Giáo sư Việt tại Mỹ: Du học sinh cần làm gì để không bị “trục xuất”?

Theo dõi VGT trên

TS Nguyễn Đông Hải (Giáo sư tại Đại học Tennessee Wesleyan, Mỹ) cho rằng, có nhiều lý do để du học sinh Việt không cần hoang mang trước quy định Mỹ “trục xuất” sinh viên nước ngoài học online 100%.

Trao đổi với PV Dân trí, GS Đông Hải cho hay, thông báo của ICE ngày 6/7 thực ra không phải là một quy định mới mà nó đã được quy định trong đạo luật về nhập cư và quốc tịch (Immigration and Nationality Act) do Quốc hội Mỹ ban hành năm 1952.

Theo đó, từ trước đến nay, một điều được coi là hiển nhiên: học online hoàn toàn thì không cần phải nhập cảnh vào Mỹ. Tuy nhiên, việc thực thi điều luật này trong bối cảnh đại dịch toàn cầu như hiện nay mới chính là nguyên nhân gây xôn xao trong cộng đồng những ngày qua.

Giáo sư Việt tại Mỹ: Du học sinh cần làm gì để không bị trục xuất? - Hình 1

TS Nguyễn Đông Hải (Giáo sư tại Đại học Tennessee Wesleyan, Mỹ).

Là một giảng viên đang giảng dạy đại học ở Mỹ, GS Nguyễn Đông Hải cho rằng các em du học sinh không cần quá lo lắng về việc này vì những lý do như sau:

Theo số liệu cập nhật ngày 7/7 của The Chronicle of Higher Education, thống kê trên 1.100 đại học ở Mỹ, có 59% các trường dự kiến học trực tiếp trên lớp, 25% học kết hợp (trên lớp và online), 8% học online hoàn toàn, và 8% còn đang xem xét. Như vậy, chỉ những sinh viên thuộc 8% các trường dự kiến học online hoàn toàn mới bị ảnh hưởng bởi quy định này.

“Tuy nhiên, tôi tin rằng các trường này sẽ có những điều chỉnh phù hợp (ví dụ như mở một số lớp online và một số lớp trực tiếp, hoặc các lớp theo kiểu kết hợp online và trực tiếp) nhằm giúp sinh viên duy trì tình trạng visa.

Video đang HOT

Với các du học sinh còn đang ở Việt Nam thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi vì nếu trường của các em quyết định sẽ học online hoàn toàn trong học kỳ tới thì các em cũng không cần phải xin visa và bay đến Mỹ trong hè này.

Các em vẫn cứ ở Việt Nam và theo học các lớp online của trường, vừa tránh được việc di chuyển đường dài trong mùa dịch, vừa tiết kiệm được chi phí sinh hoạt trong một học kỳ”, vị giáo sư Việt tại Mỹ chia sẻ.

Theo GS Hải, điều duy nhất có thể bất tiện là nếu trường dạy online theo kiểu sinh viên học trực tuyến vào đúng khung giờ của lớp bên Mỹ thì các em có thể phải học vào đêm khuya do chênh lệch múi giờ. Sau học kỳ mùa thu này các trường sẽ có kế hoạch mới cho học kỳ mùa xuân 2021 và việc cấp visa sẽ được tái lập.

Trường hợp phức tạp nhất là du học sinh ở các trường mà vừa có lớp online, vừa có lớp trực tiếp, nhưng tỉ trọng lớp trực tiếp không đủ để duy trì tình trạng visa.

Khi đó, sinh viên có thể liên hệ với cố vấn học tập để điều chỉnh tăng tỉ trọng học trực tiếp nếu sinh viên đang ở Mỹ và tăng tỉ trọng học online nếu sinh viên chưa đến Mỹ.

“Các bạn sinh viên không nên hoang mang với những thông tin trên mạng mà cứ liên hệ chặt chẽ với trường đang học (hoặc cố vấn học tập) và làm theo sự hướng dẫn của nhà trường, bởi vì nhà trường chắc chắn sẽ có những giải pháp tốt nhất cho các bạn”, GS Nguyễn Đông Hải nhắn gửi.

Đón làn sóng du học sinh về nước

Nhiều trường đại học bổ sung các chương trình liên kết, du học bán phần hoặc mở rộng mạng lưới đối tác để giúp du học sinh không dang dở giấc mơ du học.

Đầu tháng 7, Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam (liên kết giữa Đại học FPT và Đại học Công nghệ Swinburne, Australia) nhận hơn 500 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu năm nay là 350 và đến ngày 30/8 mới hết hạn đăng ký. Hiện trường đã phỏng vấn 525 em, tuyển được 200.

Bên cạnh nhóm học sinh lỡ du học do Covdi-19, trường nhận được đề nghị tư vấn của nhiều phụ huynh, du học sinh về Việt Nam tránh dịch và có nguy cơ phải bảo lưu kết quả học tập. Hai chủ đề được quan tâm là học chuyển tiếp từ Swinburne sang các trường nước ngoài như thế nào và trường có thể cung cấp chất lượng đào tạo quốc tế hay không.

TS Hoàng Việt Hà, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam, đán.h giá so với năm ngoái, mức độ quan tâm của học sinh và phụ huynh cao hơn hẳn. Những tháng gần đây, mỗi ngày trường nhận hàng chục cuộc điện thoại xin tư vấn, hỏi cách thức nộp hồ sơ.

Ông Hà lý giải, hiện toàn bộ chương trình đào tạo tại trường được giảng dạy bằng tiếng Anh, có thể học chuyển tiếp ở nước ngoài. Trường cũng có thể tiếp nhận du học sinh về Việt Nam tránh dịch, hỗ trợ chuyển điểm môn tương đương để các em không phải học lại từ đầu. "Nếu muốn học chuyển tiếp từ Swinburne Việt Nam sang các trường trong cùng hệ thống, sinh viên thậm chí không cần thay đổi địa chỉ email", ông Hà khẳng định về sự thuận tiện của mô hình học chuyển tiếp.

Cho rằng tìm kiếm chương trình chuyển tiếp tại Việt Nam là cách dễ dàng và tiết kiệm nhất cho du học sinh tại thời điểm này, ông Hà phân tích chi phí du học một năm khoảng 600-700 triệu đồng, học chuyển tiếp chỉ 150 triệu "nhưng chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo". Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam dự định tìm kiếm thêm nhiều trường đối tác tại châu Âu và Mỹ để rút ngắn thời gian làm thủ tục chuyển tiếp, giúp học sinh không bị gián đoạn học tập.

Đón làn sóng du học sinh về nước - Hình 1

Sinh viên Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam tham dự khóa học công dân toàn cầu vào cuối tháng 6. Ảnh: Little Australia

Các đại học công lập cũng tham gia hỗ trợ du học sinh bằng cách bổ sung chương trình liên kết. Đại học Kinh tế TP HCM triển khai hai chương trình chuyển tiếp, phù hợp cho du học sinh lỡ du học hoặc về Việt Nam tránh dịch.

Tại Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế TP HCM, chương trình cử nhân Kinh doanh Western Sydney hỗ trợ sinh viên học toàn thời gian tại Việt Nam theo giáo trình của Australia và được Đại học Western Sydney cấp bằng. Viện cũng có chương trình cử nhân tài năng dành cho học sinh giỏi để thu hút thêm nhóm sinh viên tinh hoa. Ngoài ra, Đại học Kinh tế TP HCM cũng triển khai chương trình liên kết với Đại học Victoria của New Zealand, cho phép sinh viên học 1,5 năm tại Việt Nam, 1,5 năm tại New Zealand và lấy bằng quốc tế.

PGS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế TP HCM, đán.h giá các chương trình này đều phù hợp cho cả sinh viên lỡ du học năm nay và những du học muốn về Việt Nam học chuyển tiếp. Đến nay Đại học Kinh tế TP HCM nhận được 30.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu 5.000, riêng chương trình Western Sydney đã có hơn 1.000 em đăng ký để cạnh tranh 250 suất.

Theo PGS Quân, so với năm ngoái, số lượng hồ sơ và mức độ quan tâm của học sinh, phụ huynh tăng khoảng 50%. Thời gian tới, Viện Đào tạo quốc tế sẽ đề nghị Đại học Kinh tế TP HCM tăng chỉ tiêu đối với các chương trình chuyển tiếp, du học bán phần để thu hút sinh viên thuộc nhóm tinh hoa và có điều kiện.

Năm nay, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM nhận được số hồ sơ nhiều hơn 30-50% so với năm 2019. TS Trần Quang Long, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, giải thích trường có hơn 10 chương trình liên kết, du học bán phần với các quốc gia như Anh, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Ngoài ra, trường cũng triển khai song song hai hình thức, gồm học bằng tiếng Anh tại Việt Nam theo chương tình quốc tế, được đại học nước ngoài cấp bằng và học chuyển tiếp 1-2 năm tại Việt Nam sau đó du học.

Sự đa dạng trong đào tạo và hợp tác với nhiều trường tại nhiều châu lục đã giúp sinh viên có nhiều lựa chọn, hiện thực hóa mong muốn du học tại quốc gia mình yêu thích hoặc trở về Việt Nam, chọn được chương trình phù hợp để học tiếp.

Từ thực trạng học sinh phải chuyển hướng hoặc lỡ du học của năm nay, ông Long nhận định du học bán phần sẽ được lựa chọn nhiều hơn trong tương lai. "Việc này thúc đẩy các trường phải tham gia vào cuộc đua nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi đào tạo, liên kết để có thể thu hút nhóm sinh viên tài năng và có điều kiện, chấp nhận ở lại học tập trong nước", ông Long nói.

Đại học Kinh tế - Luật cũng cân nhắc việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng số giảng viên để đề nghị Đại học Quốc gia TP HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm tới, đồng thời mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều quốc gia.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh đang học tập tại nước ngoài. Mỗi năm, hàng chục nghìn học sinh, sinh viên lên đường du học. Tuy nhiên, vì Covid-19 và chính sách lưu trú mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), nhiều em phải hoãn, bảo lưu kết quả thậm chí phải bỏ dở du học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kasim Hoàng Vũ bị cư dân mạng phản ứng gay gắt, chuyện gì đây?
06:47:06 27/09/2024
Cãi nhau xong vợ giận ôm con về nhà ngoại, tôi mặc kệ không thèm giữ lại, chẳng ngờ tháng sau nghe cô ấy gọi điện báo một tin điếng người
07:43:12 27/09/2024
Một ca sĩ bệnh nặng 10 năm, đồng nghiệp gửi tiề.n hỗ trợ, vợ tiết lộ điều xó.t x.a
06:28:56 27/09/2024
Điều gì ấm ức đến mức Minh Triệu - Kỳ Duyên ra nông nỗi này?
06:53:38 27/09/2024
Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
08:30:04 27/09/2024
Sự thật phía sau loạt hình ảnh khóc lóc của Justin Bieber được hé lộ gây bất ngờ
06:12:55 27/09/2024
Lời tâm sự xúc động của Justin Bieber "gây sốt" trở lại
06:34:37 27/09/2024
Son Ye Jin là bạn diễn gây ra 'áp lực' nhiều nhất dành cho Jung Hae In
06:07:16 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ukraine phụ thuộc 80% vào viện trợ quân sự của phương Tây để đối phó Nga

Thế giới

11:09:16 27/09/2024
Kiev gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của phương Tây để tiếp tục chiến đấu với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thừa nhận.

Tử vi ngày 27/9/2024: Tỵ làm việc nhiệt huyết, Thân cần thận trọng

Trắc nghiệm

11:09:15 27/09/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay 27/9/2024 sẽ có những điều bất ngờ gì? Dưới đây là những chia sẻ, dự đoán mang tính tham khảo, chiêm nghiệm về cuộc sống, công việc và tình yêu của 12 con giáp hôm nay 27/9/2024.

Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX trả lại hai chiếc túi Hermes bạch tạng

Pháp luật

11:07:22 27/09/2024
Bà Trương Mỹ Lan bị thu giữ nhiều đồ dùng cá nhân như túi xách, áo quần, giày dép... nên xin HĐXX gỡ niêm phong vì để lâu sẽ bị hư.

Những loại mỹ phẩm cơ bản bạn cần có

Làm đẹp

11:01:40 27/09/2024
Có rất nhiều loại huyết thanh có sẵn trên thị trường, tuy nhiên, chúng chứa các thành phần khác nhau nên có thể không phù hợp với mọi loại da. Serum Vitamin C hay serum Niacinamide là 2 sản phẩm phù hợp với hầu hết loại da.

Tình chị em ở đội tuyển nữ Việt Nam "gương vỡ lại lành", công khai ảnh cực thân mật

Sao thể thao

11:01:40 27/09/2024
Hậu vệ Trần Thị Duyên và tiề.n vệ Nguyễn Thị Bích Thùy có mối quan hệ khá đặc biệt ở đội tuyển nữ Việt Nam. Cặp đôi thường xuất hiện chung và có những cử chỉ tình cảm với nhau.

4 chỗ hễ đặt chổi vào là phạm phong thủy, quét may mắn đi mang xui xẻo tới

Sáng tạo

10:59:24 27/09/2024
Trong phong thủy, chổi đại diện cho sự hao tài và xui xẻo. Chổi được dùng để quét rác ra ngoài nên người ta cho rằng nó mang đến điều không may.

ĐTCL mùa 12: Càn quét mọi đối thủ với đội hình Ngộ Không - Bảo Hộ phong cách "Đại Thánh bất tử"

Mọt game

10:57:34 27/09/2024
Bộ kỹ năng và tộc - hệ được biệt đang giúp Ngộ Không trở thành tướng chống chịu cực kỳ mạnh mẽ tại ĐTCL mùa 12. Tổng quan sức mạnh đội hình Ngộ Không - Bảo Hộ ĐTCL mùa 12.

Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa thu đông

Sức khỏe

10:39:36 27/09/2024
Trong một số trường hợp, người cao tuổ.i và có hệ miễn dịch yếu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với bình thường. Có thể xuất hiện các tình trạng như tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.

Sao Hoa ngữ 27/9: Hát khai trương cửa hàng, 'Triển Chiêu' được fan tặng tiề.n

Sao châu á

10:27:28 27/09/2024
Trong buổi biểu diễn tại Quảng Đông, Hà Gia Kính bất ngờ bị fan nữ ôm chầm và tặng phong bao lì xì, nam diễn viên cảm thấy khó xử và ngượng ngùng.

Phi hành gia Nga lập kỷ lục với 1.111 ngày ngoài không gian

Lạ vui

10:22:27 27/09/2024
Phi hành gia Oleg Kononenko vừa trở về Trái Đất an toàn sau khoảng thời gian làm việc kỷ lục trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Tiểu thư quý tộc đang gây thu hút cõi mạng: Vibe sang mà sao mãi không nổi

Phong cách sao

10:17:18 27/09/2024
Qua mọi ống kính, Yeji như tiểu thư châu Âu với diện mạo khó có thể rời mắt. Đặc biệt, layout makeup tông son đỏ càng giúp cô tôn lên làn da trắng sáng cùng khí chất ngút ngàn, cuốn hút.