, song cô T. chỉ mới làm quen với thiết bị điện tử trong thời gian gần đây. Do vậy, đôi khi chính những hạn chế về thao tác công nghệ khiến học trò dễ “qua mặt” giáo viên.

Video đang HOT

Cô chia sẻ: “Mình từng đau đầu vì chỉ từ những thao tác nhỏ như bật, tắt camera, chuyển slide bài,… Học trò cứ vì những phút cuống cuồng điều chỉnh bài giảng của mình là lại có cơ hội để nhao nhao, làm việc riêng dẫn đến cháy bài giảng. Một số em nói dối mình như không thấy slide bài, không nhận được bài tập, cô gửi bài sai,… hoặc còn cười cợt khả năng dùng máy tính của mình nữa!”

Cô T. cho rằng, những lần như vậy khiến cô tổn thương ít nhiều, cộng thêm những dồn nén, áp lực khác trong quá trình dạy đã làm cô từng chán nản.

Dạy online cũng không dễ dàng với giáo viên trẻ: Cảm thấy bất lực khi học trò “qua mặt”

Với các thầy cô thuộc thế hệ 8X, 9X, việc tiếp xúc với công nghệ có thể dễ dàng hơn song họ cũng gặp những cái khó của riêng mình. Những vấn đề mà các thầy cô đã đối mặt nhiều lần trong 2 năm qua đó là việc liên tục nghe các câu nói của học trò như: “Mạng của con bị lag, mic con bị hỏng, camera bị hỏng…” Có thể yếu tố về đường truyền hay thiết bị sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập nhưng nhiều học trò lại lợi dụng các lý do này để né tránh việc trả bài, phát biểu,… và làm việc riêng mà giáo viên không thể kiểm soát.

Thầy Nguyễn Đức Chính, một thầy giáo trẻ đang công tác tại trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội tâm sự: Trong lớp mình cũng có nhiều trường hợp như thế rồi, có bạn khi đã vào lớp được 15 phút nh ư ng vẫn dùng bữa sáng, mình đã nhắc nhở nhưng bạn vẫn né tránh bằng cách tắt cam, tắt mic; có bạn chơi game bằng một thiết bị di động khác; cũng có những trường hợp vào lớp điểm danh xong rồi tắt mic tắt cam đi ngủ. Đương nhiên là mình không hài lòng về việc này.

Còn thấy Trần Nguyễn Minh Huân, đang là giáo viên cấp 2 tại một trường THCS Phan Liêm, Bến Tre kể về một lần trò dùng các “mánh” trốn việc trả lời nhưng bị mình phát hiện: “Có một bạn nói bị hư microphone, mình nhắn tin mình hỏi bạn đang sử dụng gì thì bạn nói đang sử dụng điện thoại, mình mới hướng dẫn bạn chia sẻ màn hình và sau đó mình sẽ giúp bạn kiểm tra, cài đặt.

Lúc đó mình thấy ký hiệu microphone đang bật, bạn nhắn lại: “Em đang nói nè, thầy có nghe không’, mình mới hỏi ‘Có chắc là em đang nói không’. Lúc đó, ba bạn đi ngang qua hỏi sao thầy gọi hoài mà con không lên tiếng. Lúc đó bạn mới tắt màn hình chia sẻ và gửi lời xin lỗi vì đã nói dối mình!”

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 3

Ảnh minh hoạ

Thầy Huân cũng không ngại thừa nhận việc dạy online khiến tâm lý của thầy bị ảnh hưởng nhiều, dễ nổi nóng hơn trước đây. Thầy cho biết cảm thấy vô cùng ức chế khi mình gọi nhưng học sinh không trả trả lời dù bạn nào cũng được yêu cầu bật camera và mic. “Đôi lúc mình giận đến mức mình có lớn tiếng với các bạn, có lúc mình phải cho các bạn nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao 5-10 phút gì đó đi để mình để mà mình tiết chế cảm xúc”, thầy Huân chia sẻ.

Những tác động ngoại cảnh cũng là một trong những yếu tố làm giảm đi chất lượng của tiết học mà điều này các giáo viên cũng xem là một trong những điều ảnh hưởng đến tâm lý dạy học của mình. Thầy Huân cho biết, ở trường mình sẽ không phải lo tới vấn đề gà gáy, chó sủa hoặc có khách đến bất chợt,… Còn ở nhà, liên tục nhận những âm thanh gây ồn, những sự vật, hiện tượng ngăn cản quá trình khiến thầy giáo trẻ không ít lần bực mình.

Còn về phía thầy Nguyễn Đức Chính, ngoài việc gặp những trở ngại tâm lý trong khi dạy online, thầy cũng dành nỗi lo cho áp lực tinh thần mà học trò của mình phải chịu trong suốt thời gian qua. Thầy cho rằng: “V iệc học online làm cho các con mất hết nhiệt huyết trong việc học. M ình đã gặp những học sinh có lời nói rất tiêu cực trong giờ học khi mà bạn ấy vô tình bật ra thôi. T ừ câu nói của bạn đấy mình mới thấy là học sinh phải chịu áp lực rất nhiều ngay từ những việc nhỏ nhất. Các bạn ấy còn quá nhỏ và non nớt nên khả năng quản lý cảm xúc chưa tốt, rất khó với các bạn !”.

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 4

Nhưng trên hết: Dạy online là một khóa học quản lý cảm xúc mà mỗi giáo viên cần trải qua

Dù vẫn còn nhiều hạn chế cần phải cải thiện song không thể phủ nhận học online chính là phương pháp phù hợp nhất ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến căng thẳng. Và nếu bỏ qua những bỡ ngỡ ban đầu thì cách dạy và học này cũng đem đến nhiều điều tích cực cho giáo viên.

Thầy Chính cho rằng nhờ việc học online này mà các giáo viên giờ đã áp dụng Công nghệ thông tin nhiều hơn vào việc dạy học, thầy bắt đầu làm quen được nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến khác nhau mà mình ít biết tới vì trước nay, hầu hết phần mềm giáo viên quen thuộc thường chỉ là Word hay Power Point.

Thầy giáo trẻ nêu quan điểm : “M ình thấy thời gian dịch Covid-19 này cho chúng ta đi chậm lại một chút để nhìn thấy những vấn đề như là còn tồn đọng hay mình có thể cải thiện trong tương lai.

Nên mình nghĩ sau dịch Covid-19 và quay trở về học truyền thống thì việc học cũng không giống như trước đây được vì nó đã có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin . T hầy cô giáo sau khi thấy được lợi ích của việc dạy online chắc chắn sẽ không bỏ qua nó đơn cử như việc giao bài tập về nhà. !”

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 5

Sau 2 năm dạy online, ngoài những lần khiến mình cảm thấy bức bối vì một số vấn đề không đáng có, thầy Chính cho biết điều vực dậy tinh thần của mình là khi vẫn luôn có những học sinh yêu quý mình và rất chủ động đóng góp cho bài. Thầy cũng tự tìm tòi, khắc phục tình trạng chán nản của học trò bằng cách sử dụng nhiều nền tảng khác nhau nhằm tạo thêm các hoạt động để học sinh thêm hứng thú.

Thầy chia sẻ: “Mình sử dụng các nền tảng như Quizizz, Kahoot, hay mình sẽ giao cho các bạn ấy công việc làm nhóm và sẽ đăng tải lên những cái nền tảng như Padlet để thể hiện được trí tưởng tượng của mình. Khi mình biến một lớp học tập trở nên như vậy thì vô tình các bạn h ọc sinh cũng hứng thú hơn. Đấy là một ví dụ, nếu các bạn ít tương tác trong lớp thì mình sẽ sử dụng cá c nền tảng học online !”

Với thầy Minh Huân, một trong những động lực khiến thầy quên được những vất vả, khó khăn của việc dạy online đến từ tinh thần học tập của học trò. Thầy tâm sự : “Có học sinh mở camera lên, mình thấy phía sau kỳ kỳ giống như trên thuyền hay tàu, mình mới hỏi bạn đang ở đâu thì bạn nói đang trên xà lan của gia đình, mình mới thấy nể phục các bạn này, mình rất cám ơn các bạn vì dù hoàn cảnh có thế nào, dù ở đâu thì các bạn vẫn bám trường, bám lớp!”

Thầy kể thêm : “Sau này có một số bạn học lại đeo khẩu trang, mình mới trao đổi riêng thì mới biết các bạn là F0 hay F1, có bạn đang điều trị trong khu cách ly nhưng các bạn vẫn học, vẫn làm bài, vẫn kiểm tra. Các bạn chính là động lực lớn để mình tiếp tục công việc giảng dạy trong thời gian tới!”

Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... - Hình 6

Ảnh minh hoạ

Riêng cô Vũ Thị T., một giáo viên đã có gần 30 năm đứng trên bục giảng cho rằng dù gặp những thách thức từ phương pháp dạy học mới song 2 năm vừa qua đã cho cô thêm nhiều bài học. Cô hiểu rằng bất cứ thứ gì cũng đều có sự vận động và phát triển, giáo dục cũng vậy . “Một người giáo viên trước khi truyền đạt kiến thức cho học trò thì cũng phải tự thu nạp cho mình những điều mới, tự học hỏi và đổi mới bản thân!”, cô nói.

Cô cũng cho rằng, thời gian cùng học trò dạy học online cũng là một khóa học quản lý cảm xúc mà giáo viên cần phải trải qua. Ảnh hưởng tâm lý là điều không thể tránh khỏi khi thầy và trò cùng kết nối với nhau qua phương thức trực tuyến, nhưng mỗi người hãy tự tìm ra giải pháp để cùng bước qua giai đoạn này thì tin chắc việc học online sẽ đạt hiệu quả tốt hơn là điều mà cô T. gửi gắm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những câu chuyện về tâm lý học đường trong các bài viết sau.

Theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương vào tháng 6, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Ngô Thị Minh cũng nhận định tư vấn tâm lý học đường là vấn đề quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn thân thiện, nhất là ở giai đoạn học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT: Hạn chế việc dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1

Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương hạn chế việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, nếu bắt buộc phải dạy online, giáo viên cần có hình thức phù hợp.

Theo khung thời gian kế hoạch năm học 2021 - 2022 do Bộ GD&ĐT ban hành, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8. Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến mục tiêu học sinh đến trường học trực tiếp ở một số địa phương khó khả thi. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng về khả năng tiếp thu, chất lượng học của con nếu phải học online trong thời gian dài.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, khi ban hành khung thời gian kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ cho phép các địa phương linh động tự quyết định lịch tựu trường phù hợp với tình hình thực tế.

Các tỉnh có thể điều chỉnh sớm hơn hoặc muộn hơn 15 ngày. Khi đó, các mốc thời gian trong năm học cũng tịnh tiến và thời điểm kết thúc năm học cũng lùi 15 ngày. Trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, các tỉnh, thành sử dụng hết thời gian 15 ngày thì cần căn cứ tình hình cụ thể từng địa bàn để quyết định lịch học.

Bộ GD&ĐT: Hạn chế việc dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1 - Hình 1

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

Ông Tài nhấn mạnh, việc tựu trường không nhất thiết phải thực hiện cùng lúc trên toàn tỉnh mà chia theo từng huyện, từng trường. Bởi trong một tỉnh, nơi có dịch, nơi không, nơi nào điều kiện đảm bảo có thể cho học sinh đến trường.

Riêng với lớp 1, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, Bộ quyết định cho tựu trường sớm từ 23/8 nhằm giúp các em làm quen, tạo tâm thế cho năm học mới, khi môi trường thay đổi từ mầm non lên tiểu học. Việc cho lớp 1 đi học sớm hơn một tuần so với các khối lớp khác cũng giúp những em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học bán trú, đến trường, làm quen với sinh hoạt và các nội dung liên quan.

"Khi tiếp cận với đối tượng đặc biệt, Bộ GD&ĐT lấy quyền lợi học sinh và chất lượng giáo dục đầu tiên. Vì vậy, các địa phương cần tính toán, dựa vào tình hình dịch bệnh mà phân khu, phân luồng ra để đưa ngày tựu trường làm sao cho lớp 1 được tận dụng thời gian vàng, giờ vàng của giáo dục nhất, đó chính là học trực tiếp", ông Tài nói.

Các địa phương cần hạn chế việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1. Nếu phải tổ chức dạy học online, các trường, giáo viên cần chọn hình thức phù hợp tâm lý lứa tuổi các em, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, khả năng cung ứng cũng như khả năng dạy. Điều này nhằm giúp các em bước đầu làm quen quá trình học tập, hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng một cách máy móc.

Trong trường hợp phải học trực tuyến, Bộ đã thiết kế sẵn các video dạy môn Tiếng Việt phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dành học âm học vần. "Với lớp 1, các địa phương, các trường cần tận dụng tối đa, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn của bộ để triển khai phù hợp từng đối tượng, từng địa bàn", ông Tài nói.

Đến nay, Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Bình Dương là những địa phương đầu tiên trong cả nước thông báo về thời gian cho học sinh tựu trường năm học 2021 - 2022. Hầu hết các địa phương quyết định cho học sinh các khối tựu trường vào ngày 1/9, riêng học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8, sớm hơn một tuần để làm quen với môi trường mới. Ngày khai giảng năm học sẽ thực hiện đồng loạt vào ngày 5/9.

Học kỳ I sẽ kết thúc trước ngày 16/1/2022 và hoàn thành học kỳ II trước ngày 25/5/2022; thời gian kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022. Các trường học xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2022.

Riêng với Bình Dương, Sở GD&ĐT sẽ căn cứ vào diễn biến dịch COVID-19, sớm quyết định tổ chức khai giảng theo thông lệ hoặc khai giảng trực tuyến. Sở cũng dự kiến cho học sinh học trực tuyến trong 2 tháng (tháng 9, 10) vì nhiều trường học trên địa bàn đang được sử dụng làm khu cách ly.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.