Giáo viên có “đủ trình” để theo kịp chương trình phổ thông mới?
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều ý kiến cho rằng, nỗi lo lớn nhất khi triển khai chương trình mới là chất lượng giáo viên, việc thiếu, thừa giáo viên ở nhiều môn học.
Về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp khi triển khai chương trình giáo dục tổng thể mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Bài toán khó thừa – thiếu giáo viên
Sau nhiều ngày chờ đợi, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông , chương trình giáo dục phổ thông mới có 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp….
Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình các môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể (mức độ biểu hiện cụ thể của năng lực cần hướng tới). Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; trong đó năng lực là sự kết hợp tố chất, phân hóa phát triển kỹ năng của học sinh… Để chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian qua Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường sư phạm trên phạm vi cả nước triển khai các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình mới đề ra.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong cả nước đã có ý kiến đóng góp, trong đó lo ngại nhất là về đội ngũ giáo viên hiện nay, liệu khi áp dụng các môn học theo hình thức mới, tích hợp, đội ngũ này có “theo” kịp? Bên cạnh đó, việc rút gọn môn học cũng kéo theo thực trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới và thừa rất nhiều giáo viên ở các môn học “truyền thống”.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước thiếu khoảng 5.616 giáo viên tiếng Anh; 5.607 giáo viên Tin học ở Tiểu học… Trong khi đó, nếu đối chiếu với một số môn mới đưa vào chương trình sẽ phải tuyển giáo viên mới hoàn toàn, đặc biệt với môn Ngoại ngữ đang thiếu nghiêm trọng ở cấp Tiểu học. Nếu như theo như lộ trình triển khai của chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2023 – 2024, mỗi năm sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh và 2.000 giáo viên Tin học. Trên cơ sở số giáo viên đang thừa khoảng 8.874 hiện nay, Bộ GD&ĐT lại “bất đắc dĩ” phải đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển thêm giáo viên các môn học mới.
Giáo viên sẽ cần “đa di năng”?
Trước những băn khoăn về trình độ giáo viên đáp ứng cho Chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Hiện nay, Bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đồng thời, Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn ở cấp tỉnh, thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng”.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả giáo viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. PGS.TS Mai Sĩ Tuấn, Tổng Chủ biên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội cho biết, việc tích hợp các môn học như tự nhiên hay xã hội đã được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, lên kế hoạch chuẩn bị từ trước đây, việc áp dụng tích hợp các môn học giúp học sinh được giảm tải, có sự liên hệ giữa các môn học.
“Giáo viên cũng đã được chuẩn bị, tập huấn về chủ trương tích hợp môn học từ trước đây chứ không phải bây giờ mới tiến hành. Đối với giáo viên bộ môn, việc kết hợp với các môn tích hợp cũng không nhiều khó khăn bởi đã nắm được kiến thức. Một giáo viên môn Toán, cũng sẽ đủ kiến thức để dạy thêm các môn như Vật Lý, Hóa học… chỉ cần thông qua bồi dưỡng, thậm chí đọc tài liệu là hoàn toàn có thể dạy được. Trên cơ sở chủ trương tích hợp, các môn học có sự lồng ghép giúp học sinh có sự liên hệ để phát huy hiểu biết, năng lực. Tích hợp môn học cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, trên cơ sở học hỏi các nước sẽ áp dụng một cách phù hợp tại Việt Nam”, PGS.TS Mai Sĩ Tuấn .
Còn theo GS. Nguyễn Minh Thuyết: “Trước mắt, việc dạy tích hợp không đặt ra yêu cầu một giáo viên phải dạy nhiều lĩnh vực, mà có thể 3 người dạy 1 môn tích hợp. Còn những chủ đề liên môn thì thiên về môn nào, giáo viên môn đó sẽ đứng lớp. Tuy nhiên, về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp”.
Theo Giadinh.net
Chương trình mới rất tiến bộ, phù hợp với thời đại mới
Theo nhận xét của GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa công bố không chỉ phù hợp với điều kiện thực tại của đất nước mà còn phù hợp với thời đại mới.
ảnh minh họa
Đã có bước chuẩn bị cho học sinh thành người
Chương trình giáo dục phổ thông mới có những bộ môn học mới như: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Theo đó, Hoạt động trải nghiệm tiến hành từ lớp 1 đến lớp 9 và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tiếp tiến hành ở cấp THPT.
GS.VS Phạm Minh Hạc
Nhận định về bản dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục lần này đã có những ý tưởng rất nhân văn, GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng, chúng ta đã có bước chuẩn bị cho học sinh thành người, làm người bằng cách đem trí thức, đem năng lực, đem phẩm chất vào cuộc sống.
Đây là một trong những nhân tố quan trọng, là động lực để đưa đất nước ta phát triển và hội nhập theo yêu cầu mới: Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, cả xã hội, nhất là phụ huynh, học sinh các nhà giáo quan tâm đón đợi các Chương trình môn học và hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tổ chức như thế nào.
Cuối cùng, sau nhiều năm nghiên cứu, chúng ta cũng đã có được bản dự thảo nêu trên. Nhìn một cách tổng quan thì dự thảo lần này đã phản ánh được yêu cầu đối với việc hình thành giáo dục nhân cách và năng lực của các em học sinh theo quan điểm mới mà cả giáo dục thế giới từ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ 21 đã xây dựng nên.
"Rõ ràng nét nổi bật mà nhiều năm dư luận xã hội cũng như các thầy, cô giáo cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông trong hai thập kỷ vừa qua là quá nặng, nhiều khi không đủ thời gian để trình bày ở trên lớp. Học sinh của chúng ta ra nước ngoài học thì thấy có nhiều điểm người ta không có học.
Ví dụ như môn Toán, nhiều em nói là sức dư rất là nhiều khi sang Mỹ hoặc sang Anh học. Và đổi mới lần này chúng ta đã rút kinh nghiệm. Điều đó được thể hiện trong biên soạn các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Tôi rất hoan nghênh sự tiến bộ này"- GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh.
GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi rất hoan nghênh sự tiến bộ của Chương trình mới
Chương trình tiếp cận cái mới và mang tính thời đại
Cũng theo GS.VS Phạm Minh Hạc, Chương trình lần này đã tập trung vào một triết lý đó là: Phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể: Điều đó được thể hiện ở trong các giá trị mà nhà trường mang lại cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Thực tế trên thế giới, người ta rất chú ý tới giáo dục giá trị. Cũng đã có các bạn ở nước ngoài vào Việt Nam định đưa bộ môn này vào trong nội dung giáo dục vì nó phù hợp với thời đại mới, mới mẻ của thế kỷ 21.
Nhiều địa phương cũng đã thực hiện được điều này, chẳng hạn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nhưng nhiều nơi thì chưa thực hiện. Và lần này, mặc dù chúng ta không có môn giáo dục giá trị riêng nhưng trong nhiều bộ môn, nhất là một số bộ môn khoa học xã hội đã thể hiện rất rõ những giá trị riêng.
Ngoài ra, chúng ta có riêng một môn học là hoạt động trải nghiệm. Môn học này đã thể hiện rõ tính giáo dục các giá trị của thời đại ngày nay -thời đại của thế kỷ 21 cho các em học sinh, để chuẩn bị bước vào đời.
Một trong những nội dung mà GS.VS Phạm Minh Hạc cũng như nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông rất quan tâm đó là: Trong Chương trình giáo dục phổ thông lần này, chúng ta đã làm rất rõ nét đối cấp học THPT - đây được coi là cấp hướng nghiệp.
Điều đó cho thấy, chúng ta rất chú ý tới việc hướng nghiệp cho học sinh. Nghĩa là các em học xong - 16 tuổi thì đã chuẩn bị vào đời và 17 tuổi có thể trở thành người lao động.
Thiết nghĩ, công việc hướng nghiệp như một số tỉnh: Nghệ An Vĩnh Phúc và các tỉnh khác đã thực hiện một vài năm nay được dư luận hết sức đồng tình, phụ huynh hưởng ứng. Có tỉnh 50% học sinh sau lớp 9 đã hướng nghiệp để đi vào lao động và 50% tiếp tục học lên lớp 10 trở lên.
Nhưng không phải tất cả đều nhằm vào các trường đại học hay cao đẳng, mà hướng các em vào học nghề, đi lao động. Đây là yêu cầu của thời đại mà yêu cầu đó phù hợp với trình độ kinh tế xã hội của chúng ta.
"Tôi rất vui vì ý tưởng hướng nghiệp đã được thể hiện rất rõ ngay từ bản dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới" - GS.VS Phạm Minh Hạc nêu quan điểm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới vào tháng 4/2018 Dự kiến tháng 4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. ảnh minh họa Ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin về Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Về hình thức thi Trung học phổ...