Giáo viên dùng Facebook ‘cứu’ học sinh
Mạng xã hội – phương án được các thầy cô đánh giá là mang lại hiệu quả nhất định trong việc tiếp cận, tạo được sự gần gũi hơn để giải quyết những vấn đề về tâm lý của học sinh.
Vô vàn thách thức tâm lý học đường
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Bộ GD-ĐT tiến hành trên một số trường THCS, THPT, đại học ở Hà Nội và Hải Dương, hầu hết HS, SV (93,57%) được hỏi gặp phải những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày (trong đó khối phổ thông là 95,33%, đại học là 85,92%).
Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là cao nhất với 80,17%. Trong khi đó, phần lớn học sinh được hỏi (82,31%) đều có mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo để thuận tiện cho các em có thể đến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý của bản thân.
Ảnh minh họa.
Bàn về câu chuyện này, ông Vũ Văn Trà – phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Phòng cho biết, Hải Phòng có những học sinh dù chỉ bị thầy cô giáo phê bình nhưng cũng dẫn đến trầm cảm, tự kỷ thậm chí có em tự tử.
Theo ông Trà, hiện những áp lực về tâm lý với học sinh là rất lớn và do đó đòi hỏi cần có giáo viên tâm lý để giúp các em biết cách gỡ rối các vấn đề.
Ông Nguyễn Tất Thắng, Phó trưởng ban Công tác chính trị và học sinh sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng nêu lên thực trạng tương tự đối với sinh viên. Theo ông Thắng, các em đa phần từ các địa phương lên thủ đô học tập nên có rất nhiều vấn đề về tâm lý do chưa thích ứng được môi trường mới.
Việc giải quyết cũng gặp muôn vàn khó khăn bởi các em rất ngại nói chỗ đông người và thậm chí rất khó chia sẻ với người khác. Các em sợ chia sẻ xong thì người khác biết bởi sinh viên là một môi trường rất nhạy cảm.
“Chúng tôi vẫn nói với nhau nếu không có những tư vấn kịp thời chắc sẽ có nhiều em phải ra đi. Nhiều em bức xúc đến độ không thể giải quyết được, mà sẵn sàng lựa chọn con đường cuối cùng. Đặc biệt là các sinh viên nữ. Thậm chí có những trường hợp, 11 12 giờ đêm gọi đến chúng tôi khi đang ở trên cầu Chương Dương (Hà Nội)”, ông Thắng chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Thắng tiếp: “Thực tế có nhiều em đến lớp nhưng lại không yên tâm học bởi ở nhà bố một đằng mẹ một nẻo. Nhiều xung đột trong mối quan hệ gia đình. Thậm chí có những em còn lo lắng chuyện mình không được thừa kế, rồi chia tài sản, đất đai ở quê nhà… nên các em rất bức xúc”
Chưa kể, những câu chuyện khúc mắc trong tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ liên tục xảy ra.
Có những tháng nhà trường đã tiếp nhận được đến 800-900 những chia sẻ khó khăn, bức xúc về tâm lý của sinh viên.
Mạng xã hội: Giải pháp kịp thời của thầy cô
Ngoài các hình thức câu lạc bộ, trung tâm tư vấn, một hình thức mới đang được nhiều thầy cô quan tâm và cho là phương án mang lại hiệu quả nhất định: Đó là tư vấn hỗ trợ các bạn trẻ thông qua kênh mạng xã hội Facebook. Bởi ngoài việc cập nhất được liên tục, nắm bắt được tâm lý nhiều em do hầu hết giới trẻ tham gia, Facebook còn giải quyết được bài toán eo hẹp về nguồn kinh phí cho công tác tư vấn tâm lý ở các trường học.
Chia sẻ về kinh nghiệm thực tế nhà trường áp dụng, cô Nguyễn Phương Anh, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) nói : “Cái khó là làm sao để học sinh đến với các phòng tư vấn tâm lý. Mà với học sinh thì chúng ta là các thầy cô phải tự tìm đến với các em chứ không phải lập ra phòng ngồi đó để chờ các em đến để tư vấn.
Thực tế cho thấy với những trường hợp mà các em đã phải tìm lên phòng tư vấn thì gần như câu chuyện đã hỏng mất rồi mà mục đích của tư vấn là ngăn chặn những tiêu cực từ trước.
Chúng tôi thấy có một nguồn hiện nay có thể qua đó tư vấn cho các em đó là qua mạng xã hội Facebook. Facebook đang phát triển vô cùng và học sinh của chúng ta thì đến 99% đều có và tham gia. Em nào ít thì vài ngày truy cập một lần, nhiều thì liên tục. Đây là một nguồn mà bố mẹ có thể không biết nhưng giáo viên chúng ta phải biết”
Theo cô Phương Anh, việc cập nhật và trao đổi với chính học sinh của mình qua Facebook giúp các giáo viên nắm được hơn về tâm tư tình cảm hàng ngày của các em. Chính vì vậy, nhà trường có hẳn một đội để tư vấn thường xuyên và tự tìm đến với các em. Cùng đó, cô Phương Anh cũng cho rằng, chia sẻ khó khăn tâm lý với các em qua mạng Facebook thì các giáo viên ngày nào cũng sẽ có việc để mà giải quyết, không lâm vào tình cảnh ngồi không.
Đồng quan điểm, Ông Nguyễn Tất Thắng, Phó trưởng ban Công tác chính trị và học sinh sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho biết: “Hiện nay mạng xã hội Facebook phát triển mạnh, chúng tôi thấy nhiều trường hợp các em có những bức xúc không gặp các thầy cô để chia sẻ mà lại chia sẻ lên đó.
Chúng tôi đã có câu lạc bộ và những thành viên tích cực tham gia thu thập thông tin và kết nối với từng cá nhân để tư vấn ngay trên Facebook. Trường hợp vấn đề quá khó giải quyết thì cũng qua Facebook kết nối luôn tới các thầy cô để hỗ trợ”.
Qua buổi trao đổi, ý kiến chung của nhiều đại biểu nêu lên là mong muốn Bộ GDĐT cần có kế hoạch xây dựng, có kinh phí tổ chức hoạt động, cũng như có cơ chế trách nhiệm cụ thể đối với đội ngũ các phòng tư vấn tâm lý tại các nhà trường.
Theo Thanh Hùng/Infonet
Đưa 2 thi thể thuyền viên tàu Bulk Jupiter về đất liền
Lúc 15 giờ 30 ngày 4/1, sau hơn 15 tiếng hải trình khẩn cấp, tàu SAR 413 đã đưa 2 thi thể trong vụ tàu Bulk Jupiter bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu cập cảng Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III (số 1151/40 phường 11 TP Vũng Tàu- Bà Rịa Vũng Tàu).
Tàu SAR 413 bắt đầu cập cảng.
Danh tính hai thi thể được xác định là thuyền trưởng Ronel Acueza Andrin, 35 tuổi, ở Polillo Quezon, và thuyền phó 3 của tàu. Người còn sống sót là bếp trưởng Rojas Angelito Capindo Quốc tịch Philippines sinh ngày 3/8/1972. Trước khi đưa hai thi thể vào xe lạnh, các nhân viên của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III đã làm các nghi lễ theo phong tục của Việt Nam.
Để tránh sự nhầm lẫn, ông Johan Kling Berg, quốc tịch Na Uy - Chủ tàu Bulk Jupiter yêu cầu các thủy thủ tàu SAR 413 mở bao tử thi để nhận dạng và xác nhận hai tử thi đúng là thuyền viên của ông làm việc trên tàu Bulk Jupiter. Ông Johan Kling Berg nói: "Tôi biết, khi tàu Bulk Jupiter bị chìm trên biển, cơ hội sống sót của các thuyền viên rất mong manh. Tôi mong Chính phủ Việt Nam và các tàu Việt Nam tiếp tục tìm kiếm các thuyền viên còn lại".
Ông Johan Kling Berg (phải) nóng lòng trên cầu cảng chờ tàu SAR 413 chở thi thể các thuyền viên cập bến.
Trong khi đó, bếp trưởng Rojas Angelito Capindo vẫn chưa hết bàng hoàng khi tàu bị chìm. "Tôi bị nhiều vết cứa vào cổ và người, rất đau đớn, tinh thần chưa thực sự ổn định".
Thi thể hai thuyền viên được đưa vào xe lạnh.
Lễ bàn giao thuyền viên tàu Bulk Jupiter tại Hội trường của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III lúc 16h. Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: "Trong những ngày qua, lực lượng tìm kiếm cứu nạn gồm tàu tàu SAR 413, tàu HQ-608 của Vùng 2 Hải quân, tàu cảnh sát biển CSB-4034, 3 lượt máy bay quần thảo tại khu vực biển gặp nạn và có 8 tàu nước ngoài cùng tham gia tìm kiếm hết sức mình. Hiện tại thời tiết rất xấu, biển động mạnh và thường xuyên có gió giật cấp 9, gây khó khăn cho lực lượng tìm kiếm".
Ông Vũ nhấn mạnh: "Chính phủ Việt Nam và các lực lượng tìm kiếm tiếp tục tìm kiếm đến khi không còn manh mối, không còn sự sống nào trên biển mới thôi".
Xúc động trước nghĩa cử và tinh thần hào hiệp của lực lượng tàu cứu nạn Việt Nam, chủ tàu tàu Bulk Jupiter - ông Johan Kling Berg chia sẻ: "Tôi mong Chính phủ Việt Nam và các lực lượng tàu, tiếp tục tìm kiếm 16 thuyền viên còn lại. Điều đó rất có ý nghĩa với chúng tôi".
Bếp trưởng Rojas Angelito Capindo nhận quà tặng của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam
Bếp trưởng Rojas Angelito Capindo nhận món quà của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III, xúc động nói qua micro: "Cảm ơn thuyền trưởng tàu SAR 413 đã cứu tôi. Nếu không có các bạn, tôi đã nằm lại đại dương rồi". Bếp trưởng Rojas Angelito Capindo được bàn giao cho bộ đội Biên Phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để tiến hành làm thủ tục tiếp theo.
Ông Nguyễn Anh Vũ Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các lực lượng cứu nạn hàng hải, Hải quân, Cảnh sát biển tiếp tục theo dõi, tìm kiếm, kiểm tra các nguồn thông tin liên quan đến vụ tị nạn và tiếp tục duy trì hoạt động tìm kiếm tại hiện trường. Trên tinh thần vượt qua mọi khó khăn, không bỏ sót bất kể thông tin nào liên quan đến sự sống của các thuyền viên gặp nạn".
Theo Mai Thắng - Minh Quân
Baotintuc.vn/TTXVN
Việt Nam tìm kiếm 19 thuyền viên tàu nước ngoài bị chìm trên biển Tàu Bulk Jupiter (quốc tịch Bahamas) với trọng tải 56.009T, chở 46.400T quặng sắt hành trình từ Malaysia đi Trung Quốc từ ngày 30/12/2014, với 19 thuyền viên, đã bị chìm trên biển. Việt Nam đang phối hợp với các tàu khu vực tìm kiếm. Mới có 3 người được tìm thấy nhưng 2 người đã tử vong. Trung tâm Phối hợp tìm...