Giáo viên Ấn Độ: Tạo sự khác biệt bằng công nghệ
Mới đây, Phó Chủ tịch nước Ấn Độ Venkaiah Naidu đã trao tặng Giải thưởng Giáo viên quốc gia cho các giáo viên trên khắp cả nước, những người đã tạo nên sự khác biệt bằng phương pháp sử dụng công nghệ độc đáo trong lớp học.
Từ khi còn những cơ sở dạy học được mở dưới ánh mặt trời thiêu đốt, ngày nay Ấn Độ đã có các phòng học máy lạnh được trang bị công nghệ mới nhất, việc giảng dạy ở Ấn Độ đã đi một chặng đường dài.
Mặc dù các phương pháp và phương tiện dạy học không thống nhất trên toàn quốc, một số giáo viên Ấn Độ đã rời bỏ những cách dạy học truyền thống để giúp cho học sinh, sinh viên của họ có thể vượt trội hơn trong cuộc sống.
Mewati – một giáo viên từ trường Alwar’s Sanskrit, Mohammad Imran Khan, không chỉ sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội như Internet và YouTube trong lớp học, mà còn tạo ra nhiều ứng dụng cho các tương tác trong lớp học.
“Công nghệ được sử dụng trong các lớp học như một công cụ trợ giúp. Chúng tôi sử dụng công nghệ, nhưng không cho phép công nghệ điều khiển chúng tôi”, Mewati nói.
Ông đã ở New Delhi để nhận được giải thưởng Giáo viên quốc gia từ Phó Chủ tịch nước. Ông là một trong số nhiều giáo viên đang sử dụng Internet trong lớp để làm cho trường học hấp dẫn với thế hệ mới đã rất quen thuộc với công nghệ. Mewati đã thiết kế 80 ứng dụng di động có thể tìm thấy trên kho dữ liệu Google Play và có số lượng người dùng khổng lồ là 15 triệu người.
“Tôi thường đưa các em đến phòng máy tính. Thông qua các ứng dụng này, trẻ em có được sự tự tin và học cách sử dụng công nghệ để làm thỏa mãn chí tò mò về các lĩnh vực như Toán học và Khoa học”, Mewati chia sẻ.
Kênh Youtube của thầy giáo Baldevpari.
Baldevpari – một giáo viên ở Barwala Madhyamik Shala nói: “Tôi bắt đầu sử dụng công nghệ trong lớp học của mình và nhận ra rằng tôi có thể tiếp cận với tất cả trẻ em trong tiểu bang của tôi.
Hôm nay, tôi có 93 khách truy cập trên kênh Youtube cá nhân của tôi nơi tôi xử lý và cung cấp các bài giảng Toán học. Tôi có một phòng thu ở nhà cho việc này”.
Video đang HOT
Baldevpari ghi lại bài giảng của mình và tải chúng lên YouTube. Baldevpari nói: “Nếu theo những bài giảng này, các em sẽ không phải đến trường. Ở Gujarat, học phí vẫn tiếp tục tăng lên và tôi đang cố gắng làm một chút trong việc giảm thiểu các vấn đề cho những gia đình gặp khó khăn”.
Anh nói thêm: “Bản thu âm của tôi trên YouTube giúp nhiều người có thể muốn ôn lại một bài học, đã bỏ lỡ một tiết học hoặc cần một bài giảng lại về chủ đề nào đó. Đôi khi do hạn chế thời gian, giáo viên không thể lặp lại bài giảng của họ, những bài giảng được ghi lại luôn sẵn sàng và sinh viên có thể xem lại bất cứ lúc nào họ muốn”.
Baldevpari dạy lớp 9 và 10, nói rằng học sinh của mình biết cách sử dụng các phần mềm mà nhiều người không biết làm thế nào. “Họ thậm chí đã thực hiện một số dự án thú vị cho hội chợ khoa học bằng cách sử dụng các công nghệ này,” anh nói.
Có 19 giáo viên đã cùng tham gia với Baldevpari trong việc cung cấp các bài học trực tuyến, một lựa chọn có lợi cho sinh viên ở Gujarat.
Câu chuyện tương tự với M Shivakumar, một trợ giảng tại trường Trung học Chính phủ Cheemangala, người cũng được Phó chủ tịch nước Ấn Độ trao tặng giải thưởng cùng với Mewati và Baldevpari. Ông đã lập trình 3 ứng dụng cho sinh viên để khiến việc học dễ dàng hơn.
Còn Shanshank Hazarika, giáo viên khoa học tại trường Trung học Phổ thông Assam, đã mang đến các bài giảng được ghi lại cho học sinh để họ sử dụng trong tương lai.
Mewati cho biết thêm: “Ngày nay, trẻ em có quyền truy cập vào điện thoại thông minh. Vì vậy, nếu có tài liệu có sẵn để chuẩn bị cho kỳ thi, sinh viên sẽ dành thời gian trên điện thoại một cách hợp lý”.
Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ một số giáo viên sử dụng các công cụ công nghệ thông tin góp phần hạn chế tỷ lệ bỏ học, cải thiện cơ sở hạ tầng và làm cho việc học dễ dàng.
Năm nay, Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực nước này đã sửa đổi các hướng dẫn về việc lựa chọn Giáo viên cho Giải thưởng Quốc gia. Ngày nay, tất cả các giáo viên thường xuyên đều hội đủ điều kiện để nộp đơn xin giải thưởng và không đòi hỏi phải có số năm dạy học tối thiểu. Điều này đã giúp các giáo viên trẻ thành đạt tự đề cử, mở đường cho Mewati và những người khác.
Chính phủ Ấn Độ đã nhận được 6.692 ứng dụng từ các giáo viên trên toàn quốc trong khi số lượng các hạng mục giải thưởng đã được hợp lý hóa thành 45. Trong số tất cả các ứng viên cho giải thưởng, mỗi quận chọn ra 3 giáo viên giỏi nhất và chuyển danh sách đến nơi lọc chọn cuối cùng: Ủy ban dưới sự quản lý của Bộ Trưởng Giáo dục Ấn Độ. Tiêu chí là chọn những giáo viên đã thể hiện sự đổi mới trong công việc đồng thời gia tăng giá trị cho nhà trường và học sinh của họ.
Thái Hằng
Theo New18
Thiếu nhi TPHCM: "Giao tiếp" nhiều với công nghệ, lo lắng về điểm số
Lo lắng về điểm số, thời gian sử dụng công nghệ cao, vui chơi, giải trí có tương tác với mọi người ngày càng ít... là những điểm đáng chú ý trong bức tranh về học trò trong độ tuổi thiếu nhi ở TPHCM.
Đó là những vấn đề đáng chú ý từ khảo sát về vai trò của tổ chức Đội đối với hoạt động học tập, giải trí của thiếu nhi TPHCM do Thành đoàn TPHCM chủ trì thực hiện. Khảo sát tiến hành từ tháng 12/2017 đến 4/2018 với 1.000 học sinh từ lớp 4 đến lớp 9.
Giao tiếp với công nghệ nhiều hơn với bố mẹ
Các thiết bị công nghệ chiếm ưu thế trong các hình thức giải trí của trẻ với tỷ lệ nghe nhạc hơn 70%, xem phim hoạt hình 66,8%, chơi game 60,4%, lên mạng gần 53%. Trong đó, các hình thức giải trí vui chơi mang tính tập thể chỉ chiếm 19,7%, chơi thể thao 38,5%. Điều "an ủi" nhất là việc giải trí bằng hình thức đọc sách vẫn chiếm tỷ lệ 42,5%.
Thiết bị công nghệ chiếm ưu thế trong các hình thức giải trí của thiếu nhi TPHCM
Nhin chung, thiêu nhi sư dung thiêt bi thong minh chiêm ty lẹ rât cao (tren 95%). Về thời gian sử dụng thiết bị công nghệ cao hơn thời gian giải trí cùng gia đình, bạn bè và thời gian sử dụng thiết bị công nghệ càng cao hơn vào ngày nghỉ.
Trung bình, thời gian mỗi ngày sử dụng thiết bị công nghệ của học sinh được khảo sát là hơn 75 phút trong ngày thường và ngày nghỉ vọt lên gần 145 phút. Còn thời gian giải trí cùng bạn bè, gia đình cả ngày thường và ngày chỉ ở mức hơn 54 phút.
Thời gian thiếu nhi sử dụng thiết bị công nghệ cao hơn nhiều so với thời gian giải trí cùng gia đình, bạn bè
Các nhà nghiên cứu đánh giá, tương tác thật giữa thiếu nhi với những người xung quanh, kể cả bố mẹ càn trở nên ít dần đi so với vai trò của công nghệ.
Áp lực điểm số, việc học
Kết quả khảo sát chỉ ra lo lắng lớn nhất của thiếu nhi vẫn là áp lực điểm số, kết quả học tập kém chiếm tỷ lệ cao sát 72%, tiếp đến là lo lắng thời gian học quá nhiều 36,4% và không đủ thời gian làm bài là trên 25%. Tiếp đó là lo lắng về ngoại hình, gia đình không hòa thuận, sợ bị người lớn đánh mắng.
Đôi vơi hoc sinh, phân lơn quy thơi gian cac em danh cho viẹc hoc tạp. Ngoai thơi gian hoc ơ truơng, thơi gian hoc them mon Anh van va cac mon chinh trung binh la 51 phut/ngay; trong khi đo, thơi gian hoc them đôi vơi cac mon nang khiêu la 26 phut/ngay. Nhu vạy, thơi gian hoc them Anh van va cac mon chinh chiêm hâu hêt thơi gian cua tre ngay ca ngoai giơ hoc ơ truơng.
Khao sat mong muôn cua tre vê viẹc giai tri có hai xu hướng là muốn được vui chơi cùng gia đình và mong muốn được vui chơi, giải trí nhiều hơn. Co đên 58% tre muôn đi cung gia đinh, 45,9% mong muôn co them thơi gian đê choi, 34,7% mong muôn đuơc dân đi choi va 27,8% muôn đuơc choi them nhiêu trò choi mơi.
Lo lắng lớn nhất của thiếu nhi TPHCM vẫn xoay quanh chuyện học tập và điểm số
Một điều đáng chú ý về phan ưng cua tre khi gạp kho khan, lo lăng, kêt qua cho thây đa phân thiêu nhi tim đên nguơi đê chia se, giup đơ (56%). Nhưng cũng có đến 21.3% chịu đựng một mình hay phản ứng theo bản năng trên 19%.
Hoài Nam
(Ảnh từ báo cáo khảo sát)
Theo Dân trí
Vẽ đường cho con... chạy trong 'thế giới' iPhone, Ipad Việc trẻ em tiếp cận sớm với các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các nội dung giải trí trên TV, trên mạng Internet là điều không thể tránh khỏi. Hãy dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Trong ảnh: Trẻ em Úc ở Sở thú Taronga, Sydney -Ảnh: L.N.M. Thông qua...