Giáo viên được tự chủ lựa chọn kiến thức giảng dạy trong mỗi bài học
Đó là chia sẻ mà cô Lê Thị Thu Hà – giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Đình Lập – huyện Đình Lập – tỉnh Lạng Sơn nói về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa.
Sách mới nhưng cốt lõi vẫn dựa trên sách cũ để phát triển cái hay, cái tốt
Năm 2020 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, năm nay bộ sách giáo khoa lớp 1 chính thức được đưa vào giảng dạy sau 2 năm biên soạn, vậy sau 8 tuần được áp dụng đại trà giáo viên lớp 1 nói gì về những bộ sách mới này?
Theo như chia sẻ của cô Lê Thị Thu Hà – gần 10 năm thâm niên dạy lớp 1, đánh giá: “Sau 8 tuần dạy bộ sách “Cùng học và phát triển”, mình đánh giá bộ sách mới này kênh hình, kênh chữ khá hài hòa, màu sắc đẹp, bắt mắt phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 1″.
Đi sâu về phân tích bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, cô Hà nói ở bộ sách này chúng ta sẽ thấy được sự phân bố kiến thức bài học trên hai trang trên một mặt sách khá hợp lý. Học sinh chỉ giở sách bài học đã hiện lên, không phải lật như sách cũ. Cách bố trí bài học như thế rất hay, thuận tiện cho học sinh học.
“Một cái hay nữa có trong những bộ sách mới là có nhiều bài học được trình chiếu sẵn bằng PowerPoint, ngoài soạn giáo án bằng tay, giáo viên có thể lên mạng tải bài soạn sẵn về để tham khảo cũng như chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với học sinh, phương pháp mình dạy để đạt được hiệu quả”, cô Hà cho biết.
“Khi học những tiết học trình chiếu bằng powerPoint học sinh rất hứng thú hơn”, cô Hà nói thêm.
Video đang HOT
Gần 10 năm giảng dạy lớp 1, với so sánh về bộ sách giáo khoa mới và sách giáo khoa cũ đã từng dạy cô Hà nói: “Giữa sách cũ và sách mới mình thấy không khác nhiều. Sách mới vẫn dựa trên những tinh hoa, cái hay, cái đẹp của sách cũ để phát huy. Đồng thời, cũng khắc phục được một số cái hạn chế của sách cũ như: bộ sách mới mình dạy thì kênh hình, kênh chữ cũng được giảm tải rất nhiều. Đối với bộ sách công nghệ (cũ) môn tiếng Việt khá nặng, cùng một tiết học học sinh vừa phải tập đọc, tập viết chính tả. Bộ sách mới, trước khi mở đầu bài học sẽ có phần tập đọc sẽ có phần khởi động cho học sinh.
Đồng thời, bộ sách mới kỹ năng học viết không yêu cầu quá khắt khe. Học sinh không nhất thiết phải vừa tập viết ở bảng con, vừa tập viết vở tập viết mà được quyền lựa chọn viết bảng con hoặc viết vào vở.
“Tuy nhiên, với kinh nghiệm giảng dạy của mình, mình thấy học sinh không viết bảng con sẽ không biết viết vào vở. Nên ban đầu mình sẽ chọn cách dạy các con viết vào bảng con để làm quen tay, sau đó mới viết vào vở”, cô Hà nói.
Theo đánh giá chung của cô Hà sau 8 tuần học kỹ năng đọc của học sinh khá tốt, tuy nhiên kỹ năng viết thực sự chưa được tốt lắm so với cách học của bộ sách công nghệ trước đây.
Giáo viên có quyền tự chủ về nội dung
Một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới là lấy học sinh làm trung tâm. Bởi vậy, sách giáo khoa lớp 1 mới cũng vậy, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với năng lực, đối tượng học sinh của mình để giảng dạy.
“Cốt lõi của bộ sách giáo khoa mới là giáo viên phải nghiên cứu kỹ từng bài học một, để biết được nội dung tiết học hôm sau nó ra sao. Từ đó điều chỉnh, soạn giáo án, bài giảng sao cho phù hợp với học sinh của mình”, cô Hà nói.
Cô Hà cũng nhấn mạnh thêm: “Các hoạt động được yêu cầu trong bài học nếu có cái nào không phù hợp giáo viên được quyền điều chỉnh. Đặc biệt bộ sách này, giáo viên được tự chủ nội dung để giảng dạy, làm sao sau tiết học đạt được hiệu quả của mục tiêu chung mà bài học hôm đó đề ra”.
Cô Hà cũng chia sẻ về những khó khăn giáo viên gặp phải trước khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới như, năm nay đại dịch covid-19 diễn ra phức tạp nên cơ hội tập huấn cũng như đi thực tế từ nhiều địa phương cũng bị hạn chế, đa phần là tập huấn trực tuyến nên hiệu quả cũng phần nào đó bị giảm đi. Nhưng cốt lõi vẫn là cách truyền tải, tạo cảm hứng từ giáo viên đến học sinh. “Đồng thời, những thay đổi mới chắc hẳn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều”, cô Hà nói thêm.
Giáo viên lớp 1 được tập huấn chưa sâu?
Theo ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), việc tập huấn giáo viên vẫn nặng về lý thuyết. Mặc dù hướng dẫn 'dạy phát triển năng lực' nhưng người hướng dẫn vẫn chủ yếu hướng dẫn về kiến thức.
Một tiết học môn tiếng Việt của học sinh lớp 1/1 Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), cho rằng mục tiêu của chương trình mới là dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh nhưng nhiều giáo viên vẫn quen dạy theo nội dung kiến thức và chưa linh hoạt để có thể quan sát, kèm cặp được các đối tượng học sinh khác nhau trong một lớp nên giáo viên cũng gặp khó mà nhiều học sinh lại khó tiếp thu.
Phụ huynh thấy con tiếp thu chưa được lại sốt ruột.
Ông Vũ nhận định việc tập huấn giáo viên vẫn nặng về lý thuyết. Mặc dù hướng dẫn "dạy phát triển năng lực" nhưng người hướng dẫn vẫn chủ yếu hướng dẫn về kiến thức.
"Có buổi tập huấn mời các giáo sư, chuyên gia, tác giả sách giáo khoa nhưng họ cũng chủ yếu nói về những ưu điểm của sách, của chương trình. Trong khi giáo viên cần thực hành, cần cụ thể" - ông Vũ nói thêm.
Theo ông Vũ, quận Tây Hồ đã làm quen với dạy chương trình lớp 1 sớm hơn, tuy nhiên hiện vẫn có những trường, những giáo viên bỡ ngỡ. Thế nào là "dạy phát triển năng lực học sinh", khác với cách dạy trước như thế nào, nhiều giáo viên còn mơ hồ không chắc chắn.
Bên cạnh khó khăn đó, giáo viên lớp 1 tại Hà Nội cũng đang phải gánh những khó khăn đặc thù: sĩ số học sinh/lớp quá đông, trẻ chưa quen với môi trường học tập nên phải rèn, dỗ khiến giáo viên lớp 1 chịu áp lực lớn.
"Việc đầu tiên cần xem xét là không thực hiện chương trình cứng nhắc mà để giáo viên chủ động, linh hoạt tùy theo đối tượng học sinh điều chỉnh cách dạy nhanh, chậm khác nhau" - ông Vũ nêu giải pháp.
Ông Phạm Ngọc Anh, trưởng Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội), cũng cho biết trong tháng 9, tuần nào quận cũng phải tổ chức các chuyên đề trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1.
Trong các chuyên đề này, những bài khó sẽ được mang dạy thử để giáo viên dạy lớp 1 tham khảo, cùng thảo luận rút kinh nghiệm. Đây là một cách "vừa dạy, vừa tập huấn, vừa điều chỉnh".
Không khó nếu hướng học sinh vào thực tế
Chương trình mới rất hay, điểm nổi bật nhất là các em tự đánh giá được mình, tự liên hệ thực tế ngay. Mà tự liên hệ, tự thấy có mối liên quan với thực tế cuộc sống thì hỗ trợ phần ghi nhớ, phần thuộc vần, thanh đôi, từ ghép...
Cái khó của chương trình là nhiều nội dung, nhiều vần trong bài nhưng quan trọng hướng các em đến thực tế ngoài đời, từ đó tự các em sẽ "bộc phát" ra năng lực ghi nhớ lâu.
Tuy nhiên, sách có nhiều hình ảnh minh họa na ná nhau. Học sinh lớp 1 không biết viết, biết chữ nên khi học các bộ môn khác nhau, các em hay lẫn lộn, giáo viên phải hướng dẫn và mất khá nhiều thời gian.
Cô Lê Minh Thanh Thảo (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM)
Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới Không "công thức" hay theo khuôn mẫu, cách kiểm tra, đánh giá học sinh đã và đang được giáo viên áp dụng linh hoạt; nhất là với giáo viên dạy lớp 1 - năm đầu tiên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Tiết tiếng Việt của lớp 1A - Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái...