Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84
Giáo sư Phan Huy Lê – một trong ‘tứ trụ’ sử học Việt Nam – vừa qua đời vào đầu giờ chiều 23/6.
Trao đổi với Zing.vn, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: ‘Giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời đột ngột vào khoảng 13h chiều ngày hôm nay sau một tuần nằm viện’.
Chân dung Giáo sư sử học Phan Huy Lê. Ảnh: Thể thao & Văn hóa.
Giáo sư Giang cho biết ông là người ra vào bệnh viện thăm giáo sư Phan Huy Lê mỗi ngày khi sức khỏe ông xấu đi.
Tuy nhiên, ông Giang chia sẻ dù sức khỏe không tốt, sự ra đi của GS Phan Huy Lê lại khá đột ngột.
‘Tôi không ngờ nhanh như thế. Ông qua đời là sự mất mát rất lớn đối với ngành sử học nước nhà’, GS Giang nói.
Giáo sư Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông từng là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong 5 khoá liên tiếp từ năm 1990 đến năm 2015. Giáo sư cũng từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học vào năm 2016.
Video đang HOT
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (23/2/1934) là một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990-1995), khóa III (1995-2000), khóa IV (2000-2005, khóa V (2005-2010) và khóa VI (2010-2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học năm 2016 [3].
Ông sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Ông là hậu duệ cùng họ với Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư – nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh là Phan Huy Tùng (1878- ?) (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu – năm 1913), Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn, anh cả là cựu thủ tướng của chế độ Việt Nam Cộng hòa Phan Huy Quát. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân như Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.
Theo tiin.vn
Suy ngẫm với đề Văn "học thành tài nhưng không biết dùng làm gì"
Việc "học thành tài nhưng không biết dùng làm gì" được đề cập trong đề thi môn Văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) diễn ra vào sáng ngày 27/5. Qua đó đề yêu cầu thí sinh chia sẻ suy nghĩ về sự học trong bối cảnh hiện nay.
Thí sinh trao đổi sau giờ làm bài
Học sinh thi vào lớp 10, Trường Phổ thông Năng khiếu vừa trải qua môn thi Văn ở hệ không chuyên. Ngay sau buổi thi, đề thi được nhiều người chia sẻ và đánh giá là đề thi hay, đòi hỏi khả năng tư duy, lập luận của học sinh. Thế nên, thí sinh nào nặng về học thuộc, luyện thi, học tủ thì xem như đã đụng phải đề "cực khó".
Một trong câu hỏi chú ý của đề thi nằm ở phần nghị luận xã hội khi đề cập về vấn đề liên quan đến việc học tập.
Toàn bộ đề thi Văn không chuyên vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM.
Cụ thể, câu hỏi như sau:
"Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt cả gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả" (Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, NXB Giáo dục, 1999, trang 14).
Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay".
Chia sẻ về đề thi này, ThS Phạm Phúc Thịnh, hiệu trưởng một trường học ở TPHCM đánh giá câu hỏi nghị luận xã hội của đề thật hay. Phần nghị luận đòi hỏi tư duy phản biện chứ không phải là tư duy tái hiện.
Đề như thế này sẽ giúp chọn được các bạn học sinh có thói quen tư duy độc lập, nhìn nhận vấn đề dưới 2 khía cạnh đối lập. Còn với học sinh lâu nay quen tư duy theo "định hướng" của thầy cô, học thuộc thì rất khó để làm được bài. Với đề thi này có hiệu ứng tích cực là học sinh không phải luyện thi hay học thêm gì nhiều.
Nhiều người cũng đánh giá, đề thi đưa đoạn trích dẫn lạ, đọc hơi khó hiểu nhưng lại đặt ra một vấn đề nhức nhối đáng quan tâm về việc học - phù hợp với bối cảnh học tập hiện nay. Vấn đề mà dư luận và xã hội đã từng bàn luận rất nhiều nhưng lại khá vắng ý kiến, quan điểm từ chủ thể chính trong việc học là học sinh.
Về một góc độ nào đó, đoạn trích, vấn đề đặt ra có thể thể hơi nặng với học sinh nhưng qua đây các em có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về việc học. Nhất là việc học một cách bất chấp, đánh đổi tất cả, có thể cả sức khỏe, tinh thần, tiền bạc... vào việc học mà không biết được mục tiêu, mục đích của sự học mình theo đuổi.
Phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học của đề được đánh giá là hay
Một thí sinh chia sẻ, em đưa tình trạng nhiều cử nhân, Thạc sĩ, thậm chí là Tiến sĩ nhưng thất nghiệp, không xin được việc vào làm chất liệu cho bài để thể hiện việc nhiều người lao đầu vào học thành tài nhưng rồi chọn sai con đường, sai với khả năng, năng lực, đam mê... nên thành ra uổng công, lãng phí.
"Nội dung đề thi đặt ra cũng là một vấn đề mà ngành giáo dục và mỗi gia đình, mỗi người cần nhìn nhận, suy ngẫm một cách nghiêm túc về mục tiêu học tập và lựa chọn học tập của mình" - một giáo viên nhận xét.
Ngoài ra, câu hỏi về phần nghị luận văn học của đề cũng được đánh giá hay về vấn đề đặt ra và yêu cầu không bó buộc trong khuôn khổ tác phẩm nào. Học sinh có thể làm bài theo cách nhìn, suy nghĩ và theo lựa chọn tác phẩm của chính mình.
Đề thi như sau:
Có ý kiến cho rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một hoặc một vài tác phẩm đã học và đã đọc.
Năm học 2018-2019, Trường Phổ thông Năng khiếu tuyển 600 học sinh cho hai cơ sở đào tạo của trường, tỷ lệ chọi vào trường mùa thi năm nay là 1/5, cao nhất trong hệ thống trường chuyên ở địa bàn TPHCM. Kỳ thi vào trường diễn ra từ ngày 26 - 30/5/2018.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chưa ký quyết định công nhận GS,PGS 2017 GS.TSKH Vũ Minh Giang Chủ tịch Hội đồng liên ngành Lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học cho phóng viên biết như vậy trong cuộc trao đổi chiều tối ngày 9/2 sau khi Thủ tướng có yêu cầu rà soát kỹ lưỡng hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS năm 2017. GS.TSKH Vũ Minh Giang Ngay sau khi có văn...