Giáo viên âm nhạc tặng 7.500 túi chứa đầy nhạc cụ để học sinh có thể chơi nhạc tại nhà mùa Covid-19
Stephanie Kapsa cùng các giáo viên đã dành cả mùa hè thu thập và chuẩn bị 7.500 túi đựng những nhạc cụ mà các em sẽ sự dụng trong các tiết học nhạc như: trứng lắc, gậy đánh nhịp,…
Kapsa chia sẻ rằng khi bước vào căn phòng tràn ngập túi nhạc cụ, cô cảm giác như mình đang nhìn vào ‘một cây thông Noel khổng lồ’.
Từng chiếc túi nhạc cụ sẽ được phân phát cho các em học sinh của các trường trong khu vực quận Appleton, Winconsin. Khi các em, từ mẫu giáo cho tới học sinh lớp 6, tới trường để lấy sách giáo khoa cho năm học mới, từng em cũng sẽ nhận được một bộ nhạc cụ.
Kapsa, giáo viên dạy nhạc tại trường tiểu học Janet Berry, nói với Insider: ‘Âm nhạc có thể giúp các em cảm thấy tốt hơn, như một liệu pháp trị liệu’.
Túi và xô đựng nhạc cụ. Ảnh: Stephanie Kapsa
Khi các trường học phải đổi sang học trực tuyến, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi phải cố gắng thay đổi bài học và cách dạy để học sinh có thể theo kịp, nhưng không phải em nào cũng có đủ điều kiện học tập tại nhà.
Kapsa chia sẻ rằng mọi thứ thật sự rất khó khăn vào mùa xuân và ‘Chúng tôi không muốn phải cảm thấy như vậy nữa’.
Trong cuộc họp mặt cá giáo viên để đưa ra phương pháp dạy học mới. Một người đã đề xuất ý tưởng cung cấp dụng cụ học tập cho các em và được mọi người hưởng ứng.
Ban đầu, các giáo viên định tự tay làm các nhạc cụ, nhưng kế hoạch này không được thực hiện khi họ nhận ra họ phải làm 7.500 cái.
‘Chúng tôi không ngờ được rằng chúng tôi có nhiều học sinh đến như thế’, Kapsa cười.
Vì vậy, Kapsa và các giáo viên khác đã quyết định đi tới các cửa hàng lân cận, làm việc với các chủ cửa hàng, và kêu gọi các tình nguyện viên để thu thập bộ nhạc cụ. Tổng chi phí lên tới 56.954 đô.
Học sinh từ các lứa tuổi khác nhau sẽ nhận được những bộ dụng cụ khác nhau. Đa số đều có egg shaker, gậy gõ nhịp, cốc, boom whacker. Học sinh lớp 6 sẽ nhận được cô và gậy đánh trống để luyện tập kỹ năng nghe nhịp và đánh trống.
Video đang HOT
Nếu như trường học được mở lại, học sinh cũng sẽ mang bộ nhạc cụ của riêng mình, giáo viên sẽ không cần phải lo về việc khử trùng nhạc cụ sau mỗi tiết học.
Kapsa nói: ‘Mọi công sức bỏ ra đều rất đáng giá, các em học sinh đều rất hào hứng’.
Giáo viên và tình nguyện viên giúp thu thập nhạc cụ. Ảnh: Stephanie Kapsa
Tạo ra sự bình đẳng giữa các em học sinh
Kapsa đã nhạy âm nhạc cho học sinh tiểu học được 18 năm, và cô đã nhìn thấy rất nhiều sự bất bình đẳng giữa các em học sinh trong lớp và cả quận. Việc tặng cho mỗi em học sinh một bộ nhạc cụ sẽ đảm bảo rằng tất cả đều có được điều kiện học tập và trải nghiệm như nhau.
‘Có những em được học những lớp đắt đỏ như violin, piano, và có rất nhiều em khác không có điều kiện tiếp cận những thứ đó’ – Cô chia sẻ.
Kapsa nói rằng bộ nhạc cụ giúp cô cảm thấy tự tin hơn cho năm học mới
‘Chúng tôi đã quen với việc hướng dẫn các em trực tiếp tại lớp, giờ đây mọi thứ sẽ khó khăn hơn khi phải nói chuyện với học sinh qua một màn hình. Nhưng bộ nhạc cụ giúp mọi thứ dễ dàng hơn một chút’.
Bộ nhạc cụ sẽ không chỉ được sử dụng riêng cho môn âm nhạc
Khi các giáo viên thể dục thấy rằng bộ nhạc cụ cũng bao gồm dụng cụ như khăn, họ điều chỉnh các bài học sao cho những nhạc cụ khác cũng có thể được sử dụng.
Hơn nữa, các giáo viên mỹ thuật cũng tham gia vào làm bộ dụng cụ vẽ cho học sinh, như vậy, các em vừa được nhận bộ nhạc cụ, vừa được nhận cả bộ họa cụ.
Học sinh cũng sẽ nhận được bộ họa cụ. Ảnh: Stephanie Kapsa
Không chỉ các giáo viên, mà hơn 50 tình nguyện viên, cùng các nhà thờ trong khu vực đều giúp thu thập, phân phát những bộ nhạc cụ và họa cụ tới các em học sinh.
Kapsa nói rằng cô đã nhận được rất nhiều lời nhận xét tích cực từ gia đình và học sinh.
Cô chia sẻ rằng mình cảm thấy rất vui khi nghĩ tới những bộ dụng cụ đó sẽ đem lại niềm vui cho rất nhiều em học sinh.
Những điều giáo viên không nên nói với học sinh
Giáo viên nên tránh khen ngợi cá nhân xuất sắc trước mặt tập thể vì phần còn lại của lớp có thể cảm thấy bất bình khi không được công nhận.
1. "Tôi không quan tâm các em có thích tôi hay không"
Dạy học không chỉ là hoạt động trao đi kiến thức mà là sự bồi đắp, xây dựng mối quan hệ giữa người với người. Giáo viên không nên phớt lờ thái độ hoặc suy nghĩ của học sinh về mình.
Nếu không yêu quý giáo viên, học sinh sẽ tìm cách chống đối khiến việc dạy học không hiệu quả. Ngược lại, khi thầy cô được yêu quý, việc dạy học sẽ trở nên đơn giản, thú vị và dẫn đến những thành công lớn cho cả thầy và trò.
2. "Em không thể làm việc này"
Thay vì phủ nhận khả năng của học sinh, giáo viên nên khuyến khích và ủng hộ các em trong mọi lĩnh vực. Các nhà giáo dục không phải thầy bói dự đoán tương lai mà là người mở cánh cửa dẫn đến tương lai cho những người trẻ tuổi.
Sự ảnh hưởng của người thầy lên học trò rất lớn. Khi nói học sinh "không thể làm việc này", giáo viên đã đặt ra giới hạn và khiến các em ngừng cố gắng chinh phục ước mơ, khát vọng. Thay vào đó, giáo viên nên chỉ ra con đường rèn luyện để các em chạm đến thành công.
3. "Em thật lười biếng"
Việc liên tục chê bai lười biếng sẽ ăn sâu vào tâm trí học sinh. Chẳng mấy chốc, các em sẽ biến lười biếng thành một phần của mình. Thay vì chỉ trích, giáo viên nên tìm hiểu lý do học sinh không hoàn thành nhiệm vụ đề ra và cùng thảo luận, đưa ra giải pháp khắc phục.
4. "Tại sao em không nghe giảng?"
Giáo viên thường đặt câu hỏi này cho những học sinh lơ mơ, không tập trung vào bài học và thường hỏi trước cả lớp. Buộc trả lời sẽ khiến các em cảm thấy xấu hổ trước mặt thầy cô và bạn bè, nảy sinh cảm giác sợ hãi. Ngoài ra, nó còn làm mất thời gian của lớp vì nhiều học sinh ấp úng, không chịu trả lời câu hỏi. Bầu không khí học tập của cả lớp sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy.
Ảnh: Shutterstock.
5. "Tôi không nghe thấy em nói gì"
Nhiều học sinh tính cách nhút nhát, khi phát biểu nói rất nhỏ khiến giáo viên không thể nghe thấy. Tuy nhiên, lời bình luận như vậy không thể khiến các em tự tin và nói to hơn. Thay vào đó, nó có thể trở thành trò cười trong lớp hoặc khiến học sinh càng trở nên sợ hãi, nhút nhát khi nghĩ đến môn học của bạn.
6. "Đây là một câu hỏi đơn giản"
Giáo viên phải sẵn sàng trả lời câu hỏi của học sinh về bài tập hoặc nội dung bài giảng trên lớp, dù đó là câu hỏi rất đơn giản. Các em luôn được khuyến khích đặt câu hỏi, phát biểu ý kiến cá nhân, nhưng điều này không chỉ đúng với những vấn đề hóc búa. Các câu hỏi trong bài giảng là rất quan trọng, giúp giáo viên đánh giá khả năng nhận thức và trình độ của học sinh.
Khi giáo viên nhận xét câu hỏi đơn giản và từ chối trả lời, nó sẽ đánh vào sự tự tin của học sinh, khiến em này không dám đặt câu hỏi trong những lần tiếp theo. Các em trong lớp vì thế cũng trở nên dè dặt, cân nhắc khi muốn đặt câu hỏi.
7. "Tôi không bao giờ cho điểm 10"
Nhiều giáo viên sử dụng câu nói này để ám chỉ mình đặt kỳ vọng cao, tính cách nghiêm khắc, không chấp nhận sự lười biếng, thụ động. Tuy nhiên, câu nói này có thể phản tác dụng. Học sinh sẽ nản lòng, ngừng cố gắng hết sức có thể vì tin rằng dù các em có nỗ lực, thầy cô cũng không bao giờ cho điểm cao.
Thay vào đó, giáo viên nên liên tục đưa ra nhận xét, phản hồi bài tập, bài kiểm tra của học sinh để thể hiện sự kỳ vọng. Thầy cô không nên đánh giá học sinh chỉ qua điểm số mà việc trao đổi, tương tác cũng rất quan trọng.
8. "Tôi thấy bạn A làm rất tốt"
Giống như việc bố mẹ so sánh con với những đứa trẻ khác, việc giáo viên so sánh một em có thành tích tốt với phần còn lại của lớp là phản tác dụng. Về phía lớp học, nhiều em sẽ cảm thấy bất bình vì sự nỗ lực không được công nhận. Số khác cảm thấy ghen tị, từ đó có thể nảy sinh hành vi bắt nạt, ỷ lại vào bạn học giỏi.
Học sinh được khen ngợi có thể không thoải mái với sự tán dương như vậy. Nếu là người hướng nội, việc nhận được sự chú ý của mọi người xung quanh chỉ khiến em bối rối.
Nếu muốn truyền cảm hứng học tập cho học sinh, giáo viên có thể khen ngợi bài tập của một em nhưng giấu tên. Thay vì ca ngợi cá nhân, hãy nhận xét những điểm nổi bật trong bài làm để các em khác đối chiếu với phần bài tập của mình và thay đổi.
Tú Anh
Mục tiêu, thách thức và cơ hội Khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài, nhiều trường đại học tích cực đổi mới, đào tạo trực tuyến (ĐTTT), thích ứng với thời kỳ dịch bệnh, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế quá trình ĐTTT cũng đặt ra một số thách thức. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã tổ chức hội...