Giáo viên cấp 1 sẽ không được chỉ định lớp trưởng
Từ ngày 20.10 tới đây, giáo viên cấp 1 sẽ không còn được chỉ định vị trí lớp trưởng trong lớp học.
Lớp trưởng lớp học ở cấp tiểu học sẽ do học sinh trong lớp bầu chọn. Ảnh minh hoạ: Bích Hà
Theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4.9.2020, ban hành Điều lệ trường tiểu học sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20.10.2020.
Tại Khoản 2 Điều 16 của Thông tư này nêu rõ, lớp học có lớp trưởng và các lớp phó. Học sinh trong lớp được chia thành các tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp, trong tổ bầu chọn và luân phiên trong năm học.
Hình thức tổ chức lớp học được thực hiện linh hoạt phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.
Hoạt động của lớp học đảm bảo tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm, lớp với sự hỗ trợ của giáo viên.
Như vậy, giáo viên sẽ không còn được chỉ định vị trí lớp trưởng trong lớp học luân phiên trong năm học như trước đây.
Video đang HOT
Nhân văn trong "chọn lọc" học trò dự khai giảng
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nơi sẽ "chọn" học sinh tham dự lễ khai giảng năm học 2020-2021. Nhiều đứa trẻ sẽ không được dự lễ khai giảng.
Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi, lễ khai giảng sẽ được tổ chức với 100% học sinh đầu cấp tham dự, riêng các khối lớp còn lại cử đại diện (lớp phó, lớp trưởng) dự lễ.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng đang đề xuất phương án khai giảng tương tự như trên. Học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, 6 và 10) tham gia đủ và các khối lớp khác chỉ tập trung đại diện (10 - 20 em) dự lễ.
Cô trò Trường tiểu học Đông Hòa B, Bình Dương trong lễ khai giảng năm học 2019-2020
Đây là phương án nhằm thực hiện giãn cách trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhưng cũng phải nói, tại TPHCM, không chờ đến dịch bệnh, trước đây có những trường chỉ một số đại diện học sinh được dự lễ khai giảng. Có nhiều lý do như sân trường chật, không đủ chỗ để tập trung học sinh hay cũng có thể lãnh đạo nhà trường chọn cho "đẹp đội hình".
"Chọn lọc" học sinh khai giảng như thế nào? Như lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM lo ngại, việc không được dự khai giảng, có thể ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh. Điều này chỉ xảy ra do cách ứng xử của người lớn, chứ chưa hẳn do các em không dự lễ khai giảng.
Mỗi trường có thể có một tiêu chí riêng nhưng trong môi trường giáo dục, mọi ứng xử, quyết định nhỏ nhất cũng cần hướng đến sự nhân văn.
Mọi hoạt động ở trường học thường có xu hướng "tập trung" cho học sinh nổi bật, tiêu biểu, xuất sắc, có chức vụ. Rất nhiều học trò "đặc biệt" có thể về hoàn cảnh, về khả năng học tập, về tính cách... vốn đã rất khó khăn ở trường học, lại ít có cơ hội thể hiện.
Tự hỏi, ngoài học sinh tiêu biểu, xuất sắc, liệu có trường nào "bẻ lái" hướng đến chọn những học trò "đặc biệt" dự lễ khai giảng? Đây là những em cần nhận được nhiều khích lệ, động viên nhất ở trường học.
Điều này, cũng giúp giảm áp lực, tạo thế cân bằng cho những học trò
tiêu biểu, nổi bật là... luôn phải gánh vác nhiều trách nhiệm, thành tích từ người lớn.
Ở tuổi học trò, đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh so bì với nhau từng li từng tí. Đơn giản việc "mình được cô chọn dự khai giảng, bạn đâu có được" đã có thể tạo nên khoảng cách và khủng hoảng tâm lý ở các em.
Ngoài việc chọn thế nào, người lớn cũng cần ứng xử giúp học sinh hiểu vấn đề theo hướng nhìn sự việc theo tích cực, tốt đẹp.
Nhà trường cần giúp các em hiểu vì tình hình dịch bệnh, vì điều kiện, giúp học sinh không "lên mặt" với bạn khi được dự lễ, còn học sinh không dự lễ cũng không tủi thân, so bì.
Giáo viên cần tránh làm tổn thương học trò, phụ huynh bằng những nhận định có khi chỉ là nói theo thói quen "Bạn nào giỏi, ngoan mới được dự lễ khai giảng".
Sau lễ, ngày nhập học ở lớp, giáo viên có thể có nhiều cách gửi đến các em những niềm vui, phấn khởi đầu năm học cho tất cả các em.
Một hiệu trưởng của ngôi trường không đủ điều kiện cho tất học sinh dự khai giảng chia sẻ, đầu năm bà luôn nhắc các tổ chuyên môn: Tuyệt đối không được ra đề văn tả cảnh khai giảng trường em.
TPHCM đề xuất phương án, trừ các lớp đầu cấp, các khối còn lại sẽ chọn học sinh đại diện dự lễ khai giảng
Trong giáo dục, nhân văn đến từ những cách hành xử hướng đến học trò và thiếu nhân văn cũng đến từ những điều rất nhỏ. Người làm giáo dục ngoài cái tài, cái tâm, còn cần sự nhạy cảm, tế nhị.
Phía phụ huynh, con dự lễ khai giảng hay không, xin đừng nói những điều tiêu cực lên con trẻ bằng cái nhìn của người lớn. Nào là do con giỏi hơn, con xuất sắc hơn mới được dự lễ; hay trở thái độ khai giảng có gì hay ho, không dự ở nhà càng khỏe.
Thầy cô, bố mẹ hoàn toàn có thể động viên các em dự lễ theo cách chỉ vì điều kiện nên con thay mặt các bạn dự lễ. Các bạn ở nhà, không dự lễ khai giảng lúc này là một việc cao cả, các em đang góp sức cùng nhà trường, cùng đất nước giãn cách để phòng chống dịch bệnh.
Trong trường học, trong giáo dục, không học trò nào phải "đứng bên ngoài" trong mọi hoạt động giáo dục chứ không chỉ là lễ khai giảng.
Chỉ học sinh đầu cấp, lớp trưởng, lớp phó dự lễ khai giảng năm học mới Sở GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các trường tổ chức cho học sinh tựu trường và tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2020-2021. Theo đó, tất cả các trường học tổ chức lễ khai giảng vào buổi sáng ngày 5.9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Tổ chức lễ khai giảng với các nghi thức đón học sinh...