Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức dạy học phù hợp
Sau khi được bồi dưỡng bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt, đội ngũ GV cốt cán xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sẵn sàng chia sẻ cùng đồng nghiệp để thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018.
Để thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đội ngũ GV cốt cán có vai trò quan trọng
Cùng đồng nghiệp bồi dưỡng tại chỗ
Cô giáo Phạm Thị Minh Chanh (SN 1975) – GV Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ là một trong số GV cốt cán của quận Kiến An, TP Hải Phòng được Bộ GD&ĐT bồi dưỡng về chương trình GDPT 2018.
Đến nay, cô Chanh đã được học 5 Mô đun của Chương trình mới do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cô Chanh là thành viên tích cực được ghi nhận. Sau mỗi đợt tập huấn, cô thường chủ động ứng dụng những điểm mới của chương trình vào bài dạy và chia sẻ cùng đồng nghiệp. Cô Chanh cũng là một trong 5 thành viên trong Hội đồng thẩm định sách giáo dục địa phương của Hải Phòng.
Cô Chanh chia sẻ: “Chương trình GDPT 2018 rất hữu ích. Khi đi học, chúng tôi tiếp cận được cái hay của chương trình, các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Nội dung chương trình phong phú, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thực hiện chương trình mới, bản thân GV thấy rất nhẹ nhàng khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Thầy cô không bị áp lực mà chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, hình thức dạy học phù hợp với năng lực của học sinh”.
Thực hiện chương trình mới bản thân GV thấy rất nhẹ nhàng khi truyền thụ kiến thức cho học sinh
Cô Chanh có 16 năm công tác trong ngành Giáo dục, trong đó 11 năm công tác tại Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ. Quá trình công tác cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, là GV giỏi các cấp và là nhân tố tích cực trong đổi mới giáo dục. Bản thân cô luôn tìm tòi, ứng dụng những phương pháp, kỹ thuật mới trong bài dạy khiến cho mỗi giờ lên lớp với cô Chanh học sinh đều vui vẻ, hào hứng học tập.
Cô Chanh chia sẻ, đội ngũ GV của Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ rất chắc về chuyên môn, nên khi được tập huấn đại trà về chương trình mới cùng sự hỗ trợ hướng dẫn của GV cốt cán thì đội ngũ GV nhà trường thực hiện rất tốt.
Quá trình tập huấn đại trà, cô Chanh tham gia việc nhận xét, chấm bài của GV khi học về chương trình qua hệ thống tài khoản của GV trên mạng.
Cô Chanh cho rằng, hoạt động trải nghiệm trong Chương trình mới rất hữu ích. Bản thân cô cũng như nhiều GV khác thường xuyên lồng ghép các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán, Tiếng Việt cho học sinh. Chính vì thế, với niềm tin về một chương trình mới ưu việt, cô Chanh bày tỏ niềm tin, hoạt động trải nghiệm sẽ mang lại những điều bổ ích, kiến thức thực tế lý thú cho HS.
Bà Hoàng Thị Hương- Phó Phòng GD&ĐT quận Kiến An chia sẻ, đội ngũ giáo viên cốt cán mà quận lựa chọn để đề xuất lên Sở khi thực hiện chương trình mới đều là những thầy cô có chuyên môn vững vàng, có khả năng truyền đạt tập huấn cho GV đại trà. Bản thân các thầy cô khi được tập huấn về Chương trình GDPT 2018 đều rất tích cực trong việc giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp trong trường và các trường trong quận để phát triển năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Video đang HOT
Tình yêu học trò là động lực đổi mới
Cô Vũ Thị Minh Sợi (SN 1986)- GV Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là một trong số GV cốt cán của huyện tham gia bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018. Vốn là GV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề, cô Sợi luôn có những bài giảng hay, ứng dụng điểm mới để cùng đồng nghiệp truyền thụ kiến thức tốt nhất tới học sinh của mình.
Cô Vũ Thị Minh Sợi trong giờ dạy
Cô Sợi cho biết: “Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của ngành đã được ngành Giáo dục huyện Vân Đồn, cũng như nhà trường quan tâm và hết sức tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn tìm hiểu về chương trình. Là GV cốt cán phụ trách môn Toán của huyện, tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm để hướng dẫn đồng nghiệp tìm hiểu về Chương trình GDPT mới… giúp các thầy cô giáo trong huyện hoàn thành các Module trên hệ thống taphuan.csdl.edu.vn
Song song với đó, phòng Giáo dục huyện Vân Đồn đã tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng dạy học nhằm dạy học phát triển năng lực cho GV trong toàn huyện.
Khi tiếp cận với Chương trình GDPT mới bản thân cô Sợi dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu về phương pháp giảng dạy, các kĩ thuật dạy học tích cực trong mỗi bài học, nội dung bài học.
“Thích ứng với nhiều điểm mới, nổi bật của Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi người GV phải trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học. Từ đó, hỗ trợ, lan tỏa cái hay, ưu điểm của chương trình cho đồng nghiệp”, cô Sợi chia sẻ.
Vừa thực hiện công việc chuyên môn, vừa dành thời gian nghiên cứu, học tập trực tuyến, tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn hỗ trợ đồng nghiệp học tập các Module trên hệ thống khiến cô giáo trẻ khá vất vả. Nhưng tình yêu với học trò là động lực giúp cô Sợi thêm quyết tâm.
Mô hình bồi dưỡng giáo viên mới: Không thể thiếu vai trò giáo viên cốt cán
Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa/internet
Mô hình 5- 3 -7 trong bồi dưỡng giáo viên
Mô hình bồi dưỡng giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông Bộ GD&ĐT đang triển khai có nhiều điểm mới. Theo đó, bồi dưỡng,thường xuyên, liên tục, tại chỗ; kết hợp trực tiếp - trực tuyến với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt; biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng có hỗ trợ - xây dựng cộng đồng học tập tại nhà trường phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên gồm có 9 mô đun, trong đó có 2 mô đun bắt buộc và giáo viên được lựa chọn 3 trong số 4 mô đun (tổng cộng là 5 mô đun). Ngoài ra, giáo viên có thể tham khảo tài liệu học tập của 3 mô đun còn lại.
TS Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), cho biết: Một mô đun được thiết kế với khối lượng kiến thức cho thời gian học tập là 5- 3 -7.
Trong đó, 5 ngày học tập trực tuyến. 3 ngày học trực tiếp - hỗ trợ trực tiếp, giải đáp thắc mắc, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn trực tiếp tại trường/cụm trường. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, có thể tổ chức bồi dưỡng trực tiếp do giảng viên sư phạm giảng dạy và giáo viên cốt cán là trợ giảng hỗ trợ; 7 ngày tiếp tục tự học, hoàn thành các bài kiểm tra, bài tập cuối khóa, bài khảo sát) ...
Trên thực tế, do học tập trực tuyến và giáo viên vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ ở trường nên thời gian học tập cho mỗi mô đun khoảng từ 20 đến 40 ngày.
TS Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP.
Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực nghề nghiệp
Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhấn mạnh điều này, TS Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng, đội ngũ giáo viên cốt cán được xem như là cánh tay nối dài giữa trường đại học sư phạm, giảng viên sư phạm với trường phổ thông và các giáo viên phổ thông.
Theo đó, sau khi được bồi dưỡng vừa trực tuyến, vừa trực tiếp bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt, các thầy cô cốt cán sẽ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp với sự hỗ trợ, góp ý của giảng viên sư phạm chủ chốt về chuyên môn.
Đồng thời, triển khai kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp, như: Tổ chức tự bồi dưỡng cho giáo viên hoàn thành các mô đun theo kế hoạch năm trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS); hỗ trợ giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông truy cập vào tài khoản học tập trên Hệ thống LMS.
Giáo viên cốt cán cũng có nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự học trên hệ thống LMS.
Cụ thể, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc trực tuyến trên LMS để giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành khối lượng học tập qua mạng và hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm qua mạng;
Hỗ trợ giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông làm bài tập thực hành mô đun bồi dưỡng, tải kết quả trên hệ thống LMS;
Chấm/đánh giá các bài tập hoàn thành mô đun, đôn đốc trả lời khảo sát về mô đun bồi dưỡng và khảo sát về chương trình bồi dưỡng;
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng trực tiếp, trao đổi kế hoạch bài dạy, dự giờ, thảo luận chuyên đề, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục năm cho các đồng nghiệp...
"Những hỗ trợ này là thường xuyên, liên tục ngay cả khi đồng nghiệp hoàn thành các mô đun bồi dưỡng hoặc chưa được học tập trên hệ thống LMS; từ đó xây dựng và phát triển cộng đồng học tập theo môn học và trong chính trường của mình" - TS Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ.
Ảnh minh họa
"Điểm tựa" của giáo viên cốt cán
Theo TS Nguyễn Thị Kim Dung, Ban Quản lý Chương trình ETEP là đơn vị điều phối các trường đại học sư phạm/Học viện Quản lý giáo dục tham gia ETEP đồng hành cùng đội ngũ cốt cán trong hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành các mô đun bồi dưỡng phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều hình thức và các kênh khác nhau.
Có thể kể đến việc phối hợp với các trường sư phạm được giao nhiệm vụ biên soạn các mô đun bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, bám sát những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cốt cán có đủ năng lực về chuyên môn và phương pháp hỗ trợ; nhiệt huyết và sẵn sàng nhận nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng;
Lựa chọn, phân công các giảng viên sư phạm chủ chốt hỗ trợ đội ngũ cốt cán trong bồi dưỡng đại trà.
Ban Quản lý Chương trình ETEP cũng tham gia xây dựng và trình ban hành các văn bản chỉ đạo từ cấp Bộ, đến cấp Sở, trường đại học sư phạm/Học viện Quản lý giáo dục để đôn đốc đội ngũ đại trà hoàn thành các mô đun bồi dưỡng. Tham gia hoàn thiện hệ thống LMS để đội ngũ cốt cán thuận lợi, dễ dàng tương tác với đồng nghiệp và sự hỗ trợ của các nhà cung ứng LMS đến từng đơn vị cơ sở.
"Tóm lại, theo mô hình bồi dưỡng mới, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS), với sự hỗ trợ của giáo viên phổ thông cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt.
Điều này sẽ giúp cho giáo viên được tiếp cận với nguồn tài liệu gốc, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng các cộng đồng học tập tại nhà trường" - TS Nguyễn Thị Kim Dung cho hay.
Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên; trong đó quy định rõ về những tiêu chuẩn và tiêu chí của giáo viên cốt cán. Cụ thể, đối tượng cốt cán là các thầy cô đã đạt được chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt; có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, chia sẻ hướng dẫn đồng nghiệp; có tinh thần, thái độ sẵn sàng tham gia phát triển tài liệu cũng như sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp...
Bồi dưỡng giáo viên Thái Bình chuẩn bị triển khai chương trình mới Các thầy cô giáo tỉnh Thái Bình vừa tham gia bồi dưỡng trực tuyến 2 mô đun về "Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018" và "Sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh" theo mô hình bồi dưỡng mới do Bộ GD&ĐT triển khai. Đây là hoạt động thuộc Chương trình Phát triển các trường sư phạm...