Giáo viên cần quan tâm đánh giá thường xuyên học sinh khi dạy học trực tuyến
Việc đánh giá học sinh là sự kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh.
Trong đó, giáo viên cần quan tâm việc đánh giá thường xuyên, vì sự tiến bộ và giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực của mình. Cả người dạy, người học và phụ huynh không nên quá áp lực về kết quả bài thi kiểm tra, đánh giá định kỳ của học sinh.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo trực tuyến “Thách thức và cơ hội của việc dạy học, đánh giá trên môi trường internet”, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, Công viên phần mềm Quang Trung phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 2/10.
Học sinh trong giờ học trực tuyến môn Tiếng Việt tại TP Hồ Chí Minh.
Theo quy định, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến được thực hiện kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được giáo viên thực hiện trong quá trình dạy học trực tuyến; kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục, trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục vì lý do bất khả kháng, việc kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Nhiều phụ huynh băn khoăn việc đảm bảo công bằng trong tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến. Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng cho rằng, đánh giá học sinh hiện nay được thực hiện kết hợp bằng cả hình thức đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Trong đó, giáo viên cần quan tâm đánh giá thường xuyên, vì sự tiến bộ và giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực của mình.
Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên thông qua quan sát học sinh, vấn đáp, đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập của học sinh, tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau… Việc đánh giá thường xuyên là trọng tâm để đánh giá sự tiến bộ của học sinh chứ không phải dựa vào điểm của một, hai bài thi đánh giá định kỳ. Vì thế, cả người dạy, người học và phụ huynh không nên quá áp lực về kết quả kiểm tra định kỳ.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, việc tổ chức dạy và học trên internet tại các trường học trong thời gian đầu năm học gặp không ít khó khăn về môi trường dạy học, chất lượng đường truyền, thiết bị và kỹ thuật dạy học của giáo viên.
Cụ thể, môi trường dạy học bị ảnh hưởng khi học sinh không có không gian học tập phù hợp tại nhà; kỹ thuật dạy học và năng lực sử dụng công nghệ trong dạy học của giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn chậm ứng dụng công nghệ trong tổ chức dạy học.
Video đang HOT
Trong khi đó, còn có học sinh chưa chuẩn bị tâm lý tốt cho việc học, có phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên để đồng hành với con trong việc học. Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh của giáo viên cũng gặp khó khăn, khó đánh giá chính xác tuyệt đối, bao quát toàn diện quá trình học tập, phẩm chất, năng lực học sinh.
Dù có những hạn chế nhất định, nhưng xác định việc dạy và học trên internet là giải pháp tình thế phù hợp trong tình hình hiện nay, cả nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh phải từng bước khắc phục khó khăn, thích ứng với hình thức học tập này. Để giáo viên có đủ kỹ năng dạy học trực tuyến, Tiến sĩ Lê Chi Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cho rằng, các cơ sở giáo dục cần xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ lưỡng và tập huấn đầy đủ cho giáo viên. Cùng với đó, xây dựng đội ngũ chuyên trách hỗ trợ kịp thời việc dạy học, đánh giá online cho giáo viên; có chính sách học tập phù hợp cho các đối tượng học sinh.
Bên cạnh sự chủ động của cơ sở giáo dục, về mặt tổng thể cần có kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp dài hạn như xây dựng hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu dạy và học trực tuyến; cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho cả giáo viên, học sinh; trang bị kiến thức, kỹ năng, công cụ cho đội ngũ quản lý, giáo viên để không bị lung túng khi triển khai hình thức dạy học trực tuyến. Đặc biệt, sự đồng thuận, tương tác, kết nối chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh là rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh.
Từ thực tế, theo các chuyên gia khi dạy học trực tuyến, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn tới tâm lý học sinh, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để nắm bắt hỗ trợ học sinh kịp thời. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sử dụng internet khi học sinh tham gia học trực tuyến cũng cần được quan tâm. Đây là trách nhiệm chung của cả gia đình và nhà trường chứ không phải của riêng của học sinh và giáo viên. Ngoài việc sử dụng công cụ để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet của học sinh, phụ huynh cần định hướng các em sử dụng internet một cách phù hợp cho việc học.
Cách đơn giản để học trực tuyến thú vị như học trực tiếp
Để buổi học trực tuyến có thể diễn ra một cách thú vị, nhiều tương tác, đảm bảo các học sinh đều nhận được các kiến thức cần thiết... là nỗi lo lắng của nhiều giáo viên.
Gợi ý cách giúp học sinh tập trung trên lớp học trực tuyến
"Không quản lý được", "chưa quen", "không thể nhận biết thái độ của học sinh", "không làm buổi học sinh động", "độc thoại buồn ngủ"... hàng loạt các vấn đề khó khăn trong dạy học trực tuyến đã được các giáo viên nêu ra trong phần đào tạo "Phương pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả".
Đây là buổi đầu thuộc chuỗi hội thảo "Bí quyết nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến thời 4.0" do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức nhằm đồng hành cùng với chương trình "Sóng & Máy Tính" do Bộ TT-TT & Bộ GD-ĐT phát động, có 185 giáo viên học trực tuyến trên Zoom và hơn 1200 giáo viên theo dõi phát trực tiếp cho thấy vấn đề tổ chức lớp học trên môi trường internet sao cho hiệu quả đang là điều khiến nhiều giáo viên quan tâm.
Gợi ý phương pháp giúp học sinh chủ động trong học tập
Điểm danh, chuyện nhỏ mà lớn
Một trong những nỗi lo của giáo viên khi dạy trực tuyến, nhất là ở các bậc học lớn như PTTH, đó là tình trạng "điểm danh ảo". Các học sinh có thể điểm danh giùm cho nhau, hoặc chỉ có mặt vào lúc điểm danh, sau đó không học. Cô Dương Thu Hà, Trường THPT Xuân Phương, Hà Nội, giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI, trong phần thuyết trình ở hội thảo đã đưa ra nhiều "phương sách", đảm bảo các học sinh phải luôn hiện diện trong lớp học trực tuyến từ đầu đến cuối giờ học.
Theo cô Hà, việc điểm danh có thể bắt đầu bằng cách theo số lượng quy ước, tùy vào danh sách lớp để mỗi học sinh là một số, trả lời nhanh trên phần mềm rằng mình có mặt. Thế nhưng cách thức này vẫn có thể bị nhờ điểm danh giúp, "đỡ cho bạn".
Cô Hà cho biết thêm có thể thay đổi thời gian điểm danh từng ngày, có thể đầu giờ học giữa giờ học, thậm chí cuối giờ, để các "thần trốn" không biết đích xác thời gian điểm danh lúc nào nên phải có mặt liên tục trong lớp học chứ không phải để máy đó đi làm việc khác.
Một cách khác để điểm danh chính xác hơn là sử dụng Google Form, lập bảng và chuyển link để các em điểm danh vào đúng một phút, cách làm này giúp các học sinh không đủ thời gian để gửi link cho bạn vào điểm danh dù không có mặt trong giờ học.
"Cách điểm danh này cho thấy theo từng giây, rất nhanh, không ai có khoảng thời gian đủ lớn chuyển link đi đâu cả", cô Hà cười nói. Giáo viên cũng phải có danh sách lớp, bất ngờ gọi tên một vài em xem có "đang ngủ" không, đảm bảo các học sinh vẫn đang ngồi trước màn hình lớp học.
Nhưng điểm quan trọng hơn để giữ học sinh có mặt trên lớp đầy đủ và hào hứng, theo cô Hà, là theo dõi sự tích cực của các học sinh, có sự khen thưởng với các học sinh tích cực và các học sinh cố gắng thay đổi. Việc điểm danh theo hướng tích cực ấy sẽ tạo động lực cho các em theo dõi đầy đủ tiết học và không chỉ có mặt cho đủ giờ.
Tạo cơ hội cho những học sinh ít kỹ năng tự học
"Với hình thức học trực tuyến, các học sinh có năng lực tự học thường sẽ có kết quả cao đến rất cao, thậm chí còn hơn ở hình thức học trực tiếp. Nhưng các học sinh như vậy khá ít, trong khi đó, nhóm chiếm số đông là nhóm ít có khả năng tự học, kết quả sẽ thấp hơn hình thức học trực tiếp, tương tác trực tiếp với thầy cô nhiều", Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - thầy giáo tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ trong hội thảo.
Vì thế, theo thầy, việc quan trọng nhất của giáo viên khi dạy trực tuyến là tạo hệ thống bài giảng phong phú và đảm bảo được mục tiêu các em giỏi sẽ có phần học gợi mở để có kết quả cao hơn và tập trung cho các học sinh trung bình và yếu, ít năng lực tự học có thể tiếp thu đủ nền tảng cần thiết, theo yêu cầu giáo dục. Để làm được điều này, thầy Nam gợi ý các giáo viên nên có một hệ thống học liệu riêng mình.
Ngoài những giờ giảng trực tiếp bằng livestream, các giáo viên có thể làm sẵn nhiều phần video có thể xem lại, để ngoài giờ học chính thức, các học sinh nâng cao và cả học sinh chưa nắm vững bài có thể vào để xem lại nhiều lần bổ sung các kiến thức còn thiếu, nếu chưa rõ có thể hỏi trực tiếp thầy cô qua các kênh giao bài trực tuyến. Nhờ thế thầy cô có thể nắm được khả năng của các em học sinh trong lớp.
"Học trực tuyến rất khác với trực tiếp, vì tính chất cách học, giáo viên phải nới lỏng nội dung, tiến trình và cả thời gian so với học trực tiếp", vì thế để có một buổi giảng tốt, cần có các bài giảng đáp ứng được tính chất của cách học. Với việc dạy trực tuyến, những hình thức trình bày bài học với học sinh khác hẳn với việc viết trên bảng, để học sinh xem từng bước và ghi chép.
Viết bằng phấn bảng như dạy trên lớp, có thể cần nhiều hơn các thiết bị, máy quay, ánh sáng để đảm bảo học sinh quan sát được, thêm vào đó, viết trên bảng có thể quá chậm so với phương thức học, sau đó lại phải xóa đi, mất thời gian. Thầy Nam đề nghị các giáo viên có thể tận dụng các phương tiện mình có như một chiếc điện thoại quay trực tiếp vào trang giấy, thầy cô có thể vẽ sơ đồ, trình bày ngay trên tờ giấy ấy.
Việc cần thiết là các thầy cô nên có phần slide giảng riêng của mình, những slide có thể được vẽ trên giấy, chụp ảnh và cân chỉnh cho đủ sáng, trong trường hợp gấp. Các trình chiếu khác đòi hỏi phải có đầu tư về đa phương tiện, các video, hình ảnh và mô phỏng sẽ thu hút học sinh và giúp các em hình dung trực quan hơn.
Các slide cần tuân thủ việc đừng có quá nhiều chữ, sẽ khiến học sinh ỷ lại, không chú ý lời giảng vì nghĩ thầy cô sẽ gởi cho mình các bảng trình chiếu ấy là được, cũng không nên quá nghèo nàn, thiếu tính đa phương tiện, bố cục không hợp lý... Các trình chiếu này sẽ mất nhiều công để làm nhưng sẽ sử dụng được rất lâu dài, chỉ cần cập nhật thường xuyên.
Một điều quan trọng nữa mà cả thầy Nam và cô Hà đều nhấn mạnh là việc chia nhóm trong các hoạt động và tổ chức các trò chơi học tập, để học sinh có thể dễ tiếp thu hơn. "Chia nhóm thì chúng ta có thể sử dụng các tính năng ngay trên phần mềm hoặc các phần mềm thứ 3, rất nhanh, việc chia nhóm ngẫu nhiên cũng có cái hay là để các em làm quen với các hoạt động với nhiều phong cách khác nhau. Nếu chia nhóm thủ công trên môi trường trực tuyến sẽ mất rất nhiều thời gian, không đủ trong tiết học", cô Hà nói.
Việc tùy chọn nhóm trưởng có thể tạo động lực cho nhiều học sinh, thầy cô có thể vào từng nhóm chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ thảo luận. Với các trò chơi, các chuyên gia cho rằng, không nên tổ chức quá 2 trò chơi trong tiết học, vì có thể làm "cháy giáo án", các trò chơi học tập đã được thiết kế sẵn trên các ứng dụng với nhiều cách thức và hình ảnh thú vị, giúp các em tương tác tốt hơn trong buổi học của mình.
"Cuối cùng, điều tôi nghĩ tốt nhất cho một buổi học trực tuyến thành công là các thầy cô nên dùng ngôn ngữ, ánh mắt hài hước và thân thiện. Chúng ta cũng phải kiềm chế sự nóng giận vốn có thể xảy ra trên môi trường này, tránh những điều đáng tiếc. Sự khen ngợi và khích lệ rất cần thiết trong các buổi học trên môi trường này", cô Hà chia sẻ.
Gia Lai tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh từ ngày 2/2 Để đảm bảo kiến thức cho các em học sinh trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức dạy học trực tuyến từ ngày 2/2. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn thể học sinh tỉnh Gia Lai dừng đến trường. Chiều 1/2, ông Nguyễn Văn Long - Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh...