Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đọc sách sẽ giúp chúng ta sống tử tế hơn, hạnh phúc hơn
Chiều 16/4, Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức nói chuyện chuyên đề “ Văn hóa đọc trong thời đại thông tin”. Khách mời tham gia nói chuyện là GSTS – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.
Dự buổi nói chuyện có ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hơn 300 học sinh của các Trường THPT: Chuyên Bắc Giang, Ngô Sĩ Liên, Thái Thuận, Nguyên Hồng (TP Bắc Giang), Yên Dũng số 2 (Yên Dũng)…
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ về lợi ích của đọc sách tại buổi nói chuyện chuyên đề.
Với lối dẫn dắt trò chuyện mộc mạc, gần gũi, thân thiện, trong 2 giờ, GS Nguyễn Lân Dũng đã đề cập sâu đến tầm quan trọng, lợi ích, ý nghĩa của việc đọc sách. Mỗi khía cạnh đều có dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu, thuyết phục mạnh mẽ người nghe. Từ đó, truyền cảm hứng về niềm đam mê đọc sách đối với lớp trẻ.
GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh, sách không những là người bạn mà còn là món ăn tinh thần. Vì là món ăn nên chúng ta phải chọn lựa cẩn thận, cần chọn những món ăn có lợi, không có chất độc hại. Sách cung cấp kiến thức, bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. “Đọc sách sẽ giúp chúng ta sống tử tế hơn, hạnh phúc hơn”, ông nói.
Video đang HOT
Học sinh tương tác với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi nói chuyện chuyên đề
GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, học sinh muốn đọc sách hiệu quả cần phải có sách công cụ như: từ điển, bách khoa toàn thư… Đối với những học sinh, sinh viên muốn tìm tòi, nghiên cứu sâu cần đọc nhiều sách chuyên ngành. GS Nguyễn Lân Dũng cũng chia sẻ về sự cần thiết phải đọc sách bằng tiếng nước ngoài để trau dồi ngoại ngữ, hiểu thêm văn hóa, mở mang tri thức, vốn hiểu biết về nền văn minh nhân loại song muốn đọc được những loại sách đó cần phải trang bị, tích lũy cho mình vốn kiến thức từ rất sớm.
Ông khuyên độc giả nên đọc nhiều sách văn nghệ để cho cuộc sống vui vẻ hơn, thoải mái hơn, đồng thời gợi mở học sinh không nên bỏ qua 100 cuốn sách nước ngoài kinh điển như: Những người khốn khổ, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Đồi gió hú,…. GS Nguyễn Lân Dũng dẫn chứng, các quốc gia phát triển như: Pháp, Nhật Bản, người dân rất yêu thích đọc sách. Khi đi trên xe buýt, tàu, xe điện họ đều tranh thủ đọc.
Đặc biệt, ở Israel – quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, khô hạn, thiếu nước song phần lớn các giải Nobel về kinh tế thuộc về các nhà khoa học của đất nước này. Đây cũng là quốc gia bán công nghệ thực phẩm ra nước ngoài lớn nhất thế giới.
Một trong những bí quyết cơ bản dẫn tới thành công đó là người dân ở quốc gia này rất ham mê đọc sách. Ông khuyên mọi người cần lựa chọn những loại sách phù với sở thích, trình độ, lứa tuổi, phục vụ mục tiêu, lý tưởng mình theo đuổi.
Các đại biểu tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Tại buổi nói chuyện, GS Nguyễn Lân Dũng cũng đã giải đáp một số câu hỏi của giáo viên, học sinh, như: Việc bố trí thời gian đọc sách, chọn sách định hướng nghề nghiệp; làm sao để trẻ em ham đọc sách, hạn chế xem những trò chơi điện tử vô bổ trên điện thoại, máy tính; vấn đề bản quyền sách…
GSTS- Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng năm nay 84 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu Sinh học hàng đầu Việt Nam, một nhà khoa học có tên tuổi. Ông từng tham gia nhiều diễn đàn, buổi nói chuyện chuyên đề về văn hóa đọc, nhất là đối với lớp trẻ. Đến nay, ông đã có 120 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, viết khoảng 80 cuốn sách ở nhiều thể loại, trong đó có nhiều sách khoa học.
Phát động "Ngày hội sách năm 2021" tại trường Tiểu học Trung Yên
Ngày 16/4, trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) đã tổ chức "Ngày hội đọc sách năm 2021" cho học sinh toàn trường với chủ đề "Sách - Hành trang vào tương lai".
Phát biểu tại buổi lễ, nhà giáo Đỗ Thị Mai - Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Yên cho biết, trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách giống như "con thuyền tri thức", "Người bạn tâm giao"... chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín của mỗi con người và khi con người "ngừng đọc sách là ngừng tư duy". "Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay"...
Lãnh đạo trường Tiểu học Trung Yên tặng 2.000 cuốn sách cho Thư viện Thiếu nhi phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của sách, với mong muốn phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, trường Tiểu học Trung Yên đã phối hợp với UBND phường Trung Hòa tổ chức "Ngày hội sách năm 2021" chào mừng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 8 năm 2021 với chủ đề "Sách- Hành trang vào tương lai".
Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Yên cho biết, nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, nha trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện lớp và Thư viện trường. Khuyến khích các thầy, cô giáo và học sinh trong toàn trường tích cực đọc sách, truy cập internet để tìm đọc những kiến thức hữu ích phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt và cuộc sống.
Học sinh trường Tiểu học Trung Yên tham quan các gian hàng sách trương bày trong ngày hội.
Đồng thời, phát động học sinh "Góp một cuốn sách nhỏ - đọc ngàn cuốn sách hay". Khuyến khích các thầy, cô giáo và học sinh tham gia sáng tác thơ, truyện ngắn viết về ngành, cuộc sống... "Thông qua chương trình này, chúng tôi monh muốn các nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh hãy tạo những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng văn hóa đọc trong học sinh. Đồng thời, tích cực xây dựng tủ sách lớp học vì tương lai tốt đẹp của chính con em mình" - Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Yên Đỗ Thị Mai nhấn mạnh.
Nâng tầm tri thức từ văn hóa đọc Từ xưa, đối với người Việt, đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin mà còn là một trong những hoạt động văn hóa thể hiện tinh thần hiếu học, là thái độ, là cách ứng xử của mỗi người đối với tri thức. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự bùng nổ công nghệ thông...