Giáo sư Toán học đi dạy giáo viên mầm non, vỡ trận cao đẳng sư phạm
Khi quy hoạch mạng lưới, các trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp phải những khó khăn nào?
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2017, chỉ tiêu thực tế của các trường sư phạm (không tính hệ liên thông, B2 chính quy) là 55.611 chỉ tiêu.
Trong đó, đại học chính quy là 22.356 chỉ tiêu; cao đẳng chính quy là 20.390 chỉ tiêu; trung cấp chính quy là 12.865.
So sánh với những năm trước đó, tổng chỉ tiêu sư phạm năm 2017 đã giảm đáng kể. Cụ thể:
Năm 2014: Tổng chỉ tiêu là 91.230 (đại học chính quy: 29.925; cao đẳng chính quy: 32.575; trung cấp chính quy: 28.730).
Năm 2015: Tổng chỉ tiêu là 80.968 (đại học chính quy: 26.600; cao đẳng chính quy: 28.250; trung cấp chính quy: 26.118).
Năm 2016: Tổng chỉ tiêu là 67.698 (đại học chính quy: 26.885; cao đẳng chính quy: 23.053; trung cấp chính quy: 17.760).
Được biết, trong những năm gần đây, mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đã cắt giảm từ 10% đến 20% chỉ tiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, do số lượng cơ sở đào tạo sư phạm còn lớn, chỉ tiêu chung vẫn cao cho nên về lâu dài vẫn cần có một quy hoạch mạng lưới hợp lý, có tầm nhìn để đưa ra chỉ tiêu hàng năm sát hơn với thực tế sử dụng.
Trước mắt, trong năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục cắt giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo sư phạm, đặc biệt là những ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trả lời báo Vietnamnet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, về vấn đề “có nên tồn tại các trường cao đẳng”, hiện nay không thể sử dụng các biện pháp hành chính trong quy hoạch.
Bộ sẽ xây dựng chuẩn riêng cho các trường sư phạm. 3 năm gần đây, mỗi năm đều giảm trung bình từ 15-20% chỉ tiêu ngành sư phạm. Riêng các trường trực thuộc Bộ còn giảm 20%/năm. [1]
Vậy khi quy hoạch mạng lưới, các trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp phải những khó khăn nào?
Nếu các trường cao đẳng sư phạm địa phương trở thành phân hiệu hay vệ tinh của trường đại học sư phạm thì khi đó, vị giáo sư Toán học chuyển sang đào tạo giáo viên mầm non, liệu có khả thi? (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên trải lòng:
“Là trường cao đẳng sư phạm của tỉnh nhưng lại có vị trí đặt cạnh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nên chúng tôi gặp không ít khó khăn”.
Video đang HOT
Mặc dù theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc quy hoạch lại sẽ được thực hiện theo hướng: các trường đại học có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trường sư phạm trọng điểm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm này.
Tuy nhiên theo tìm hiểu cho thấy, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên không muốn biến Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên trở thành phân hiệu hay vệ tinh của trường này.
Nhìn nhận từ thực tế, trong mùa tuyển sinh năm 2017, chỉ tiêu của Đại học sư phạm Thái Nguyên là 1.200 nhưng trường chỉ tuyển 700 chỉ tiêu bởi trường lý giải rằng, sứ mạng của trường đại học là đang dần chuyển đổi từ đào tạo đại học sang đào tạo sau đại học và đào tạo sinh viên nước ngoài.
Do đó, họ đã giảm chỉ tiêu đào tạo đại học xuống. Trong khi trường cao đẳng thì không thể tham gia vào quá trình đào tạo tinh hoa như sứ mạng của trường đại học.
Vậy việc sáp nhập sẽ được diễn ra cụ thể như thế nào? Trường cao đẳng sư phạm sẽ làm nhiệm vụ gì?
Được biết, lâu nay, sứ mạng của các trường đại học sư phạm là đào tạo giáo viên bậc trung học phổ thông còn các trường cao đẳng sư phạm địa phương và các trường cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm sẽ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, mãi sau này một số trường đại học mở thêm 2 mã ngành đó là giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học.
Trong khi hiện nay tỷ lệ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong toàn bộ ngành giáo dục.
Vậy thử hỏi, nếu trở thành phân hiệu hay vệ tinh thì vị giáo sư Toán học chuyển sang đào tạo giáo viên mầm non, liệu có khả thi?
Mặc dù thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin nhiều về việc thừa thiếu giáo viên bậc mầm non, tiểu học tuy nhiên theo khảo sát trực tiếp của trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên thì cho thấy:
Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 1,1 triệu dân đến nay có 256 trường mầm non, 237 trường tiểu học, 189 trường trung học cơ sở và 32 trường trung học phổ thông.
Trong đó trường trung học phổ thông có lượng giáo viên nhiều nhất là 100 người điều này cho thấy, toàn bộ giáo viên trung học phổ thông chỉ ở mức 3.000 giáo viên so với đội ngũ 20.000 giáo viên toàn tỉnh.
Cũng theo khảo sát, hiện có khoảng 5% giáo viên mầm non, tiểu học bắt đầu bước vào độ tuổi nghỉ chế độ.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) thông tin:
“Khi tôi tham gia vào đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định, nếu thực hiện đúng theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì đến năm 2020 yêu cầu đào tạo mới lên tới con số 91.000 giáo viên mầm non”.
Do vậy, đã đến lúc con số thừa thiếu giáo viên từng cấp học, từng địa phương cụ thể như thế nào cần được chỉ rõ.
Cái khó nữa của trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên là khi tham gia sinh hoạt chuyên môn với các trường cao đẳng khác trên toàn tỉnh.
Hiện Thái Nguyên có 14 trường cao đẳng trực thuộc các bộ ngành trên địa bàn, do đó, khi tham gia khối thi đua, hoạt động chung về chuyên môn trong khi 13 trường trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, hoạt động dưới sự chủ trì của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy có nghĩa là nếu Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên muốn tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với các trường cao đẳng còn lại thì phải tuân thủ các văn bản chỉ đạo về thi đua, giảng dạy của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Chính vì vậy, hiện nay, Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên đang “bơ vơ”, không biết đi về đâu giữa “cuộc chơi” này.
Theo GDVN
Cô giáo từng nhận lương bằng lúa, khoai, về hưu lương chỉ hơn 1 triệu đồng
Những ngày mới vào nghề giáo còn khó khăn,lương của tôi là lúa và khoai lang, bây giờ nghỉ hưu lương chỉ được triệu hơn triệu kém", cô Loan nghẹn ngào.
Nhận lương bằng khoai, lúa
Những ngày này, cô Nguyễn Thị Loan (thôn Ba Chè, xã Thiệu Đô, Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) buồn bã đi "gõ cửa" các cơ quan chức năng để được "hỗ trợ" thêm phần nào vào số lương ít ỏi mà cô đang hưởng khi tuổi già.
Cống hiến trong ngành giáo dục 39 năm trời, nhưng số tiền lương về hưu mà cô Loan nhận được chỉ là 1.210.000 đồng/tháng.
Cô Loan cho biết, ngày 2/2/1979 cô vào ngành giáo viên và dạy mầm non ở xã Thiệu Đô, Thiệu Hóa.
Từ năm 1981 - 1982 cô Loan đi học lớp sơ cấp sư phạm mầm non (thuộc Trường Đại học Hồng Đức). Sau khi học tập xong, cô Loan tiếp tục về xã Thiệu Đô dạy học.
"Thời trước khi vào ngành đi dạy học, nghề giáo viên mầm non như chúng tôi làm gì được hưởng lương hàng tháng mà chỉ nhận được vài cân lúa và khoai lang.
Cô Nguyễn Thị Loan buồn bã khi chia sẻ về thời nhận lương chỉ là lúa, khoai, đến khi nghỉ hưu mức lương hưu ít ỏi cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng (Ảnh Thanh Hoa)
Thấy khó khăn, thiếu thốn nhiều lúc cũng không muốn tiếp tục theo nghề, nhưng cũng bởi yêu nghề, quý mến học sinh nên tôi vẫn cố gắng theo đuổi, cống hiến cho ngành giáo dục", cô Loan bồi hồi tâm sự.
Năm 2014, khi có chính sách đóng bảo hiểm xã hội cho các giáo viên và để đủ năm tham gia bảo hiểm xã hội khi về hưu, cô Loan phải bỏ số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu từ ngày 1/1/1995 (tức cô Loan phải bỏ tiền túi đóng bảo hiểm xã hội mất 9 năm)
Tháng 6/2004 đến 12/2011, cô Loan được hưởng tiền lương từ 290.000 đồng đến 1.543.800 đồng/tháng.
Bắt đầu từ tháng 1/2012 cô Loan được biên chế chính thức và được hưởng hệ số lương 1,86 đến 2,46 theo từng năm.
Đến tháng 2/2017 cô Loan tham gia bảo hiểm xã hội được 22 năm 2 tháng và khi về hưu cộng thêm 12% thâm niên.
Khi có quyết định nghỉ hưu cô Loan nhận được 1.210.000 đồng/tháng.
Không đồng ý với quyết định trên, cô Loan đã viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi được xem xét, kể từ tháng 7/2017 trở đi, cô Loan nhận được lương hưu với số tiền 1.300.000 đồng/tháng.
"Cách tính của bảo hiểm xã hội là cộng dồn tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội các năm và chia đều nên bản thân mới nhận được mức lương hưu ít ỏi như vậy.
Bản thân tôi sao không được hưởng lương hưu theo Công văn số 333/LĐTBXH-BHXH ngày 7/2/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Với những năm cống hiến cho ngành giáo dục mà khi về nhận mức lương quá ít ỏi không bằng trợ cấp xã hội thì khó mà trang trải cho cuộc sống.
Mong sao Nhà nước có cách tính và chính sách hỗ trợ cho những giáo viên như chúng tôi đỡ thiệt thòi", cô Loan nghẹn ngào nói.
Là giáo viên nông thôn nên thiệt thòi
Liên quan đến đơn thư của cô Loan về việc hỗ trợ tiền lương, phía Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa thông tin, việc giải quyết bảo hiểm xã hội cho cô Loan là đúng quy định.
Trao đổi với phóng viên về trường hợp trên, bà Trịnh Thị Minh Hường, Trưởng phòng Lao động tiền lương bảo hiểm xã hội - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, Sở cũng đã hồi đáp đơn thư của cô Loan, trường hợp của cô Loan là giáo viên mầm non nông thôn nên việc giải quyết như trên là đúng quy định.
"Cô Loan là giáo viên mầm non nông thôn tham gia bảo hiểm bắt buộc từ ngày 1/1/1995 và được tuyển dụng vào biên chế nhà nước từ ngày 1/1/2012, thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội tính từ ngày 1/1/1995 là đúng quy định", bà Hường cho biết.
Cũng theo bà Hường, tại Công văn số 333/LĐTBXH-BHXH quy định việc để hưởng bảo hiểm xã hội thời gian trước ngày 1/1/1995 của giáo viên mầm non được thực hiện theo Quyết định số 152/TTg ngày 8/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
Trong đó có Thông tư liên tịch số 09/TT-LT ngày 21/5/1977 của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp về việc bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên mẫu giáo.
Như vậy, trường hợp của cô Loan không được tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995, vì trong Công văn 333 trên chỉ áp dụng cho giáo viên mầm non thành phố, thị xã và hiệu trưởng mầm non nông thôn.
Không chỉ riêng ở tỉnh Thanh Hóa, mà trên địa bàn cả nước vẫn còn rất nhiều trường hợp giáo viên nhận được đồng lương ít ỏi khi về hưu.
Gần đây, cơ quan báo chí đã phản ánh một vài trường hợp giáo viên lương thấp, trong đó có trường hợp một giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh có 37 năm cống hiến cho ngành giáo dục nhưng khi về hưu cũng chỉ được nhận mức lương 1,3 triệu đồng.
Vấn đề lương của giáo viên mầm non về hưu thấp đang được dư luận chú ý, quan tâm, ngay cả trên nghị trường Quốc hội, một số đại biểu cũng đã đưa ra quan điểm nên nâng mức lương khi về hưu cho giáo viên mầm non. Vì họ xứng đáng!
Theo VNE
Bộ trưởng Giáo dục: 'Thầy cô hy sinh cả đời, lương hưu 1,3 triệu sống sao được' Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay, những trường hợp lương hưu thấp như cô giáo mầm non ở Hà Tĩnh rất phổ biến và Bộ đang kiến nghị sửa luật. Trao đổi với báo giới bên lề Quốc hội sáng 30/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay rất "suy nghĩ" với cô giáo mầm non Trương Thị...