Giáo viên bị áp lực khi cho điểm, nhận xét hàng trăm học sinh
Các giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng, đánh giá học sinh bằng điểm số khiến học sinh chịu sức ép, chạy theo thành tích. Tuy nhiên, mỗi giáo viên cùng lúc đánh giá hàng trăm học sinh sẽ chịu áp lực quá lớn.
Giáo viên THCS – THPT cùng lúc viết nhận xét hàng trăm học sinh là thách thức lớn
Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, các trường đang áp dụng đánh giá nhiều môn học bằng cách kiểm tra, cho điểm đã bộc lộ hạn chế, chưa đánh giá được phẩm chất, năng lực học sinh.
Do đó, Bộ GD&ĐT cho rằng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Thông tư về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS – THPT. Theo đó, điểm mới lớn nhất là học sinh thay vì được đánh giá bằng điểm số sẽ được nhận xét bằng lời.
Bà Đỗ Thị Việt Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) ủng hộ phương án đánh giá kết hợp điểm số và nhận xét của giáo viên. Tuy nhiên, để làm được điều này, Bộ cần có hướng dẫn cụ thể. Bà Hiền phân tích, ở bậc THCS, 1 giáo viên dạy Hóa học, Sinh học và Kỹ thuật nông nghiệp có khi đứng 9 lớp, tương đương dạy 400 học sinh. “Việc đòi hỏi thầy cô nhận xét cùng lúc hàng trăm học sinh là rất khó thực hiện”, bà Hiền nói.
Cô Phạm Thị Ngọc Huệ, giáo viên dạy Toán, Trường THPT Đông Anh cho biết, với môn Toán, một năm mỗi học sinh phải có 4 đầu điểm thường xuyên, 3 định kỳ, 1 điểm học kỳ, 1 điểm cuối kỳ. Cô giáo này cho rằng, đánh giá bằng điểm số chưa phản ánh hết năng lực, sự tiến bộ, hướng phát triển của học sinh. Do đó, khi kết hợp chấm điểm và nhận xét bằng lời như: “Con đang tiến bộ”; “Con có khả năng về Toán”; “Con tiến bộ nhanh”… sẽ là động lực rất lớn cho học sinh phát triển. “Chưa kể, việc giảm các đầu điểm kiểm tra định kỳ, thường xuyên cũng sẽ giảm áp lực cho học sinh”, cô Huệ nói.
Tuy nhiên, cô cũng cho rằng, khi thực hiện cả đánh giá bằng điểm và nhận xét giáo viên sẽ vất vả, áp lực hơn. Ngoài dạy học, chấm bài kiểm tra, sáng tạo hình thức đánh giá còn phải thật sự theo sát quá trình học của học sinh, khi đó mới có nhận xét, đánh giá chính xác từng em. “Việc này sẽ rất khó khăn cho giáo viên đứng lớp quá đông và dạy cùng lúc nhiều lớp. Hiện nay, có giáo viên dạy 15 lớp sẽ rất khó cho việc nhớ khả năng, sự tiến bộ của từng em”, cô Huệ nói.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lê Qúy Đôn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho rằng, lâu nay việc dạy học tập trung quá nhiều vào chấm điểm nên có xu hướng chạy theo thành tích. Các yếu tố như: Năng lực, tư duy và nhiều kỹ năng khác chưa được đánh giá. Vì thế, ông Bình nhìn nhận, việc kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét sẽ đầy đủ, công bằng, khách quan hơn.
Giảm lượng bài kiểm tra
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), TS Sái Công Hồng cho biết, khi áp dụng cách đánh giá này, giáo viên nhận xét cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của học sinh. Việc kiểm tra bằng điểm số cũng sẽ đổi mới cách ra đề theo hướng học sinh sử dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó. Ngoài ra, khi đánh giá bằng nhận xét, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ một năm của một môn học, nhiều nhất cũng chỉ là 6.
Lý giải về việc thay đổi này, cách đánh giá này, ông Hồng chỉ ra Thông tư 58 đang áp dụng còn nhiều hạn chế. Ví dụ như, nhiều môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm. Số lượng đầu điểm nhiều; việc kiểm tra chưa tiếp cận đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa đánh giá được sự tiến bộ trong quá trình học tập của người học. Quan trọng hơn, cách đánh giá cho điểm số hiện nay chưa tạo động lực để học sinh tiến bộ.
Video đang HOT
Ông Hồng cũng khẳng định, áp dụng đánh giá kết hợp cho điểm và nhận xét là bước đệm, để tiếp cận dần với chương trình giáo dục phổ thông mới, coi học sinh là trung tâm, giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
Dự thảo Thông tư về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS – THPT Bộ GD&ĐT vừa ban hành lấy ý kiến rộng rãi xã hội, trong đó thay đổi lớn nhất là chuyển từ kiểm tra đánh giá các môn còn lại bằng điểm số sang kết hợp cho điểm và nhận xét bằng lời.
Nghỉ học dài ngày, 'lo' đến đâu?
Đến nay đã có hơn 50 tỉnh thành có quyết định cho học sinh nghỉ thêm một tuần. Rất nhiều nhà trường đã tính đến giải pháp tình thế là "học từ xa".
Cô Đặng Thanh Mai - giáo viên môn hóa Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) - livestream giảng bài cho học sinh lớp 12 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tuy nhiên, có làm mới bộc lộ nhiều điều phải căn chỉnh, cả khi đã bước qua "mùa corona".
Dạy online phải có "nói qua, nói lại"
Thầy Trần Văn Huy - giáo viên đồng thời là quản trị CNTT của Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) - kể vợ của thầy cũng là giáo viên nên phải thay phiên nhau người trông con, người trả lời thắc mắc, giải đáp cho học sinh về bài học. Trường THPT Phan Huy Chú triển khai các ứng dụng dạy học và quản lý việc tự học online từ lâu nhưng chưa bao giờ kênh dạy học có tính hỗ trợ này lại trở thành kênh chính thức khi các trường học đang tạm đóng cửa vì dịch.
Tuy nhiên theo thầy Huy, việc học online chỉ thực sự tốt khi có ứng dụng hệ thống tương tác online và kiểm tra, đánh giá online. Điều này có nghĩa không phải "giao việc một chiều", cập nhật bài giảng điện tử một chiều, mà cần tương tác thầy trò. Thay tương tác trực tiếp trên lớp bằng tương tác online. Ở đây học sinh có thể hỏi, thầy giải đáp, thầy kiểm tra mức độ nắm kiến thức bằng phản hồi từ học sinh, thầy nhận xét, sửa bài.
Khá nhiều trường tư thục, trường công lập tự chủ có nền tảng CNTT tốt đã áp dụng hệ thống dạy học online đảm bảo yêu cầu "tương tác" và "đánh giá học sinh". Các hệ thống ứng dụng cũng cho phép lãnh đạo nhà trường kiểm soát công việc của giáo viên quản lý, hướng dẫn, dạy học online cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh kiểm soát được việc học sinh có truy cập nghe giảng bài, sửa bài, làm bài tập, bài kiểm tra hay không.
Tuy nhiên, một số giáo viên ở Hà Nội cho biết trong những ngày nghỉ, họ rất vất vả vì khối lượng công việc dồn dập. Phải dựng video bài giảng, phải đọc thắc mắc của học sinh để giải đáp, chấm bài, sửa bài. "Nhiều học sinh hỏi quá, không chat trả lời được nên phải linh hoạt.
Có những nội dung, tôi bấm điện thoại gọi luôn cho học sinh trả lời, có khi dùng Facetime, hoặc trên ứng dụng tương tác online. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm vẫn phải sử dụng thông tin qua Facebook để dặn dò học sinh, đề nghị phụ huynh phối hợp hỗ trợ" - thầy Huy chia sẻ.
Theo thầy Huy, hệ thống ứng dụng cũng cho phép giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có thống kê tỉ lệ hoàn thành bài tập, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của học sinh. Từ đó nhìn ra những bất cập, những nhóm đối tượng học sinh cần hỗ trợ đặc biệt hơn.
Điều này cho thấy công việc giáo viên nằm ngoài sự "kiểm soát" của hệ thống quản trị nhà trường rất nhiều. Nếu ỷ lại vào "máy móc" để giao việc cho học sinh qua hệ thống online, mặc cho học sinh xoay xở thì hiệu quả sẽ thấp.
"Cho dù có hệ thống dạy học online tốt, trách nhiệm của thầy cô vẫn rất cao. Giáo viên chủ nhiệm phải hỗ trợ giáo viên bộ môn vì họ mới là những người hiểu rõ học sinh nhất, có thể liên hệ, trao đổi với cha mẹ học sinh để phối hợp. Người thầy nếu không thực sự trách nhiệm thì rất có thể rơi vào hình thức và khi chất lượng sụt giảm, họ có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, cho việc nghỉ học dài ngày. Nhưng nếu trách nhiệm thì khối lượng công việc của họ vẫn rất nhiều" - một giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ.
Còn thầy Huy cho rằng giáo viên khi kiểm tra bài học sinh trên kênh online phải tính toán ra đề để có thể kiểm tra được kỹ năng của học sinh trong điều kiện làm bài ở nhà. Và khi chấm bài, phải đánh giá được học sinh nào có suy nghĩ, làm thật, học sinh nào làm bừa để có chấn chỉnh.
"Tôi đã yêu cầu học sinh làm lại bài theo hình thức tự luận, chụp ảnh gửi cho tôi khi học sinh không chịu làm bài trên hệ thống kiểm tra online. Hoặc khi thấy bài làm trên máy của học sinh này thực hiện quá nhanh, tôi đoán học sinh làm bừa, phải nghĩ cách để kiểm tra lại. Vì mục tiêu không phải chỉ là điểm mà là việc rèn kỹ năng, ghi nhớ kiến thức" - thầy Huy cho biết.
Phụ huynh Nguyễn Thị Thu Hồng kèm cho con Nguyễn Lâm Duy (lớp 10A13 Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) làm bài tập tiếng Anh trên phần mềm dạy học của trường - Ảnh: TỰ TRUNG
Thực tế không như mong đợi
"Ngay khi học sinh nghỉ học từ ngày 3-2, tôi và nhiều giáo viên trong trường đã soạn bài và gửi cho group các lớp theo nhiều hình thức khác nhau về đề kiểm tra, bài tập củng cố kiến thức... Tuy nhiên, trong những ngày nghỉ này, không phải tất cả học sinh đều vào group hoặc có thể các em có vào nhưng không chịu làm bài tập thầy giao. Do đó, tôi phải nhắn tin nhờ phụ huynh nhắc nhở các em hoàn thành bài và nộp bài đúng hẹn" - thầy H., giáo viên môn hóa ở Q.1 (TP.HCM), cho biết.
Thầy H. phân tích: "Ở trường tôi, thầy - trò thường xuyên trao đổi bài vở qua mạng mà còn gặp tình trạng như trên. Vậy những trường khó khăn, chưa quen thì sẽ như thế nào? Tôi nghĩ rằng thời điểm này nếu có dạy học từ xa thì chỉ nên củng cố kiến thức cho học sinh chứ không nên dạy bài mới".
Tương tự, thầy H.Q.M. - giáo viên môn văn một trường tư thục ở Q.2 - bày tỏ: "Trường chúng tôi đã lên kế hoạch dạy học từ xa ở tất cả các môn học. Đối với môn văn, chúng tôi giao cho các em viết một bài nghị luận xã hội với những hướng dẫn rất cụ thể giúp học sinh rèn luyện văn phong, cách làm bài văn nghị luận.
Vậy mà đến ngày nộp bài là 6-2 thì đa số các lớp chỉ có 50% học sinh nộp bài, lớp nào khá hơn thì có 2/3 học sinh nộp bài. Giáo viên chúng tôi nhìn nhau: tình hình thế này mà dạy bài mới bằng cách quay phim rồi up trên YouTube thì có được bao nhiêu em xem và tự học. Như vậy, kinh nghiệm rút ra là việc dạy học từ xa chỉ phù hợp với những học sinh học tập chủ động và tự giác mà thôi".
Trong khi đó, thầy giáo Phạm Thư Tùng - giáo viên môn vật lý Trường THPT Ernst Thlmann, Q.1 - cho rằng: "Việc dạy học từ xa không phải cứ giảng bài rồi đưa trên mạng cho tất cả học sinh tự học. Thật ra, mỗi lớp giáo viên phải có cách dạy riêng cho phù hợp với đối tượng học sinh ở lớp đó".
Tại Hà Nội, một số trường cũng triển khai cho giáo viên áp dụng các hình thức "học từ xa". Nhưng do nền tảng CNTT chưa tốt nên đa số giáo viên xây dựng các video bài học hoặc giảng bài và ghi lại bằng điện thoại, cập nhật trên các group của lớp.
Một số trường có bản text bài học và hệ thống bài tập gửi email cho học sinh kèm theo lời nhắc của giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh hoàn thành trong dịp nghỉ tết. Tuy nhiên, đây chỉ là cách dạy học một chiều, khó kiểm soát được mức độ tiếp nhận của học sinh.
Nhiều trường công lập "nói không" với... dạy học từ xa
"Trường tôi cũng xây dựng trang ôn luyện online để giáo viên giao bài tập qua mạng cho học sinh. Nhưng không phải giáo viên nào cũng làm. Số người thực hiện thường xuyên và hướng dẫn học sinh tham gia rất ít. Khi có dịch bệnh, trường tạm nghỉ học, hiệu trưởng yêu cầu tăng cường kênh dạy học này thì mới lộ ra nhiều giáo viên còn quên mật khẩu truy cập vào tài khoản do chưa bao giờ dùng" - một hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội cho biết.
Về điều này, cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa - thừa nhận: "Trường Yên Hòa là trường có chất lượng giáo dục tốt nhưng về ứng dụng CNTT cũng chưa tốt. Điều này là tình trạng chung của nhiều trường công lập. Trong khi để thực hiện dạy học online hiệu quả, ngoài việc xây dựng nền tảng cơ sở vật chất CNTT tốt, thầy và trò cũng phải làm quen, sử dụng như một kênh hỗ trợ dạy học ngay ở điều kiện bình thường. Những việc như thế này phải triển khai được từ trước, chứ ngay bây giờ khi phải nghỉ học vì dịch bệnh mới làm thì khó hiệu quả".
Cần kế hoạch dạy bù chi tiết
Theo các hiệu trưởng, dù triển khai dạy học online có được làm tốt thì cũng khó thay thế dạy học trực tiếp, thay thế vai trò của giáo viên trong tương tác trực tiếp. Cô Cao Tố Nga - hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) - cho rằng: "Tình thế học sinh phải nghỉ học, nhất là các địa phương phải nghỉ học kéo dài thì việc nghiên cứu các hình thức học tập tạm thay thế là cần. Nhưng nếu không có quá trình chuẩn bị, thực hiện sẽ khó có thể làm điều đó trong thời điểm hiện nay".
Còn cô Nguyễn Thị Nhiếp nhận định nếu nghỉ thêm một tuần nữa, các nhà trường thực sự phải tính toán kỹ lưỡng và chi tiết kế hoạch dạy bù, khắc phục tình trạng sụt giảm chất lượng giáo dục. Với các trường đã triển khai việc chủ động xây dựng kế hoạch dạy học (chương trình nhà trường) thì thuận lợi hơn.
"Việc này không đơn giản chỉ yêu cầu học sinh đi học ngày thứ bảy, chủ nhật, học tăng ca. Các tổ bộ môn phải họp để đề xuất lên ban giám hiệu, cùng thiết kế một thời khóa biểu hợp lý với từng môn học, linh hoạt thực hiện các nội dung dạy học có thể tích hợp, dạy theo chủ đề, đa dạng hóa hình thức dạy học thì mới có thể bù đắp được yêu cầu của nội dung chương trình trong điều kiện thời gian eo hẹp" - cô Nhiếp chia sẻ.
Theo tuoitre
Người thầy với phương pháp dạy học phá cách trong Cất cánh - Tháng 11 Chủ đề Cất cánh tháng 11 - "Thầy - trò và cuộc sống 4.0" - là những câu chuyện liên quan đến sự thay đổi hành vi về việc tiếp nhận tri thức, về mối quan hệ thầy trò, về những điều dạy và học diễn ra trong cuộc sống. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam...