Giáo viên chủ nhiệm – linh hồn của đổi mới sáng tạo
Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm đã và đang đóng vai trò không nhỏ trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng như dạy và học đổi mới sáng tạo. Khi giáo dục càng đổi mới thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng cần được sáng tạo, linh hoạt hơn để thích nghi.
ảnh minh họa
Theo cô giáo Nguyễn Hoài Trang (Trường THPT Chuyên Hạ Long – Quảng Ninh): Học sinh THPT luôn hiếu động, nhạy bén trước cái lạ, cái mới… Thế nhưng, không ít giáo viên chủ nhiệm vẫn còn thụ động, chạy theo đuôi các vụ việc. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc quá trình nhiều ở sự nhắc nhở, chỉ bảo của lãnh đạo nhà trường.
Không ít giáo viên chủ nhiệm còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện sự chủ động của mình trong công việc. Như vậy lãnh đạo nhà trường không thể làm thay phần việc của giáo viên và cũng không phải lúc nào cũng nắm bắt kịp thời tình hình cụ thể của từng lớp, từng đối tượng học sinh. Nếu giáo viên không sát sao với từng học sinh trong lớp sẽ dẫn đến tồn tại, khuyết điểm phổ biến là không kịp thời ngăn chặn các biểu hiện xấu của học sinh khi vụ việc còn đang tiềm ẩn.
Một thực trạng khác là cách thức xử lý học sinh vi phạm của một số giáo viên chủ nhiệm đôi khi khá ngẫu hứng, sử dụng phương pháp sư phạm, giáo dục chưa phù hợp và thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến dễ vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân phẩm học sinh, gây khó chịu đối với cha mẹ học sinh. Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của một số giáo viên còn đơn điệu mang nặng tính áp lực, răn đe buộc học sinh vâng lời tức thì mà không làm cho học sinh nhận thức đúng vấn đề…
Video đang HOT
Đổi mới để thích nghi
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên phải từng bước nâng cao năng lực làm chủ nhiệm. Mặt khác cần nhiều tấm gương sáng hơn nữa trong công tác chủ nhiệm để có sự lan tỏa mạnh mẽ đến với những giáo viên còn ít kinh nghiệm, giáo viên trẻ…
Kinh nghiệm đổi mới trong công tác giáo viên chủ nhiệm đã được cô giáo Hoài Trang : Giáo viên phải lập kế hoach, chỉ rõ chương trình công tác chủ nhiệm toàn năm. Sau đó báo cáo kế hoạch với lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác chủ nhiệm lớp; trao đổi với ban đại diện cha mẹ học sinh và thảo luận kế hoạch đề ra với chính tập thể lớp mình chủ nhiệm.
Mặt khác, cần có sự phối kết hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như Đoàn thanh niên nhà trường, giáo viên bộ môn… Để biết được sự đổi mới, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm hiệu quả tới đâu cần có sự đánh giá hoạt động đã thực hiện sau mỗi tháng và cuối kỳ, rút kinh nghiệm để bổ sung cho sáng kiến. Báo cáo công tác chủ nhiệm cuối tháng và cuối kỳ…
Theo cô Trang, với những đổi mới sáng tạo trong công tác chủ nhiệm mà học sinh đã giữ gìn ý thức nền nếp tốt. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy của nhà trường. Học sinh cũng học tập chăm chỉ, sáng tạo và hiệu quả cao hơn. Biết giúp đỡ nhau trong học tập.
Ngoài ra học sinh còn năng động tham gia các hoạt động của nhà trường, từng học sinh có khả năng nói trước đám đông, tập huấn để từng em có khả năng tổ chức sự kiện. Học sinh được tạo khả năng hoạt động trong nhóm nhỏ, nhóm lớn. Biết xây dựng kế hoạch công việc trước khi thực hiện công việc được giao.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe, và thường xuyên tìm hiểu tâm lý học sinh qua mỗi năm học, khóa học khác nhau. Không áp dụng máy móc 1 phương pháp hay cách thức quản lý. Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện sự nhiệt tình, ân cần, khoa học và đặc biệt là sự công bằng giữa các học sinh. Thường xuyên tìm tòi những cách làm tốt, đổi mới hình thức sinh hoạt, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh…
Để đổi mới, sáng tạo thành công công tác giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi các hoạt động liên quan tới quản lý học sinh đều cần tới sự vào cuộc và phối hợp tích cực giữa nhà trường, đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học sinh theo tuần
Xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý cụ thể theo tuần, tháng của năm học là yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - tại lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý trong trường THPT của tỉnh vừa diễn ra.
ảnh minh họa
Kéo dài từ ngày 17-31/3/2018, lớp tập huấn có 163 học viên, gồm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, cán bộ công tác y tế trường học.
Tại đây, học viên được cùng các chuyên gia , trao đổi về kỹ năng tổ chức quá trình tư vấn; thực hành các kỹ năng tư vấn tâm lý; tư vấn về tình bạn, tình yêu và quan hệ xã hội; tư vấn các vấn đề liên quan đến phương pháp tự học; tư vấn một số vấn đề về hành vi và sức khỏe tinh thần ở học sinh; tư vấn các vấn đề về trí tuệ cảm xúc.
Phát biểu khai mạc lớp tư vấn, Phó Giám đốc Sở Nguyễn Thị Thu Huyền yêu cầu các đơn vị tiếp tục kiện toàn hoặc thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh, gồm đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm; cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm phải là người có kinh nghiệm, trách nhiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý.
Nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý cụ thể theo tuần, tháng của năm học, Phó Giám đốc Sở đồng thời yêu cầu đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.
Lớp tập huấn công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông của Sở GD&ĐT Phú Thọ
Bà Lê Thị Tuyết Trinh - Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng và Pháp chế (Sở GD&ĐT Phú Thọ) - cho biết: "Sở GD&ĐT Phú Thọ xác định, để công tác tư vấn cho học sinh có chất lượng, hiệu quả thì yếu tố đội ngũ làm công tác tư vấn là then chốt. Vì vậy hàng năm Sở đều tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ này".
Theo Giaoducthoidai.vn
Nan giải tình trạng học sinh bỏ học sau Tết Hàng năm, sau thời gian nghỉ Tết tình trạng học sinh (HS) không đến lớp hay bỏ học lại tăng cao, nhất là những địa phương biên giới. Dù ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai nhiều biện pháp nhưng rất khó khắc phục triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các em cùng gia đình rời bỏ địa phương...