Giáo sư Việt đoạt giải “Nghiên cứu sáng tạo của năm 2018″ tại ĐH Anh
Ngày 11/12 vừa qua, giáo sư Dương Quang Trung vinh dự là một trong hai nhà khoa học xuất sắc được trường ĐH Queen’s (Anh Quốc) trao giải thưởng Research Innovation – Nghiên cứu có tính đổi mới sáng tạo năm 2018.
GS Dương Quang Trung (sinh năm 1979 tại Hội An, Quảng Nam) hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Queen’s University Belfast (1 trong 24 trường ĐH hàng đầu của Vương quốc Anh và nằm trong top 180 trường ĐH tốt nhất trên thế giới).
Tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Viễn thông vào cuối năm 2012 thì ngay năm 2013, anh được nhận vào ngạch Giáo sư của trường Queens mà không phải thông qua giai đoạn hậu tiến sĩ (post-doc).
Sau 5 năm tại trường Queen’s, GS Trung là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm đề tài của hơn 10 dự án lên đến hơn 5 triệu USD từ các tổ chức ở Anh Quốc.
Từ những dự án này, ông đã xây dựng nên nhóm nghiên cứu Xử lý tín hiệu cho viễn thông tại trường Queen’s, gồm có 4 nghiên cứu viên sau tiến sĩ và 7 nghiên cứu sinh.
GS Dương Quang Trung được trường Đại học Queen’s, Anh vinh danh vì nghiên cứu đổi mới sáng tạo năm 2018.
GS Trung cũng là tác giả chính và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và hội nghị quốc tế (trong đó có hơn 180 công trình thuộc tạp chí danh mục ISI).
Anh nhận được rất nhiều giải thưởng trong 3 năm qua: Giải thưởng fellowship của Hội khoa học hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021 (cả Vương quốc Anh chỉ có 8 người). Giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc nhất (Best Paper Award) của hai hội nghị hàng đầu về viễn thông: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 tổ chức tại Washington DC – Mỹ năm 2016 và Hội nghị IEEE ICC 2014 tổ chức tại Sydney, Úc (số lượng công trình nộp là gần 3.000, chỉ có khoảng 35% được chấp nhận đăng). Giải thưởng Newton Prize 2017 danh giá của Chính phủ Anh.
Mới đây nhất, nhờ những thành tích vượt trội về nghiên cứu khoa học có sức ảnh hưởng tới xã hội và cộng đồng, GS Trung tiếp tục được trường Queens vinh danh là nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo trong năm 2018. Năm 2016, anh cũng đã được trường Queens trao tặng giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm.
Trao đổi với PV Dân trí, giáo sư gốc Việt hào hứng cho hay: “Năm nay có một điều đặc biệt là hội đồng đánh giá giải thưởng, vì không thể phân biệt được người nào hơn người nào nên đã bất ngờ quyết định trao 2 giải thưởng Research Innovation của năm (trong khi mọi năm chỉ có một giải ở hạng mục này)”.
GS Trung (chủ nhiệm công trình cải thiện hệ thống thông tin liên lạc trong thiên tai) và nữ giáo sư Helen McCarrthy (chủ nhiệm một công trình tìm phương thức chế biến thuốc mới) cùng giành giải thưởng Research Innovation 2018.
Video đang HOT
Nói về giải thưởng, GS. Trung cho biết, anh cùng các cộng sự tại Đại học Queen’s Belfast (QUB) đã cải thiện hệ thống thông tin liên lạc nhằm đáp ứng trong vấn đề truyền tín hiệu khi thiên tai xảy ra. Nghiên cứu của họ đã từng được trao giải thưởng Newton 2017, nhận được 200.000 bảng Anh bởi chính phủ Anh để phát triển một hệ thống truyền thông tin mới bằng các phương tiện bay không người lái (UAV) có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tại những thời điểm xảy ra thiên tai. GS Dương Quang Trung chính là chủ nhiệm dự án nghiên cứu này.
GS Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) nhận giải thưởng Newton năm 2017.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc trong thảm họa thiên tai, công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt lớn, giúp cứu sống và hỗ trợ cho những người sống trong những khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai. UAV có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này, bởi chúng có thể tiếp cận các nhóm người bị ảnh hưởng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết.
GS Trung cùng các cộng sự đã phát triển một thuật toán phân phối tài nguyên thời gian thực nhằm tối đa hiệu suất năng lượng cho các hệ thống truyền thông sử dụng UAV. Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa thời gian thu thập năng lượng và điều khiển công suất cho truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối (device-to-device) và UAV.
Trong truyền thông không dây, các kỹ thuật tối ưu hóa thường được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số của hệ thống để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin.
Tuy nhiên, các thuật toán tối ưu hóa này thường giải quyết các vấn đề tối ưu hóa theo phút hoặc giờ. Triển khai các phương pháp tối ưu hóa lồi truyền thống vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian. Điều này đòi hỏi sự phát triển của các phương pháp mới, có thể đặc biệt có lợi khi áp dụng vào những thời điểm khẩn cấp hoặc xảy ra thảm họa thiên tai.
“Truyền thông trong điều kiện khó khăn để hỗ trợ quản lý thiên tai như cứu hỏa, cứu hộ và dịch vụ y tế khẩn cấp, thời gian là một yếu tố quan trọng (ví dụ: với độ trễ tối thiểu từ mili giây đến vài giây)”, GS Trung cho biết.
Sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý là yêu cầu quan trọng nhất đối với các tình huống như thế, đặc biệt là trong môi trường thay đổi liên tục. Để phát triển các công cụ có thể thực sự tạo sự khác biệt cho các tình huống khẩn cấp, các nhà nghiên cứu nên tìm cách để giảm thời gian xử lý và độ phức tạp tính toán của các vấn đề tối ưu hóa. Thuật toán phân bổ tài nguyên thời gian thực được phát triển bởi GS Trung và các đồng nghiệp thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.
“Điều này rất quan trọng để tiến hành thành công các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn trong 72 giờ đầu của thảm họa, ví dụ xem xét các UAV thương mại hiện nay chỉ có thể duy trì hoạt động trong khoảng 20 phút. Do đó, tối đa hóa thời gian hoạt động của các UAV trong mạng truyền thông tin là rất quan trọng đối với các ứng dụng như vậy”.
Trong và sau thiên tai, cơ sở hạ tầng viễn thông thường xuyên bị gián đoạn dẫn đến khó khăn cho những người ứng cứu khẩn cấp và các đội di tản hoàn thành nhiệm vụ. Bằng cách giảm thời gian xử lý thông tin trong truyền thông tin của các UAV xuống còn mili giây, thuật toán phân bổ tài nguyên tối ưu cho UAV được phát triển bởi GS Trung và các đồng nghiệp có thể giúp cứu sống và hỗ trợ kịp thời cho những người sống sót.
Trước đó không lâu, vào ngày 18/9, trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Anh và Việt Nam (1973 – 2018), giáo sư Dương Quang Trung đã được Vương quốc Anh ghi nhận vì những đóng góp tích cực trong hợp tác nghiên cứu khoa học.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Để trẻ không "loạn ngữ": Cần môi trường học chuẩn
Tại buổi giao lưu trực tuyến "Trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh sớm" do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức mới đây, một số chuyên gia cho rằng, môi trường học ngoại ngữ rất quan trọng. "Để cho rằng một đứa trẻ có loạn ngữ hay không, cần ý kiến của chuyên gia tâm lý hay nhà ngôn ngữ, cha mẹ không nên vội vàng quy chụp", ông Henry Nguyễn Phạm - cử nhân Tâm lý học, thạc sĩ Sư phạm Anh ngữ, ĐH California (Mỹ) chia sẻ.
Trẻ có thể kích hoạt ngôn ngữ từ khi sinh ra
Theo một phụ huynh tại Hà Nội, con chị hiện nay mới 4 tuổi. Chị rất muốn cho con học tiếng Anh từ sớm nhưng lại sợ bị loạn ngôn ngữ. Nhưng nếu không học thì sợ bị qua giai đoạn "vàng", chị rất băn khoăn và lo lắng.
Giải đáp câu hỏi này, PGS. TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, nhiều người bảo ông lạc hậu khi giữ quan điểm, hãy để cho trẻ thụ đắc ngôn ngữ mẹ đẻ, sau đó mới học ngoại ngữ thì tốt hơn. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng, khi chưa tiếp cận hệ thống tiếng mẹ đẻ cơ bản, trẻ khó tiếp cận một ngôn ngữ khác.
Trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh sớm? (Ảnh: vtv.vn).
Trao đổi về ý kiến trên, ông Henry Nguyễn Phạm - cử nhân Tâm lý học, thạc sĩ Sư phạm Anh ngữ, ĐH California (Mỹ) cho rằng, hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về não bộ đã chứng minh trẻ có khả năng kích hoạt ngôn ngữ từ trước khi sinh ra.
Theo đó, tuổi càng nhỏ, cơ quan não bộ này càng linh hoạt, trẻ có thể tiếp nhận nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Thời điểm vàng cũng được xác định từ 0-11 tuổi, không phải dưới 4 tuổi nên gia đình có thể yên tâm và vẫn còn kịp.
Cũng theo ông Henry, để cho rằng một đứa trẻ có loạn ngữ hay không cần ý kiến của chuyên gia tâm lý hay nhà ngôn ngữ. Bởi có thể trẻ chỉ bị bí từ mà lẫn lộn, cha mẹ không nên làm quá mọi chuyện hay vội vàng quy chụp.
"Trẻ con sinh ra không hoàn toàn là tờ giấy trắng mà đã có những gen để kích hoạt ngôn ngữ. Khi trẻ càng bé, cơ quan này càng linh hoạt và có khả năng tiếp nhận nhiều ngôn ngữ khác nhau hơn. Do đó có những lúc trẻ đọc nhầm mã là chuyện bình thường. Trước 11 tuổi, các bé có kĩ năng tiếp thu ngôn ngữ rất cao nên cần tranh thủ giai đoạn này để học nhiều loại ngôn ngữ hơn", ông Henry chia sẻ.
Ông Henry Nguyễn Phạm - cử nhân tâm lý học và thạc sĩ sư phạm Anh ngữ, ĐH California, Mỹ (Ảnh: clip vtv).
"Trẻ học ngoại ngữ cần chơi, giao tiếp trong môi trường sinh ngữ, nói cách khác là "tắm trong tiếng Anh". Nhưng như thế nào là "tắm"? Việc học trên mạng có phải là "tắm" không? Nếu trẻ xem các video, youtube hoặc xem ti vi... suốt ngày có phải là "tắm" hay không?
Đồng thời ông lưu ý các cha mẹ, nếu trẻ từ 4 tuổi trở xuống có biểu hiện chậm phát triển tiếng mẹ đẻ thì cần cải thiện điều đó trước, không nên học thêm ngoại ngữ.
Tôi nghĩ "tắm" phải là có sự tương tác, phải thật ngoài thực tế. Trong khi ở Việt Nam, tiếng Anh chưa phải ngôn ngữ thứ hai mà đang chỉ là một ngoại ngữ. Do đó, nhiều người băn khoăn, trẻ có môi trường sinh ngữ ở đâu để học".
Môi trường học ra sao mới quan trọng
Hiện đang sinh sống tại Mỹ, xung quanh môi trường đa ngôn ngữ, bà Đinh Thu Hồng, thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL - English as Second Language), đồng thời là giáo viên tiểu học tại Georgia (Mỹ) cho hay, trẻ nên thông thạo tiếng mẹ đẻ trước sau đó mới đến tiếng Anh.
Theo bà Hồng, Bố mẹ không biết tiếng Anh nhưng có thể đồng hành cùng con, và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiếng mẹ đẻ, tạo nền tảng vững chắc.
Qua kinh nghiệm tiếp xúc học sinh nhập cư, bà Hồng cho rằng các em thường không mất nhiều thời gian để học giao tiếp. Nhiều em gặp khó khăn khi tiếp cận ngôn ngữ học thuật của môn khoa học và tự nhiên. Trước khi biết những thông tin này, trẻ cần hiểu rõ bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, bà khuyên cha mẹ người Việt tại Mỹ hãy dùng tiếng Việt tại nhà và khi đến trường trẻ dùng tiếng Anh.
Về cách học sao cho hiệu quả, bà Hồng tư vấn trẻ từ 0-3 tuổi không cần học nhiều về ngữ pháp, chỉ cần giao tiếp thông thường hàng ngày, làm cho ngôn ngữ sống động và có ý nghĩa trong bối cảnh nhất định. Cách học đầu tiên về ngữ pháp đã quá cũ. Trẻ từ 3-6 tuổi cần làm quen ngữ pháp nhưng không đặt mục đích nặng nề.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Ảnh: Từ clip vtv)
Còn theo ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội, ông cũng có một cháu hiện đang học tiếng Anh. "Trong quá trình theo dõi việc học của cháu, tôi nhận thấy, không phải học từ bao giờ mà quan trọng môi trường học. Trẻ phải được giao tiếp đích thực mới phát huy tác dụng tốt nhất.
Trẻ mầm non 4 tuổi cần hướng tới việc hình thành các khái niệm ban đầu về ngôn ngữ, vừa học vừa chơi, qua đó tạo cảm xúc, giúp trẻ nói được câu ngắn.
Có phụ huynh băn khoăn trẻ mới vào lớp 1 học cùng lúc tiếng Việt và tiếng Anh có bị lẫn lộn, tôi cho rằng, các trường tiểu học chỉ dạy tiếng Việt, còn tiếng Anh thường đến cuối học kỳ 1, các cháu mới học viết. Các trường dạy thiên về ngữ pháp nên tôi phải cho con học bên ngoài để tăng cường thêm kỹ năng", ông Vũ nói.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Vì sao trường đại học phải là nơi học tập suốt đời của người lớn? Nền giáo dục phải được cải cách toàn diện. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự; Phải xóa bỏ hàng rào giả tạo và lỗi thời giữa các ngành giáo dục và các cấp, bậc giáo dục, giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, xóa bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa giáo dục phổ...