Giáo sư nổi tiếng chỉ ra 4 lợi ích không ngờ của việc trẻ làm bài tập về nhà
Giáo sư Đại học Thanh Hoa đã gợi ý cho giáo viên và học sinh về giải pháp làm bài tập về nhà hiệu quả.
Những lợi ích của việc làm bài tập về nhà đã được phụ huynh và giáo viên tranh luận trong nhiều năm qua. Mặc dù có nhiều người cho rằng, bài tập về nhà có hại hơn có lợi bởi nó gây ra thêm sự căng thẳng không cần thiết cho mọi người. Nhưng một số người khác lại cho rằng, việc làm bài tập về nhà mang lại nhiều tích cực vì nó giúp trẻ suy nghĩ độc lập hơn sau giờ học trên lớp.
Mới đây, ông Tạ Đại Hòa – Giáo sư nghệ thuật cao cấp tại Đại học Thanh Hoa, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra những phân tích hữu ích về vấn đề giao bài tập về nhà cho trẻ.
Chân dung giáo sư Tạ Đại Hòa.
1. Khuyến khích học sinh luyện tập và thực hành ở nhà
Thông thường một giờ học từ 45 – 50 phút ở trên lớp chỉ đủ để giáo viên giúp học sinh nắm được một cách khái quát nhất những lý thuyết quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ nắm được lý thuyết mà không thực hành thì điều đó gần như không mang lại lợi ích.
Chính vì thế, việc giao bài tập về nhà giúp học sinh có thời gian luyện tập và thực hành kiến thức đã được học trên lớp. Việc làm đi làm lại bài tập sẽ gây nhàm chán, song đây là việc cần thiết để nắm vững kiến thức, đặc biệt là đối với những kiến thức khó.
2. Cho phép bố mẹ cùng con học tập
Nhiều phụ huynh than phiền rằng, họ không biết một cách chính xác các con được học những gì trên lớp. Chính vì thế, những bài tập về nhà sẽ giúp bố mẹ giải quyết được vấn đề này. Vì khi ở lớp, con được học lý thuyết gì thì về nhà sẽ được giao bài tập ấy. Bằng cách này, phụ huynh có thể nắm được tình hình học trên lớp của con.
Video đang HOT
Hơn nữa, khi con làm bài tập về nhà, bố mẹ có thể cùng tham gia để hướng dẫn cho con những chỗ vướng mắc. Việc có người hỗ trợ cũng góp phần tạo nên động lực cho trẻ.
3. Giúp con học được kỹ năng quản lý thời gian
Làm bài tập về nhà là nhiệm vụ của học sinh sau khi kết thúc giờ học ở trường. Tuy nhiên, sau khi tan học, các em còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác, cũng như phải thực hiện các công việc sinh hoạt thường nhật.
Do đó, để vừa có thể tham gia những hoạt động giải trí và sinh hoạt, vừa hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp thì học sinh phải biết cách quản lý và sắp xếp thời gian sao cho hợp lý. Kỹ năng này không chỉ có ích cho việc học trong hiện tại mà còn giúp ích nhiều cho các em trong tương lai.
Làm bài tập về nhà giúp trẻ học được kỹ năng quản lý thời gian. (Ảnh minh họa)
4. Tạo được sự liên kết giữa nhà trường và gia đình
Thông thường, giáo viên ít khi để ý đến cuộc sống gia đình học sinh. Ngược lại, nhiều ông bố bà mẹ cũng không nắm được thời gian học tập, kế hoạch học tập của con. Và bài tập về nhà chính là cầu nối mở ra sự liên kết giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn. Giáo viên có thể qua các bậc phụ huynh để hiểu được nhu cầu của học sinh.
Ngoài ra, thông qua việc trao đổi bài tập về nhà, điểm số với giáo viên, phụ huynh sẽ nắm được điểm mạnh và điểm yếu của con. Từ đó, gia đình và nhà trường sẽ cùng nhau lên một kế hoạch giáo dục, tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.
GIẢI PHÁP HỮU HIỆU: THIẾT KẾ BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Đối với giáo viên
Giáo sư Tạ Đại Hòa khuyến khích giáo viên tự thiết kế bài tập về nhà. Thực tế, có rất ít giáo viên tự thiết kế bài tập về nhà. Hầu hết họ đều mượn bài tập khác nhau từ ngân hàng câu hỏi, tư liệu sẵn có.
Tất nhiên, việc mượn bài tập sẵn như vậy là cần thiết. Nhưng nếu giáo viên có thể tự thiết kế một số bài tập dựa trên ý tưởng của bản thân và tình hình thực tế của học sinh sẽ tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, công việc này giúp đánh giá được năng lực chuyên môn của giáo viên. Mỗi nhà trường cũng nên tạo cho mình một ngân hàng bài tập riêng biệt.
2. Đối với học sinh
Đồng thời, giáo sư cũng khuyến khích học sinh tự thiết kế bài tập về nhà. Việc làm này giúp các em có ý thức hơn trong việc đưa ra ý tưởng giải bài tập. Các em sẽ phát huy được tính sáng tạo, nhạy bén và có thêm động lực giải bài tập do chính mình tạo ra.
Thông qua việc tự thiết kế bài tập về nhà, học sinh sẽ nắm được lỗ hổng kiến thức để tự cải thiện bản thân hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ.
Giáo sư Tạ Đại Hòa nhấn mạnh: “Đừng coi thường những bài tập về nhà của học sinh. Tôi đã làm nghiên cứu trên một nhóm học sinh và nhận ra rằng, chỉ sau một thời gian ngắn, những học sinh tự tạo bài tập cho mình sẽ yêu thích việc học hơn. Nhờ vậy, các em cải thiện được điểm số, đạt thành tích cao trong học tập”.
2 đại học Trung Quốc lọt top 10 'lò' đào tạo giới siêu giàu trên thế giới
Theo một nghiên cứu của Altrata, ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh nằm trong số những trường đại học bên ngoài nước Mỹ đào tạo ra nhiều cựu sinh viên siêu giàu nhất thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của Altrata, ước tính 1.101 cựu sinh viên ĐH Bắc Kinh có giá trị tài sản ròng cực cao (UHNW), đứng thứ 8 trong danh sách. Theo sau là ĐH Thanh Hoa, ước tính đào tạo ra khoảng 1.100 cựu sinh viên siêu giàu.
Nhà sáng lập gã khổng lồ công nghệ Baidu - được mệnh danh là Google của Trung Quốc - tỷ phú Lý Ngạn Thành sở hữu trị giá tài sản khoảng 7,7 tỷ USD và là người giàu thứ 45 của Trung Quốc theo Forbes. Ông đã nhận bằng cử nhân Khoa học thông tin tại ĐH Bắc Kinh.
Tỷ phú Khương Tân - đồng sáng lập tập đoàn khoa học, công nghệ đa quốc gia GoerTek, và Tôn Hoành Bân - người sáng lập và chủ tịch của công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc Sunac, lấy bằng thạc sĩ tại ĐH Thanh Hoa.
Cùng với ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa lọt top trường đào tạo giới siêu giàu trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Xếp hạng cao nhất ở châu Á là ĐH Quốc gia Singapore, với 3.653 sinh viên tốt nghiệp thuộc tầng lớp siêu giàu.
ĐH Cambridge của Vương quốc Anh đứng đầu bảng các đại học bên ngoài nước Mỹ, với con số 4.149.
"Sinh viên tốt nghiệp của một trường đại học không chỉ đơn giản là đầu ra của chương trình giáo dục. Trên thực tế, các cựu sinh viên có thành tích cao mang lại cho trường của họ nhiều lợi ích khác nhau trên khía cạnh tài chính và học thuật" - báo cáo đánh giá.
Những đường hướng cựu sinh viên phát triển trong sự nghiệp chuyên môn của họ - cho dù là trong lĩnh vực kinh doanh, khoa học, nghệ thuật hay các lĩnh vực khác - nói lên chất lượng của chương trình giáo dục, thương hiệu và chất lượng cơ sở hạ tầng của trường giúp ích cho sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Cũng theo nghiên cứu này, nhìn chung, các trường đại học Mỹ chiếm ưu thế trong đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu. ĐH Harvard ước tính có 17.660 sinh viên, tiếp theo là ĐH Stanford với 7.972 và ĐH Pennsylvania là 7.517.
Cựu sinh viên siêu giàu của Harvard chiếm 5% dân số giới siêu giàu toàn cầu, ước tính là 352.230 người, phản ánh "tầm vóc và cơ hội kết nối" của trường Ivy League mang lại cho sinh viên.
Altrata cũng xếp hạng riêng biệt những sinh viên tốt nghiệp siêu giàu có, những người tự kiếm tiền thay vì thừa kế từ gia đình.
Trong hạng mục này, Viện Công nghệ California đứng đầu danh sách tại Mỹ. Đối với các trường ngoài Mỹ, ĐH Bắc Kinh và ĐH Phúc Đán đồng thời ở vị trí thứ 2, xếp sau Học viện Quản lý Ấn Độ Ahmedabad.
Dựa trên độ tuổi, ĐH Thanh Hoa có cựu sinh viên trẻ siêu giàu xếp ở vị trí thứ 4, với độ tuổi trung bình là 49,3 trong khi số liệu từ top5 trường đại học Mỹ là từ 56,7 đến 58,1 tuổi.
Đối với các trường đại học đào tạo ra nhiều giám đốc điều hành cao cấp nhất, Harvard vẫn dẫn đầu, tiếp theo là trường kinh doanh của Pháp INSEAD.
Từ kém tiếng Anh đến nhà khoa học 'ảnh hưởng nhất thế giới' Sau 32 năm nỗ lực, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên thành danh trở về nước mang theo khát vọng định vị khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. "Tôi được sống lại những cảm xúc mà 32 năm nay chưa có được", vị giáo sư sinh năm 1970 Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Hoa Kỳ) nói trong lần trở về...