Giáo viên “cắm bản“: Đêm mơ con khóc, ngày trông em cho học sinh

Theo dõi VGT trên

GD&TĐ – Những ngày này, phố phường rực rỡ cờ hoa tri ân thầy cô giáo, vậy mà nơi non xa, nhiều thầy cô giáo cắm bản vẫn lên lớp dạy như bao ngày bình thường khác. Cảm phục sao những thầy giáo sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân để tận tâm tận lực, xúc động sao bao cô giáo vì trắc ẩn trước những hoàn cảnh khó khăn của học sinh mà hết lòng cống hiến…

Gặp gỡ và trò chuyện với cô giáo trẻ nhất – Phùng Thị Huyền, và thầy giáo nhiều t.uổi nhất – Lò Văn Xuân – trong đợt tuyên dương giáo viên cắm bản, mới thấy thấm thía sự yêu nghề, yêu trò, sự hi sinh và nghị lực phi thường mà các thầy cô đã vượt qua trong hành trình gắn bó với nghề giáo.

Cô giáo 9X và những đêm mơ con khóc gọi mẹ

Giáo viên cắm bản: Đêm mơ con khóc, ngày trông em cho học sinh - Hình 1

Cô Phùng Thị Huyền (sinh năm 1990)

“Mẹ ơi, con thích ở với bố mẹ cơ”. Đó là câu nói của con gái mà mỗi lần nhớ con, cô Phùng Thị Huyền – Giáo viên Trường Mầm non Huổi Lếch (Mường Nhé, Điện Biên), như xát muối vào tim.

Học Đại học Hùng Vương, cô Huyền là người con Phú Thọ, sau khi tốt nghiệp, cô tình nguyện lên Điện Biên để thỏa ước mơ làm cô giáo dạy trẻ vùng cao. Chính từ những suy nghĩ khi còn đi học: “T.rẻ e.m vùng cao thiệt thòi đủ đường”, nên cô giáo trẻ này háo hức “ngược núi”, chọn con đường khác với bạn bè của mình để mang con chữ “cắm bản”.

Video đang HOT

Tháng 5/2011, cầm tờ quyết định phân công công tác tại trường mầm non thuộc huyện Mường Nhé, cô Huyền tràn ngập những cung bậc cảm xúc, vừa vui mừng, hân hoan, vừa thoáng gợn lo lắng bởi ngôi trường mà cô sẽ làm việc cách xa quê hàng trăm cây số.

Hành trang để cô lên công tác ở vùng cao chỉ là các kiến thức tích lũy trong những năm tháng còn là sinh viên và nhiệt huyết của t.uổi trẻ. Ngoài ra, cuộc sống ở vùng núi như thế nào chỉ có trong tưởng tượng.

Lần đầu đứng trước ngôi trường mình sẽ giảng dạy, cô không khỏi bỡ ngỡ và thoáng… thất vọng. Hàng trăm khó khăn cứ hiển hiện trước mắt. Học sinh đều là con em dân tộc Mông, họ đều nói tiếng dân tộc mà nửa chữ cô cũng không hiểu. Lên dạy trẻ mà chính mình phải học từ các em.

Không chỉ có vậy, những con đường dài hơn bởi những bước chân đi bộ mỗi sáng, con đường ấy là đường mòn, đi nhiều mà thành đường, trời mưa phùn gió bấc khiến cô và đồng nghiệp vô cùng vất vả. Thức ăn hàng ngày thường là thức ăn khô như cá mắm, tép khô, lạc rang,.. bởi muốn có thức ăn phải chờ cuối tuần, các cô thay phiên nhau đi chợ mấy chục cây số ra thị trấn để mua thức ăn tích trữ…

4 năm t.uổi trẻ gắn bó với Mường Nhé là 4 năm cô và các đồng nghiệp trải qua cuộc sống không có điện, những cái lạnh đến thấu xương của khí hậu Tây Bắc. Những em nhỏ run rẩy, không giầy, không tất và cả những giờ trong lớp học tạm bợ xiêu vẹo, thiếu thốn.

Nhưng cái khổ nhất của cô giáo trẻ có lẽ là sự xa con. Khi điều kiện khí hậu trên miền núi quá khắc nghiệt, con thường xuyên ốm đau, công việc ở trường cũng nhiều nên không có nhiều thời gian dành cho con. Khi con gái tròn 2 t.uổi, hai vợ chồng đành gửi con về nhà cho ông bà nội cách hàng trăm cây số.

Thế là giờ mỗi năm, hai vợ chồng chỉ được gặp con một lần vào dịp Tết. Thương con nhưng không còn cách nào khác, người mẹ trẻ nén lại những giọt nước mắt, nén những đêm nhớ con da diết phải lấy từng chiếc áo của con ra hít hà hơi ấm tưởng tượng như con đang ngủ cùng mẹ. Có những đêm choàng tỉnh dậy vì mơ thấy con đang khóc, cô chỉ muốn vứt bỏ tất cả để chạy về xuôi với con.

Nhưng ánh mắt trong veo của các em học sinh, những khuôn mặt còn lấm lem bụi đất vẫn rạng rỡ nụ cười hồn nhiên mong được đến trường đã khiến cho tình yêu nghề, yêu học trò trong cô trỗi dậy. Đó cũng là phút giây cô nhận ra chắc chắn mình sẽ gắn bó với con người nơi đây…

Thầy giáo kiêm “trông trẻ”

Giáo viên cắm bản: Đêm mơ con khóc, ngày trông em cho học sinh - Hình 2

Thầy Lò Văn Xuân (sinh năm 1957)

Trong số những thầy cô cắm bản được tuyên dương, bên bao mái đầu xanh t.uổi trẻ là người thầy tóc đã điểm bạc, sự điềm đạm và cảm xúc mỗi khi nhắc đến tên từng học trò khiến đôi mắt lại đỏ hoe. Đó là thầy Lò Văn Xuân – Giáo viên Trường Tiểu học Mường Lèo (Sốp Cộp, Sơn La).

Con đường gập ghềnh với những con dốc dựng đứng qua lời kể của thầy Xuân trở lên “đẹp” hơn bởi trên 30 năm công tác tại trường, thầy đều vượt qua hết.

Trường nằm ở xã xa nhất của huyện Sốp Cộp (cách 56 km), xã có đường biên giới với nước bạn Lào, có 3 dân tộc anh em sinh sống là Thái, Khơ mú, Mông; trường Tiểu học Mường Lèo có 9 điểm trường, trong đó có 6 điểm trường giáp với đường vành đai biên giới, điểm trường xa nhất cách trung tâm 27 km… với địa bàn rừng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống bà con và công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn…

Kể lại quãng thời gian gắn bó với nghề, thầy Xuân chia sẻ: Tôi có biết bao vui buồn, bao kỉ niệm gắn liền với bụi phấn trắng, bảng đen và những lớp học dựng tạm chỉ có mái che, bốn bên gió lùa. Cái lạnh như “ác” hơn khi học sinh không có lấy một chiếc áo bông ấm. Ngày mới vào nhận công tác, đã chứng kiến không ít những giáo viên từ bỏ nghề vì đồng lương ít mà lại phải đi công tác rất vất vả (đi bộ qua đường rừng, đường suối, khe nước).

Thậm chí, giáo viên đến với các điểm trường còn phải mang bên mình khẩu s.úng, viên đạn để phòng thân, phòng thú dữ tấn công. Những đêm soạn giáo án bằng nến hay đèn hoa kỳ, một tay che gió thổi tắt đèn, một tay cầm bút viết. Những buổi sáng dậy sớm đi lấy nước cách 3, 4 km để sinh hoạt,…là những kỉ niệm mà trong suốt cuộc đời tôi không thể quên.

Nhưng có một kỉ niệm mà thầy giáo cao niên nhớ mãi, đó là lần đi vận động học sinh đi học. Đó là em V.V.D, bố em bị ốm đau thường xuyên, mẹ đẻ đông con nên D không được đi học vì phải ở nhà trông em. Thấy thương học trò mỗi lần đi qua lớp, nhìn các bạn hồi lâu mới về khiến thầy Xuân nhiều đêm trăn trở.

Cuối cùng, thầy quyết định đến nhà để vận động phụ huynh. Đến lần 1 không được, lần 2 cũng không xong. Không quản ngại đường xá đi lại khó khăn. Thầy Xuân đến lần thứ 5, mẹ D mới bày tỏ: Nhà không có t.iền, mà anh lớn đi học thì ai ở nhà trông các em. Bây giờ phải có người trông em thì mới cho đi học.

Không còn cách nào khác, thầy Xuân đành để D đưa các em đến lớp, thầy cho các em chơi rồi lại quay vào dạy học. Thế là, người thầy giáo ấy vừa là giáo viên tiểu học, vừa nhận nhiệm vụ”trông trẻ”. Cứ như vậy, suốt mấy năm liền, thầy Xuân cứ phải trông em cho học sinh của mình được ngồi trong lớp học cùng bạn…

Khó khăn thì nói mãi không hết, nhưng đến ngày hôm nay thầy Xuân tự hào vì mình đã cùng ăn, ở, sống cùng từng lớp học sinh, cùng những người dân bản, nghèo vật chất nhưng tình cảm chan chứa. Đó cũng là động lực để thầy Xuân vượt qua trong suốt hơn 30 năm gắn bó với nghề.

Theo GD&TĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như
13:33:02 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?
14:03:59 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ
12:19:58 07/07/2024
Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
10 bộ trang phục mùa hè trẻ trung, sành điệu nhất của Selena Gomez
12:42:03 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

Thế giới

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới

Sao việt

17:51:07 07/07/2024
Hậu đám cưới hào môn, Midu và thiếu gia Minh Đạt cùng nhau đi du lịch ở một resort sang chảnh tại Ninh Thuận. Cặp đôi dính như sam, luôn nắm c.hặt t.ay, trao nhau ánh mắt tình tứ khiến netizen rần rần thả tim .

Lisa khoe clip nhảy cực bốc nhưng có 1 điểm khiến dân tình chú ý hơn cả!

Nhạc quốc tế

17:40:21 07/07/2024
Ngày 28/6 vừa qua, Lisa chính thức tung ra MV comeback mang tên Rockstar - sản phẩm âm nhạc đầu tiên mà cô thực hiện kể từ khi thành lập công ty riêng.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 74 quốc gia, nam chính diễn đỉnh đến mức 40 năm chưa từng thất bại

Phim âu mỹ

17:29:36 07/07/2024
Mảng hài tiếp tục là yếu tố giúp tác phẩm chinh phục khán giả. Đặc biệt, nét diễn duyên dáng của Eddie Murphy trong phim được khen hết lời.

Esports World Cup 2024: Vượt qua Team Liquid, T1 tiến vào chung kết

Mọt game

17:18:49 07/07/2024
Dù chỉ gặp đại diện LCS là Team Liquid tại bán kết Esports World Cup 2024, T1 gặp rất nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-1. Theo đó, nhà đương kim vô địch thế giới tiến vào chung kết giải đấu và có cơ hội cạnh tranh g.iải t.hưởng 400.0...

Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua

Góc tâm tình

17:17:06 07/07/2024
Có bác nào từ đầu mùa bóng đến giờ chỉ muốn bỏ chồng như tôi không ạ? Tôi ám ảnh đến mức đi làm mà cứ nghe thấy ai nhắc đến chuyện bóng bánh là tôi lại muốn nổi khùng vô cớ.

Kết quả bình chọn cho BB Trần gây tranh cãi kịch liệt

Tv show

17:13:33 07/07/2024
Nhiều khán giả xem tại nhà cho rằng những phần trình diễn của S.T Sơn Thạch, Thanh Duy hay (S)TRONG Trọng Hiếu có điểm nhấn và lấn lướt so với BB Trần

Xôn xao thông tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng 'cạch mặt' sau sự cố nhạy cảm: Thực hư ra sao?

Netizen

16:56:21 07/07/2024
Điều đáng chú ý hơn, chuyện này lại xuất phát từ chính Hằng Du Mục nói đùa một cách không nghiêm túc, khiến cư dân mạng cảm thấy hoang mang.

Những thực phẩm giúp chị em thải độc buồng trứng, phòng bệnh phụ khoa

Kiến thức giới tính

16:44:41 07/07/2024
Việc chăm sóc các cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chị em hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.

Thực đơn bữa cơm mùa hè với 2 món nhanh gọn mà vẫn đủ chất, người vụng về mấy cũng nấu được

Ẩm thực

16:28:59 07/07/2024
Chỉ với thịt bò xào hành tây đậm đà và rau cải chíp xào giòn ngon, bạn không chỉ có một bữa cơm tối thơm lừng, hấp dẫn mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Mỹ nhân "lão hóa ngược" sau hơn 20 năm, nhan sắc ăn đứt đàn em kém 14 t.uổi

Phim châu á

16:21:43 07/07/2024
Sao nữ này gây chú ý với nhan sắc trẻ trung trong phim mới, được nhận xét gần như không thay đổi so với thời mới vào nghề.