Giáo viên cắm bản – những chuyện chưa kể

Theo dõi VGT trên

Trên những đỉnh núi cao, nơi bản làng quanh năm mây phủ, có những thầy cô giáo đang bền bỉ bám bản, bám trường, gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Để mang tri thức đến với học trò, nhiều thầy cô đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn vì học trò thân yêu.

Giáo viên cắm bản - những chuyện chưa kể - Hình 1

Điểm trường Đán Mẩy

Trắng đêm đốt lửa sưởi ấm

Khi những cành đào bắt đầu chớm nụ, chúng tôi trở về Ba Bể, Bắc Kạn. Hành trình lên điểm trường Đán Mẩy (Trường PTCS Nam Mẫu, Ba Bể) thật gian nan. Mất 1 giờ đồng hồ ngồi trên thuyền ngược theo dòng hồ Ba Bể đến chân thác Đầu Đẳng, sau đó đi bộ theo đường rừng lên tận ngọn núi cao nhất. Đoạn đường rừng lúc thì đá ghềnh lởm chởm, đoạn thì đất đỏ trơn trượt. Hai tiếng đồng hồ “đánh vật” cùng con đường trên chiếc xe máy, cuối cùng thôn Đán Mẩy cũng hiện ra trước mắt với những nếp nhà lợp fibro xi-măng nằm chênh vênh trên đỉnh núi, sát bên những ruộng lúa bậc thang đã được bà con thu hoạch.

Đán Mẩy là thôn đặc biệt khó khăn của xã Nam Mẫu. Thôn có 67 hộ với hơn 400 nhân khẩu là 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống từ nhiều năm nay. Mặc dù các hộ đã về đây định canh, định cư những năm 90 của thế kỷ trước, song cuộc sống của bà con vẫn còn không ít khó khăn. Cách đây nửa năm, nơi đây vẫn “ba chưa”: Đường bê tông, nước sạch, điện lưới quốc gia.

Điểm trường Đán Mẩy cũng không khấm khá, giàu có hơn thôn nghèo Đán Mẩy. Chiếc trống là đồ chơi duy nhất trong trường. Những đứa trẻ cũng chẳng tha thiết mấy với việc học. Hàng tháng, các cô giáo của trường vẫn phải thường xuyên đến từng nhà vận động các em đi học.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Bắc Kạn, cô giáo Ban Thị Hòa về nhận công tác ở điểm trường Nà Bản, Trường Tiểu học Nam Mẫu. Nhiều năm dạy học ở các điểm trường, đây là năm thứ 3 cô gắn bó ở điểm trường Đán Mẩy.

Giáo viên cắm bản - những chuyện chưa kể - Hình 2

Các cô giáo ở điểm trường Đán Mẩy trong bộ áo dài được tặng

Điểm trường Đán Mẩy có 158 em đang học bậc tiểu họcmầm non (84 học sinh mầm non) thuộc hai thôn Nà Phại và Đán Mẩy với 11 giáo viên đứng lớp. Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, các lớp chủ yếu được xây dựng bằng cột gỗ bưng ván, lợp fibro xi-măng. Nhà ở của 11 thầy cô giáo là căn phòng chung cũng được làm bằng gỗ, bưng ván… mùa hè con đỡ, mùa đông mưa phùn, gió rét thổi vào rất lạnh. Đêm chả ai ngủ được phải dậy đốt lửa sưởi qua đêm…

Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều chung 1 cái khổ là xa gia đình, xa con cái, đường sá đi lại vất vả, khó khăn. Nhiều cô giáo lập gia đình rồi lên đây dạy học, mấy khi được hưởng những giây phút ấm áp bên chồng con. Cô Hòa cho biết: Có khi thời tiết mưa phùn cả tháng, đường đất trơn trượt, các cô phải ở lại trường không về thăm nhà được. Có người chồng hiểu chia sẻ khó khăn, có người chồng dọa bỏ đi lấy vợ khác. Nhưng biết sao được khi mình đã đi theo nghề này…

Video đang HOT

Đời sống đồng bào chủ yếu dựa vào nương ngô, rẫy sắn nên còn thiếu thốn. Học sinh đến trường mong manh trong những tấm áo lấm lem. Có em đến trường còn mùi hôi bởi không bao giờ biết tắm rửa – Cô Hòa tâm sự. Công việc đầu tiên của các cô giáo là tắm rửa, chải đầu, vệ sinh và dạy cho lũ trẻ bỏ thói quen dùng tay quệt mũi. Vừa dạy học cho các em, vừa giúp các em vệ sinh, hướng dẫn các em từng li từng tí. Nhưng cũng chỉ vài hôm, đám học trò đôi khi vì đường xa, không đến lớp, cô giáo lại lặn lội đến từng nhà vận động phụ huynh cho con đến lớp thường xuyên.

Khổ vì tục bắt vợ

Cô Hòa cho biết: So với đời sống đồng bào ở đây, nỗi vất vả của chúng em cũng chưa thấm gì. Đã theo nghề dạy học thì cần nhất là giữ chân học sinh. Nếu giáo viên không cắm bản thì các em sẽ bỏ học hết. Chúng em không ngại khó, chỉ mong sao nhận được thêm nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các nhà hảo tâm thì cuộc sống của các em học sinh sẽ đỡ khó khăn đi rất nhiều.

Giáo viên cắm bản - những chuyện chưa kể - Hình 3

Cô và trò Trường PTCS Nam Mẫu

Cùng đi trong chuyến hành trình về điểm trường Đán Mẩy, cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng Trường PTCS Nam Mẫu cho biết: Trường PTCS Nam Mẫu có 4 điểm trường gồm Đán Mẩy, Nà Nghè, Khau Qua, Bản Cám. Cứ đến dịp cuối năm, công việc của thầy cô giáo ở Nam Mẫu lại bận rộn hơn. Ngoài dạy học, thầy cô kiêm thêm việc đi vận động học sinh đến trường vì cứ đến cuối năm, người Mông bước vào mùa bắt vợ. Tục tảo hôn đến giờ vẫn chưa xóa bỏ được hoàn toàn trong các bản người Mông, nên học sinh THCS bán trú cuối tuần về nhà, thứ Hai không quay lại lớp là chuyện thường thấy. Thầy cô giáo đến tận nhà mới biết bố mẹ bắt ở nhà lấy vợ, lấy chồng.

“Phải tìm mọi cách vận động để học sinh quay lại lớp, nhất là đối với học sinh nữ. Vì học sinh nam có khi còn theo học tiếp được, chứ học sinh nữ mà bị ép lấy chồng thì cơ hội học hành coi như chấm hết, phải ở nhà thực hiện nghĩa vụ với gia đình chồng”, cô Chuyên kể. Đến nhà vận động cũng phải tìm đủ cách để chở được học sinh đến trường luôn, chứ nếu nghe lời phụ huynh bảo “vài ngày nữa cho con xuống trường”, thế nào cũng mất hút, thầy cô lại phải lặn lội đến nhà lần nữa.

Giáo viên cắm bản - những chuyện chưa kể - Hình 4

Học sinh Trường Mầm non Nam Mẫu

Trải nghiệm cuộc sống của đồng bào vùng cao, đến thăm những bản làng người dân tộc thiểu số mới thấu hiểu sự thiếu thốn, nỗi khổ sở của họ. Và càng khâm phục hơn những giáo viên tại các điểm trường miền núi đã đối mặt với khó khăn, vất vả vì sự nghiệp cao cả “cõng chữ” lên non cao. Không thể đếm được những bước chân băng rừng vượt núi của họ, những hi sinh to lớn khi chọn những nơi điểm trường xa xôi để cống hiến. Tất cả họ đều vì khát vọng mang ánh sáng tri thức đến những bản làng vùng cao.

Để con chữ nảy mầm

Chia tay Đán Mẩy, chúng tôi về điểm trường Nà Nghè. Dân cư thôn Nà Nghè chủ yếu là dân tộc Dao và Mông, trong đó dân tộc Mông chiếm tỉ lệ lớn.

Bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nên đời sống gặp nhiều khó khăn, 100% là hộ nghèo; Trình độ dân trí thấp và không đồng đều, nhận thức còn hạn chế. Các thôn bản cách xa nhau, cư dân thưa thớt sống chủ yếu tại ven sườn đồi. Từ trung tâm thị trấn huyện đến điểm trường khoảng trên 55km với đường gồ ghề, ven núi đồi và vực sâu, trong đó khoảng 6km chỉ đi bộ theo đường lối mòn. Ngày nắng còn đỡ, ngày mưa thì trơn trượt.

Tiếp chúng tôi, thầy giáo Triệu Đình Hiếu, người gắn bó với điểm trường Nà Nghè 4 năm cho biết: Điểm trường Nà Nghè có 4 thầy cô tiểu học và 1 giáo viên mầm non. Đây là điểm trường kết hợp giáo dục mẫu giáo và tiểu học. Đóng trên địa bàn điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, những lớp học nơi này vươn mình trong gió thổi lồng lộng từ núi xuyên qua các tấm ván thưng tạm. Đứng trong lớp học, tiếng đánh vần của học sinh lớp bên này thỉnh thoảng lại bị chen ngang bởi tiếng giảng bài của lớp bên kia bởi hai lớp học chỉ ngăn cách nhau bằng hai ba tấm ván mỏng.

Giáo viên cắm bản - những chuyện chưa kể - Hình 5

Học sinh Trường PTCS Nam Mẫu

Theo thầy Hiếu, nếu như ở thành phố, các em 4 – 5 tuổi là đã có thể học nhận biết mặt chữ, các con số thì ở đây việc quan trọng nhất đối với cô giáo là làm cho các em yêu thích lớp học, đồng thời dạy các em nói, nghe và hiểu được tiếng phổ thông.

“Để các em thường xuyên đến lớp học như ngày hôm nay, tôi chỉ có một phần công sức nhỏ thôi, đó là công sức của nhiều lớp thầy cô giáo đi trước đã bám trường, bám bản vận động người dân cho con em đi học. Các thầy cô giờ “hạnh phúc” rồi, vì trong bản đã có phong trào học, cha mẹ và các em học sinh đều có nguyện vọng cho con đến lớp. Sự hồn nhiên và đầy nhiệt huyết theo đuổi cái chữ của các em là động lực giúp các thầy cô thêm nghị lực, tình yêu để truyền dạy kiến thức cho những đứa trẻ vùng cao”, thầy Hiếu tâm sự.

“Mình ngày xưa đi học cũng giống các em. Thôi thì khó thật, nhưng cố gieo mầm chữ ở đây, mai mốt nó sẽ chồi lên thành lá, các em sẽ có người được đi dạy học như mình.”

Thầy giáo Triệu Đình Hiếu

Ở nơi này, chuyện các em bỏ học là điều bình thường, đặc biệt khi vào vụ măng hay mùa rẫy. Các em phải theo bố mẹ đi làm rẫy, hay lên rừng hái măng để phụ giúp gia đình. Trước đây, ngoài chuyên môn giảng dạy, các thầy cô còn phải phân công nhau ngoài giờ lên lớp để đi đến từng hộ gia đình vận động các em học sinh đi học lại. Có những gia đình ở xa bên kia núi, thầy cô phải lội bộ cả ngày đường để đi tìm học sinh.

Thế nhưng, khó khăn lớn nhất mà các giáo viên đang công tác tại đây gặp phải là những lúc trời ở đây đổ mưa, sương mù dày đặc, khiến phòng học không có điện, tối om. Những lớp học cũ kỹ, không cửa chắn, không còn đủ sức để che chở cho các cháu. Chưa kể, trình độ học sinh ở đây không có sự đồng đều, để học sinh tiến bộ, các thầy cô còn tự nguyện dạy kèm để các em tiến bộ.

Những năm gần đây, chuyện dạy và học đỡ vất vả hơn. Tháng 1/2018, bản Nà Nghè có điện lưới, tỷ lệ học sinh ra lớp chuyên cần hơn. Thầy, cô giáo lên đây lâu năm phần nào hiểu được ngôn ngữ của đồng bào nên học sinh đỡ bỡ ngỡ, nhận thức tốt hơn và chất lượng từng bước được nâng lên.

Thật khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của những thầy cô giáo vùng cao, vượt lên gian khó, họ vẫn đang từng ngày cần mẫn ở những bản làng vùng cao để gieo mầm cho những ước mơ. Bằng sự tận tâm, tận lực của mình, họ đã và đang làm cho con chữ dần nảy mầm trong đá.

Lê Đăng

Theo giaoducthoidai

Thông tin mới về tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Ngày 30.1, Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2019 - 2020.

Thông tin mới về tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM - Hình 1

Học sinh lớp 9 tham gia tiết học STEM - KHOA PHẠM

Theo đó, đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS, Sở phân cấp việc phân tuyến học sinh vào từng trường thuộc trách nhiệm của các quận, huyện. UBND 24 quận huyện thành lập ban tuyển sinh để căn cứ và điều kiện cư trú của từng học sinh công bố kế hoạch tuyển sinh với quy định phân tuyến theo hộ khẩu hoặc trường tiểu học đã học...


Đối với lớp 6, Sở quy định, tất cả học sinh đã hoàn thành bậc tiểu học được vào học lớp 6 ở các loại hình trên địa bàn quận, huyện nơi mình cư trú. Duy nhất Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển học sinh lớp 6 bằng bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh vào tháng 6.

Cũng trong tháng 6, Sở sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thí sinh tham dự 3 môn thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ nếu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường hoặc thi thêm môn chuyên nếu đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết điểm mới của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay là thí sinh có thêm lựa chọn đăng ký bài thi ngoại ngữ. Cụ thể, những năm trước, với môn ngoại ngữ, thí sinh có 3 lựa chọn là bài thi tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật thì năm nay thí sinh có thêm lựa chọn nữa là tiếng Đức.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở cũng lưu ý, theo quy chế của Bộ, kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm nay sẽ không áp dụng chế độ cộng điểm với chứng chỉ nghề phổ thông. Như vậy điểm xét tuyển bao gồm điểm bài thi môn toán, ngữ văn (cùng hệ số 2) với điểm bài thi môn ngoại ngữ và điểm ưu tiên con thương binh, liệt sĩ (nếu có giấy chứng nhận theo quy định)

Dự kiến, khoảng đầu tháng 2, UBND TP.HCM thông qua kế hoạch nói trên và sau đó theo quy trình Sở sẽ lần lượt công bố chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường THPT, thời gian đăng ký nộp hồ dự tuyển, lịch thi, thời gian công bố kết quả, điểm chuẩn...

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"
17:06:21 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình DươngXác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
17:10:22 22/02/2025
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế nàyChưa bao giờ Trường Giang lại như thế này
17:29:57 22/02/2025
Chấn động Weibo: Lộc Hàm - Quan Hiểu Đồng chia tay sau 7 năm yêu, nhà gái đã thông báo với bạn bè?Chấn động Weibo: Lộc Hàm - Quan Hiểu Đồng chia tay sau 7 năm yêu, nhà gái đã thông báo với bạn bè?
15:51:24 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?

"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?

Netizen

21:01:39 22/02/2025
Thần đồng luôn được tung hô, ca ngợi như những ngôi sao sáng, trở thành niềm tự hào của gia đình và xã hội. Những câu chuyện về những đứa trẻ sở hữu trí tuệ phi thường, vượt cấp thần tốc, đạt thành tích xuất sắc khi còn rất nhỏ
Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga - Mỹ

Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga - Mỹ

Thế giới

20:55:45 22/02/2025
Nhà phân tích Ivan Efanov tại công ty Tsifra Broker, lưu ý rằng tính từ ngày 12/2, thời điểm diễn ra cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga, thì đồng ruble đã tăng giá 8,4% so với USD, 7,1% so với đồng euro và 6,81% so với đ...
Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!

Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!

Sao việt

20:36:02 22/02/2025
Áp lực từ dư luận là một thực tế mà nhiều đứa trẻ sinh ra trong gia đình nổi tiếng phải đối diện. Danh tiếng có thể là bệ phóng nhưng cũng có thể là cái bẫy kéo theo rất nhiều hệ luỵ.
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Sức khỏe

20:06:11 22/02/2025
Qua xác minh bước đầu, con chó trên đã cắn hai người phường Phú Tài, một người ở xã Hàm Mỹ. Sau khi trình báo những người này đã được cơ quan y tế tiêm huyết thanh kháng dại.
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi

Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi

Sao châu á

19:58:35 22/02/2025
Nam diễn viên Quách Phẩm Siêu gây xôn xao khi đăng bài thông báo chia tay, hủy bỏ hôn sự với bạn gái kém 19 tuổi là nữ diễn viên Mã Trạch Hàm.
Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp

Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp

Sao thể thao

19:57:20 22/02/2025
Chỉ trong vòng 1 tuần, ngôi sao Erling Haaland sắm liên tiếp 2 chiếc siêu xe để bổ sung vào bộ sưu tập khủng của mình.
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Hậu trường phim

19:49:08 22/02/2025
Bộ phim Tẩy Trắng do Triệu Kim Mạch, Vương Thiên Nguyên và Quách Kính Phi đóng chính đang rất hot nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trắc nghiệm

17:53:37 22/02/2025
Cuối tuần luôn là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn biết cách tận dụng cơ hội, nó có thể trở thành thời điểm bùng nổ tài lộc và thành công trong công việc.