Giáo viên có cần viết bảng đẹp?
Một số giáo viên phổ thông có hướng dẫn giáo sinh sư phạm thực tập trong đợt vừa qua đưa ra nhận xét hầu hết các bạn đều nhanh nhẹn, có nhiều sáng tạo về phương pháp dạy học, vận dụng rất tốt công nghệ thông tin vào bài giảng. Tuy nhiên viết bảng còn rất… yếu!
Giáo viên trang trí bảng cho một chuyên đề dạy học – NGỌC TUẤN
Viết bảng cũng là một kỹ năng
Tôi không biết trước thời gian đi thực tập, các sinh viên (SV) sư phạm hiện nay có tập rèn việc trình bày bài học bằng viết bảng hay không. Chứ thời chúng tôi học trước đây, kỹ năng này rất được chú trọng. Sau các giờ học ở giảng đường, SV thường nán lại để tập viết bảng. Ở các ký túc xá sư phạm cũng thế, ban giám đốc thường bố trí các bảng ở mỗi hành lang để SV tập viết trước mỗi đợt thực tập.
Tôi nhớ trong cuộc thi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại thành phố Vinh (Nghệ An) năm 1997, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung này vào các mục thi. Khi ấy tôi cũng là SV đại diện cho một trường đại học sư phạm phía Nam dự thi phần này. Các trường đã dự thi rất sôi nổi. Nhiều thí sinh viết chữ rất đẹp, như “phượng múa rồng bay”. Quả thật là ý thức của việc viết bảng đã có dịp được chú trọng, vẻ đẹp của những nét phấn trắng trên những tấm bảng đen đã có dịp thăng hoa.
Phần trình bày bảng bài học Nhàn của một giáo viên văn lớp 10 – NGỌC TUẤN
Video đang HOT
Vận dụng công nghệ khiến giáo viên ít quan tâm đến chữ viết
Đi dạy học nhiều năm, thấy thực tế viết bảng của giáo viên hiện nay có quá nhiều cảm xúc. Đa số giáo viên ít chú trọng chữ viết và cách trình bày bảng. Có lẽ theo họ, cốt yếu là ở nội dung bài học, là việc dạy cho hay, học sinh hiểu bài và vận dụng tốt là được. Việc vận dụng công nghệ vào dạy học khiến giáo viên lười viết hơn. Chữ viết và cách trình bày bảng vì thế càng ngày càng xuống!
Tôi nhớ thời còn học phổ thông, thầy giáo dạy toán của tôi viết chữ cực đẹp. Tôi học toán không thật tốt nhưng vẫn luôn mong được học tiết của thầy, để được thấy thầy viết. Thỉnh thoảng thầy còn vẽ hoa lá cành ở bốn góc bảng, trong lúc chờ chúng tôi cặm cụi giải bài. Những tiết học nặng căng đầu đặc trưng môn toán vì thế cũng mềm nhẹ đi rất nhiều trong cảm xúc của tôi. Hiện nay lên mạng xã hội vẫn thấy giáo viên một số trường tiểu học thi viết bảng đẹp. Nhiều nét viết mới đáng yêu làm sao!
Trước thực trạng giáo viên hiện nay ít chú trọng đến việc viết bảng, tôi cứ băn khoăn: “Giáo viên có cần viết bảng đẹp?”.
Theo Thanh Niên
Cô giáo sáng tạo ra chiếc bảng check-in cảm xúc giúp đỡ học sinh thoát khỏi trầm cảm và tự tử
Sau khi được chia sẻ rộng rãi trên MXH, ý tưởng của cô Erin đã được rất nhiều người khen ngợi và ủng hộ, thậm chí các giáo viên khắp nơi cũng bắt đầu học tập theo phương pháp này.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người chỉ sau tim mạch. Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình. Khi không có sự can thiệp kịp thời, những rối loạn về tâm lý này phần lớn sẽ dẫn đến hành động tự tử, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh.
Quyết không làm ngơ trước tình trạng này, một giáo viên phổ thông tại Khu vực vịnh San Francisco (bang California, Mỹ) đã nghĩ ra cách sử dụng những tấm bảng check-in cảm xúc để thấu hiểu và giúp đỡ những em học sinh của mình. Sau 5 năm giảng dạy, cô giáo Erin Castillo vô cùng đau lòng khi chứng kiến vài học sinh của mình phải tìm đến cái chết để giải thoát mà bản thân không giúp được gì. Từ đó, cô liên tục tìm cách để tâm sự và chia sẻ cảm xúc với học trò nhiều hơn.
Chiếc bảng check-in cảm xúc do cô giáo Erin Castillo sáng tạo nên để giúp đỡ học trò chia sẻ cảm xúc của mình
Tuy nhiên, những học sinh đang gặp vấn đề thường rất ngại chủ động nói lên câu chuyện của mình. Ngoài ra, các em cũng hay có cảm giác đơn độc, nghĩ rằng chỉ có bản thân mình mới đang ủ ê, sầu muộn nên thường không dám lên tiếng. Chiếc bảng check-in của cô Erin chính là biện pháp để khắc phục cả 2 điều trên.
Cô giáo này sử dụng một tấm giấy to được dán trước cửa lớp, trên đó có ghi các mức độ cảm xúc mà học sinh đang cảm thấy từ vui vẻ đến buồn khổ như "rất tuyệt", "thấy ổn", "cũng bình thường", "đang chật vật", "tôi đang có một khoảng thời gian khó khăn" và "tôi đang ở một nơi rất tối tăm". Trước khi vào học, mỗi học sinh sẽ lấy một tấm giấy note, ghi tên của mình ra phía sau rồi dán lên phần trạng thái mà các em cảm thấy. Như vậy, mọi người sẽ nhìn thấy được số lượng người đang có cùng cảm xúc với mình để biết rằng bản thân không hề cô đơn. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể lật phần sau của tấm note để biết được học sinh nào đang cần được giúp đỡ.
Cô Erin Castillo, một giáo viên tại Khu vực vịnh San Francisco (bang California, Mỹ)
Sau khi được chia sẻ rộng rãi trên MXH, ý tưởng của cô Erin đã được rất nhiều người khen ngợi và ủng hộ. Đáng mừng hơn, rất nhiều giáo viên đã học tập theo phương pháp này với hy vọng sẽ giúp đỡ học sinh của mình cảm thấy đỡ áp lực trong cuộc sống, đồng thời tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Rất nhiều giáo viên đã học tập theo phương pháp của cô Erin
Học sinh trở nên bớt ngần ngại hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của mình
Nguồn: BoredPanda
2 năm, giảm hơn 10.000 giáo viên phổ thông Chỉ trong hai năm 2017 và 2018, số lượng giáo viên phổ thông cả nước giảm hơn 10.000 người. Đây là số liệu do ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), thống kê. Cụ thể, năm học 1999 - 2000, cả nước có 23.960 trường học, tới năm học 2017-2018 con số này là 29.558. Nếu...