Giáo sư sẽ được trả trên một triệu đồng cho buổi lên lớp
Theo giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, mức hỗ trợ chi trả cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ sẽ bằng 25% mức lương cơ sở, tương đương hơn 300.000 đồng/tiết và hơn một triệu đồng/buổi.
Chiều 22/3, tại cuộc họp thường kỳ UBND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Vĩnh – giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng – báo cáo về đề án tăng các khoản hỗ trợ cho giáo viên, học sinh giỏi đoạt giải trong các kỳ thi và trường THPT chuyên Lê Quý Đôn xin ý kiến UBND TP để trình kỳ họp HĐND TP sắp tới.
Giáo sư, phó giáo sư trên 300.000 đồng/tiết
Ông Vĩnh cho hay theo đề án mới, mức hỗ trợ chi trả cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ sẽ bằng 25% mức lương cơ sở, tương đương hơn 300.000 đồng/tiết và hơn một triệu đồng/buổi.
Chi trả cho thạc sĩ, giảng viên bằng 20% mức lương cơ sở/tiết; chi trả cho cử nhân bằng 15% mức lương cơ sở/tiết.
Giáo viên dạy học sinh giỏi có học sinh tham gia đoạt giải Olympic quốc tế được hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại và các chi phí khác khi đi nước ngoài cùng học sinh.
Ông Vĩnh cho biết sẽ hỗ trợ chi trả cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ bằng 25% mức lương cơ sở, tương đương hơn 300.000 đồng/tiết và hơn 1 triệu đồng/buổi. Ảnh: Lê Phi/ Pháp Luật TP.HCM.
Học sinh đoạt giải nhất quốc gia trước đây được thưởng 15 triệu đồng, nay đề nghị bằng 15 lần mức lương cơ sở; giải nhì trước đây 10 triệu đồng thì nay bằng 10 lần mức lương cơ sở; giải ba bằng ba lần mức lương cơ sở.
Học sinh đạt giải quốc tế, trước đây thưởng 50 triệu đồng, nay đề nghị bằng 50 lần mức lương cơ sở; giải nhì bằng 25 lần và giải ba là 20 lần mức lương cơ sở.
Quá ưu đãi giáo viên trường chuyên
Video đang HOT
Trong khi đó, góp ý về chế độ chính sách dành cho giáo viên, học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn, bà Cao Thị Huyền Trân (Phó ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng) cho rằng hiện tại có quá nhiều ưu ái đối với trường này.
“Nhìn lại ở thời điểm hiện nay, nếu chúng ta duy trì cơ chế đặc biệt như vậy, nó còn phù hợp hay không so với các quy định của trung ương”, bà Trân nói.
Bà phân tích năm 2005, TP ban hành chính sách ưu đãi cho giáo viên trường Lê Quý Đôn là vì ở thời điểm đó trung ương chưa có chính sách nào đối với trường chuyên. Tuy nhiên, đến năm 2007, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư liên tịch số 06 trong đó quy định giáo viên trường chuyên được hưởng thêm 70% mức lương hiện hưởng.
Các trường trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ được tăng đầu tư trong thời gian tới. Ảnh: Lê Phi/Pháp Luật TP.HCM.
“Như vậy, giáo viên trường này hiện hưởng thêm tới 270% lương. Trong khi đó, so với các giáo viên trường khác, giáo viên trường chuyên Lê Quý Đôn được hưởng hệ thống cơ sở vật chất tốt hơn”, bà Trân lý giải.
Bà Trân nói thêm giáo viên trường chuyên Lê Quý Đôn đang đứng tiết ít hơn, dạy ít học sinh hơn các trường khác… Bên cạnh đó, nhân viên tại trường chuyên Lê Quý Đôn cũng được hưởng tăng thêm 1,5 lần lương so với nhân viên các trường khác.
“Các trường khác cũng có đội ngũ giáo viên giỏi và dạy học sinh giỏi nhưng lại không được hưởng chính sách này, như vậy là không công bằng so với các giáo viên khác”, bà Trân nói.
Trước việc này, bà Trân đề nghị nên chỉ cho giáo viên trường chuyên Lê Quý Đôn được hưởng mức lương thêm theo quy định của trung ương là 70%. Còn chính sách hỗ trợ thêm mà lâu này TP ưu ái cho trường này thì nên nhân rộng hỗ trợ trực tiếp cho những giáo viên có thành tích, học sinh đoạt giải trong các kỳ thi.
TP cũng không nên duy trì việc bao cấp cho học sinh trường này mà chỉ hỗ trợ cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tăng mức học bổng hàng tháng để khuyến khích học sinh giỏi.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay mỗi năm TP bỏ ra thêm mười mấy tỷ đồng đầu tư vào trường nhưng đổi lại nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế của TP, đất nước cũng cần phải ghi nhận.
Theo ông Thơ, TP vẫn giữ nguyên các chính sách ưu đãi đối với trường này, tăng các khoản thưởng như đề xuất của sở GD&ĐT, tuy nhiên vẫn phải tăng về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất đối với các trường khác.
“Mình lấy giáo dục số đông, nguồn nhân lực số đông làm mục tiêu chứ không phải đào tạo chỉ một số gà đá để lấy tiếng tăm. TP cần cả triệu người giỏi chứ chỉ một vài người thì cũng khó làm nên được điều gì”, ông Thơ nói.
Theo Lê Phi / Pháp Luật TP.HCM
Dân Phần Lan ngồi không nhận 13 triệu đồng/tháng
Quốc gia vùng Scandinavi sẽ là nước đầu tiên trả lương cho người lao động thất nghiệp, bắt đầu từ tháng sau.
Phần Lan. Ảnh minh họa.
Theo Independent, để kiểm tra tính khả thi của chính sách mới. Chính phủ Phần Lan sẽ lựa chọn 2.000 người tham gia.
Những người này được chọn ngẫu nhiên và không được phép đồng ý hay từ chối. Họ sẽ được nhận một khoản tiền hàng tháng.
Số tiền vào khoảng 560 euro (hơn 13 triệu đồng), được cấp mỗi tháng trong vòng hai năm. Người nhận tiền không cần phải chứng minh họ đang tìm việc hay có bất cứ giới hạn nào khác.
Những người được lựa chọn thuộc nhóm người đang thất nghiệp và chính phủ sẽ không điều tra xem họ còn nguồn thu nhập nào khác hay không.
Các nhà lãnh đạo Phần Lan hy vọng, chính sách này sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của người dân, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và thúc đẩy tạo việc làm.
Nếu thành công, thử nghiệm sẽ được nhân rộng để trở thành mức lương cơ bản cho mỗi người Phần Lan thất nghiệp hàng tháng.
Một số nhà phân tích lo ngại cho rằng, chính sách này sẽ khiến cho nhiều người không muốn tìm kiếm việc làm vì nếu vậy, họ sẽ đánh mất lợi ích thất nghiệp. Đối với một số trường hợp, người đi làm những còn phải đối mặt với nhiều khó khăn tài chính hơn.
Người dân Phần Lan không làm gì cũng được 560 euro mỗi tháng.
Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang kiểm tra tính khả thi của chính sách cung cấp cho người dân mức lương cơ bản hàng tháng. Hồi đầu năm nay, chính phủ Thụy Sĩ có kế hoạch trả khoảng 2.000 bảng Anh nhưng người dân đã bỏ phiếu bác bỏ.
Ở Anh, người phụ trách tài chính của đảng Lao động, ông John McDonnell đã bày tỏ quan điểm ủng hộ nhưng đảng Bảo thủ nói, số tiền như vậy vượt quá khả năng chi trả của chính phủ.
Nhìn chung, chính sách này ở một số quốc gia có sự khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản là cung cấp cho người dân mức lương cơ bản hàng tháng.
Những người ủng hộ cho rằng, chính sách sẽ giúp người dân làm việc ít hơn, giảm bất bình đẳng và giảm tổng chi tiêu phúc lợi.
Số khác nói chính sách này quá tốn kém và làm giảm động lực của những người phải làm những công việc khó khăn.
Theo Danviet
Hỗ trợ ngư dân gặp nạn và một tàu cá bị hỏng máy Trong lúc đang đánh bắt ngoài biển, một ngư dân của tàu cá Đà Nẵng bị đau hông bên trái với chẩn đoán ban đầu là đau quặn thận. Trong khi đó, một tàu cá của Quảng Ngãi thì bị hỏng máy, thả trôi, trên tàu có 10 ngư dân. Sáng ngày 25/10, Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng nhận được yêu...