“Giáo sư không được làm hiệu trưởng phải trở về Mỹ”: Sửa ngay Luật giáo dục đại học
Từ câu chuyện Giáo sư Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen và quay trở lại Mỹ, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, dự thảo Luật giáo dục đại học đang sửa để thay đổi cách bổ nhiệm hiệu trưởng hiện nay.
Vậy Luật giáo dục đại học sẽ sửa đổi như thế nào cho phù hợp với thực tế?, phóng viên đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT để làm rõ hơn về vấn đề này.
Hiệu trưởng và giáo sư – 2 tiêu chuẩn khác nhau
Bà nghĩ sao về việc GS Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen nên trở lại Mỹ làm việc. Dư luận cho rằng chưa được xử lý một cách linh hoạt dẫn đến sự ra đi của một người tài?
Trước hết chúng ta cũng phải thống nhất về quan điểm: hiệu trưởng và GS là 2 chức danh rất khác nhau, vì vậy, tiêu chuẩn cũng khác nhau.
Tôi không muốn nói đến 1 trường hợp cụ thể, nhưng nếu có 1 GS giỏi nào đó mà không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng cũng không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc tranh cãi, bởi vì tiêu chuẩn khác nhau.
Trên thực tế, nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý… trở thành hiệu trưởng, nhưng cũng có rất nhiều các GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng.
Cũng không vì trường hợp đặc biệt của GS Thành mà chúng ta nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công. Vì hiện nay nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình vẫn rất hiệu quả.
Những điểm ngẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các bên khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn ngày càng đóng góp to lớn cho đất nước.
Trường hợp GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do. Quy định của Luật hiện hành là như vậy và các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử của nó, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác, vì vậy, các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy.
Nếu Trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách vẫn đạt được sự hợp tác, vẫn đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc phải chấm dứt hợp tác.
Ví dụ, có thể bổ nhiệm với chức danh là Phó Hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng.
Với lộ trình sửa Luật GD ĐH hiện nay, nếu được QH thông qua vào tháng 11 năm nay, thì GS Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tới 2019 là Luật GD ĐH sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT
Các cá nhân, tổ chức đều phải tuân theo Luật
Ngoài quy định chung, liệu có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa đủ “khớp” hết với quy định chung, thưa bà?
Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục đại học quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng về điều kiện này nhưng chính vì vậy mà nó bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng.
Những quy định như vậy là một trong các lý do cần phải sửa đổi bổ sung ngay Luật Giáo dục đại học.
Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.
Mặc dù vậy, tôi xin nhắc lại, trong trường hợp cụ thể như Trường Đại học Hoa Sen mà dư luận đang quan tâm, nếu nhà trường và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể vừa đạt được hợp tác, vừa thực hiện đúng Luật, không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng ngay ở thời điểm mà điều này còn đang trái với quy định hiện hành.
Hiện nay, Ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình Dự thảo Luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn, nút thắt” nhất của Luật hiện hành như đã xảy ra trên thực tế.
Thời gian 5 năm để tích lũy kinh nghiệm quản lý mới được làm hiệu trưởng, theo bà có hợp lý và hiệu quả không?
Thực sự, chọn 1 con số cũng chỉ mang tính ước lệ. Rất khó để giải thích rằng 5 năm là phù hợp mà 4 năm lại không phù hợp. Tuy nhiên Luật hiện hành chọn 5 năm vì đó là 1 nhiệm kỳ quản lý.
Thời gian không phải điều kiện duy nhất, cũng không phải là thước đo duy nhất với kinh nghiệm. Có người tích lũy kinh nghiệm nhanh, có người lâu hơn. Vì vậy, yếu tố thời gian phải kết hợp với các yếu tố khác nữa.
Có ý kiến cho rằng quy định 5 năm quản lý cấp khoa/phòng chỉ nên áp dụng với trường công. Nếu áp với trường tư sẽ đi ngược lại xu thế tư chủ đại học, nhất là ở các trường tư thục hoàn toàn hoạt động bằng vốn của cổ đông như ĐH Hoa Sen?
Tôi đồng ý quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng trong luật hiện hành cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn trong giai đoạn sắp tới. Nhưng cũng không hẳn đồng ý về việc phân biệt công tư đối với chất lượng nói chung và chuẩn hiệu trưởng nói riêng.
Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện tự chủ đại học, các tiêu chuẩn tối thiểu cần áp dụng thống nhất để tạo mặt bằng chất lượng chung trogn toàn hệ thống. Bởi khác với quản trị, quản lý nói chung, quản lý của một trường đại học công cũng như tư, đó là quản lý tạo ra môi trường học thuật, học tập nghiên cứu, để các GS, các trí thức, nghiên cứu sinh, học viên làm việc hiệu quả nhất.
Vì vậy không cần thiết phải phân biệt trường công, trường tư, tất cả hiệu trưởng đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản lý giáo dục đại học và vì vậy tiêu chuẩn này cũng là cần thiết để áp dụng chung cho cả hệ thống.
Thực tế hiện nay không phân biệt các chuẩn chất lượng giữa ĐH công và tư thục, có khác nhau chỉ là khác về quy trình, thẩm định.
Hội đồng trường, Hội đồng quản trị sẽ quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng
Qua chuyện GS Thành, có vẻ quy định hiệu trưởng không còn phù hợp với thực tế? Bộ đang sửa đổi bổ sung Luật GD ĐH, quy định này được rà soát, sửa đổi, bổ sung thế nào, thưa bà?
Quy định chuẩn hiệu trưởng trước hết để tạo ra mặt bằng chất lượng chung đối với chức danh quan trọng này và chuẩn đó là căn cứ để lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm và đó cũng là căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong các ứng viên đạt chuẩn.
Xét đến cùng thì chúng tôi cho rằng, đó là điều kiện để tạo ra tính chuyên nghiệp hóa trong công tác quản lý, quản trị đại học, để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Những chuẩn này đến giai đoạn mới cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn. Hiện nay Luật Giáo dục Đại học đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng.
Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định.
Tốt hơn ở chỗ: mở rộng diện lựa chọn thì sẽ chọn được người tốt hơn và giảm thủ tục hành chính thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ ở mức cao hơn.
Trong khối tư thục, gọi là đi thuê, hợp đồng hiệu trưởng, còn trong khối công lập cũng có thể là hợp đồng ở các trường tự chủ, hoặc Hội đồng trường quyết định và cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khác nhau ở chỗ đó, nhưng chuẩn chất lượng không khác nhau.
Hội đồng trường/hội đồng quản trị mới là người phải giải trình một cách thuyết phục với nhà trường, với cổ đông và các bên liên quan về sự lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường.
Có ý kiến nói rằng Luật làm sao phải thu hút được hiền tài mới là Luật?
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, đánh giá về hiền tài như thế nào cần đặt trên mặt bằng chung của cả hệ thống. Nếu không quy định mặt bằng chung thì lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền.
Chúng ta đã nói, luật hiện hành đang cần sửa đổi và đang được rà soát để sửa đổi bổ sung. Kỳ họp Quốc hội tới đây, Chính phủ đã trình dự luật ra Quốc hội.
Quy định nào cũng có mặt trái và quan trọng là cơ quan quản lý phải có phương án phòng ngừa rủi ro các mặt trái của quy định này. Ví dụ, với quy định thiên về định lượng, như ta nói là 5 năm cương vị quản lý cấp phòng chẳng hạn, định lượng này dễ hình dung, dễ áp dụng, tạo ra mặt bằng chung, nhưng cũng dễ bị coi là cứng nhắc, không linh hoạt trong những trường hợp cụ thể. Và thông thường quy định định lượng tuổi thọ không cao, cần sửa đổi bổ sung nhanh hơn.
Các quy định có tính chất định tính, cụ thể là trong luật GD ĐH 2012 chỉ quy định năng lực quản lý, quản trị,… sẽ khiến các quy định đó dễ áp dụng trên thực tế, nhưng cũng dễ xảy ra khả năng bị vận dụng tùy tiện do phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền, không tạo ra mặt bằng chất lượng chung cho cả hệ thống.
Vì vậy, khi sửa luật, chúng tôi phải kết hợp cả tiêu chuẩn có tính định tính và có tính định lượng, để đảm bảo mặt bằng chung nhưng cũng tạo ra sự tự chủ cho người có thẩm quyền, để linh hoạt trong từng trường hợp nhất định.
Hiện nay, Dự thảo Luật Giáo dục đại học sẽ tiếp tục được xin ý kiến Quốc hội theo quy trình soạn thảo văn bản luật và Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa Dự thảo để ngày càng hợp lý hơn, vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng để tạo ra mặt bằng chất lượng tối thiểu trong cả hệ thống đối với chức danh quản lý quan trọng này, vừa đảm bảo quyền của hội đồng trường/hội đồng quản trị nói riêng và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nói chung trong việc lựa chọn hiệu trưởng.
Xin trân trọng cám ơn bà!
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dân trí
Ý kiến trái chiều sau việc GS Trương Nguyện Thành rời Hoa Sen
Nhiêu nhà quản lý cho răng Bô Giao duc cưng nhăc trong quy đinh tiêu chuân hiêu trương đai hoc, song co ngươi lai cho răng điêu nay hơp ly.
Sư viêc GS Trương Nguyện Thành rời Đại học Hoa Sen vi không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng sau hơn môt năm vê Viêt Nam công tac đươc nhiêu nhà quản lý giao duc quan tâm.
Quy đinh cua Bô Giáo dục cưng nhăc
GS Vũ Văn Hóa, Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng quy định phải có 5 năm làm quản lý cấp khoa, phòng mới được làm hiệu trưởng, trong trường hợp GS Trương Nguyện Thành là cứng nhắc.
GS Thành đã có thời gian làm hiệu phó, phụ trách nhiều công việc của Đại học Hoa Sen. Một năm sau ông được 16/18 thành viên Hội đồng quản trị bầu giữ chức hiệu trưởng chứng tỏ ông đã làm tốt công tác quản lý, được cán bộ, giảng viên của trường thừa nhận, tin tưởng.
"Một hiệu phó giỏi, sau thời gian ngắn được bầu làm hiệu trưởng là điều bình thường. Với sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của Hội đồng quản trị, cán bộ, giảng viên, GS Trương Nguyện Thành có đủ tư cách để làm hiệu trưởng. Việc áp dụng quy định phải 5 năm làm quản lý cấp khoa, phòng ở cơ sở giáo dục đại học là không hợp lý trong trường hợp này", GS Hóa nói.
Lãnh đạo Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đánh giá, việc GS Trương Nguyện Thành từ một nền giáo dục phát triển nhất thế giới về Việt Nam làm lãnh đạo trường đại học, chứng tỏ ông rất yêu và muốn phát triển đất nước. Viêc ông quay lại Mỹ vì lý do không thuyết phục, sẽ khiến những người tài giỏi khác "nhụt chí", không muốn về cống hiến cho Việt Nam.
Môt phó giáo sư co kinh nghiêm quan ly giao duc đai hoc tai TP HCM cung cho răng, quy đinh phai 5 năm lam quan ly câp khoa, phong mơi đươc lam hiêu trương la không hợp lý. Đăt vao trương hơp ông Thanh mơi thây no can trơ chinh sach thu hut nhân tai cua nha nươc.
"Ngươi lam lanh đao khoa, phong 5 năm thi chưa chăc đa lanh đao môt đai hoc tôt va ngươc lai. Điêu quan trong la Hội đồng quản trị cua trương Hoa Sen đa đông thuân bo phiêu cho ông Thanh, tưc la ho đa xem xet năng lưc thưc tê va tin tương ông. Ho la trương tư thuc nên tư chiu trach nhiêm vê quyêt đinh cua minh, đo cung la biêu hiên cua quyên tư chu", phó giáo sư nêu quan điêm.
GS Trương Nguyên Thanh. Anh: Đai hoc Hoa Sen.
Yêu câu quan ly câp khoa, phong 5 năm la cân thiêt
La môt trong sô it ngươi đồng sáng lập trương Tin hoc va Quan ly Hoa Sen, tiên thân cua Đai hoc Hoa Sen, PGS Nguyên Thiên Tông (Đai hoc Bach khoa TP HCM) thăng thăn: "Hội đồng quản trị cua Đai hoc Hoa Sen không cân nhăc ky trươc khi bo phiêu đê xuât ông Thanh lam hiêu trương. Quy đinh cua Bô Giao duc và Đào tạo cho chưc danh nay la hơp ly".
Theo ông Tông, không chi co quy đinh cua Bô Giao duc ma môi đai hoc co quy đinh riêng tiêu chuân cho chưc vu hiêu trương, trong đo phân lơn yêu câu phai co kinh nghiêm quan ly câp phong, khoa. "Đây la nhưng bươc chuyên cân thiêt va logic. Đôt ngôt đưa môt ngươi chưa co kinh nghiêm quan ly lên môt chưc rât cao trong đai hoc la không nên", ông Tống nói.
Ông Tông cho răng cân phân biêt ro kha năng nghiên cưu khoa hoc va kha năng quan ly cua môt ngươi. Ông Thanh la nha khoa hoc co thâm niên, song vê măt quan ly lai chưa nhiêu kinh nghiêm, cân thơi gian trung gian lam bươc chuyên. "Tôi nghi ông Thanh nên ơ lai Hoa Sen, tiêp tuc công viêc ơ môt khoa, sau đo tiên đên lam hiêu trương se đong gop nhiêu hơn cho trương", ông Tông bay to.
Lãnh đạo trường đại học ở Hà Nội ủng hộ việc giữ quy định về kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng ở cơ sở giáo dục đại học cho vị trí hiệu trưởng. Từ kinh nghiệm bản thân, khi chuyển từ cấp trưởng phòng phụ trách đào tạo đi lên hiệu phó và quản lý nhiều lĩnh vực, ông đã phải học rất nhiều mới biết việc và đưa ra những quyết sách đúng quy định, phù hợp với điều kiện nhà trường.
Kinh nghiệm nhiều năm làm quản lý cấp dưới giúp ông rút ngắn được thời gian học hỏi, đảm đương được công việc và được lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng. "Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý cấp dưới có nhất thiết phải là 5 năm hay không thì cần xem xét lại. Các nhà quản lý cần suy nghĩ, để tạo thuận lợi nhất cho người có tài được làm lãnh đạo trường đại học", ông này nói.
Cân điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý với hiêu trương
Ba Nguyên Thi Kim Phung, Vu trương Giao duc Đai hoc (Bô Giao duc va Đao tao) khăng đinh Luật giao duc đai hoc 2012 quy định một trong các tiêu chuẩn hiệu trưởng la "có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm". Vì vậy, trên bình diện chung nhất, ở thời điểm nay, các văn bản dưới luật và thực tế thực thi pháp luật đều tuân thủ quy định.
Theo ba Phung, tiêu chuẩn hiệu trưởng cần có nội dung về kinh nghiệm quản lý như một điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. Ở Việt Nam và nhiều nước, hầu như không có hiệu trưởng đại học nào trước khi được bổ nhiệm lại chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực được giao quản lý. Càng trường uy tín thì kinh nghiệm ứng viên hiệu trưởng càng quan trọng. Đó cũng là một trong các căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong số ứng viên.
Ba Phung cho biêt, Luật giao duc đai hoc đang trong giai đoan sửa đổi. Ban soạn thảo quy định nội dung trên theo hướng mở: "Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học". Năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học này sẽ do Hội đồng trường, Hội đồng quản trị xác định, lựa chọn.
Sau năm hội thảo lây y kiên bô sung, hoan thiên luât ơ Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ, nhiều ý kiến cho răng không nên hạ thấp tiêu chuẩn của luật hiện hành. Tiếp thu các ý kiến góp ý, từ dự thảo lần bốn, Ban soạn thảo tiếp tục quy định "có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở lên".
Nội dung của dự thảo vẫn giữ số năm quản lý nhưng mở hơn, không nhất thiết phải có kinh nghiệm ở cơ sở giáo dục đại học mà có thể quản lý giáo dục đại học ở các cơ quan bộ, ngành, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến si. Qua hai dự thảo lần bốn và năm cho đến nay, không có ý kiến góp ý về nội dung này.
"Ngay cả khi cần có quy định chuẩn hóa, định lượng hóa các tiêu chuẩn chức danh để lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ quản lý kế cận, chuyên nghiệp... thì tôi cho rằng pháp luật vẫn cần có quy định mở. Trường hợp nhất định có thể chấp nhận cách giải quyết linh hoạt, không nên máy móc", ba Phung nói.
Vụ trưởng Giáo dục Đại học cho rằng tất nhiên vẫn cần đảm bảo các điều kiện như: mặt bằng chung về các tiêu chuẩn tối thiểu; do hội đồng trường, hội đồng quản trị lựa chọn, quyết định; nếu chưa đủ điều kiện này thì phải có các điều kiện cần thiết khác vượt trội hơn... Hội đồng trường, Hội đồng quản trị phải giải trình được một cách thuyết phục về sự lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường.
Ngày 4/5, GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, gửi thư chia tay giảng viên, sinh viên sau hơn một năm làm việc.
Trước đó, ông Thành được 16 trong tổng số 18 thành viên Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen đồng ý đề cử giữ chức hiệu trưởng nhà trường. UBND TP HCM, Sở Giáo dục đã gửi hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định trường hợp này.
Theo Bộ Giáo dục, Đại học Utah (Mỹ), nơi ông Thành từng công tác có quy mô sinh viên và giảng viên lớn. Tuy nhiên, những vị trí mà ông tham gia là chủ tịch một số hội đồng của các nhóm công việc chuyên môn, hoặc liên quan đến đại học này, không phải là khoa hoặc phòng của trường.
Từ đó, Bộ Giáo dục cho rằng không đủ cơ sở pháp lý để công nhận tiêu chuẩn hiệu trưởng đại học đối với ông Thành (tiêu chí là phải tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm).
GS Trương Nguyện Thành (56 tuổi, quê Quy Nhơn, Bình Định) có gần 40 năm tu nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Năm 1990, ông Thành lấy bằng tiến sĩ và giành được giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ. Sau đó ông học tiếp sau tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý. Năm 1992, ông trở thành giáo sư chính môn Hóa lượng tử tại Đại học Utah.
Năm 2005, ông Thành được Phó chủ tịch UBND TP HCM khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân mời về nước diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán, chuẩn bị cho việc phát triển ngành khoa học mới mẻ này tại Việt Nam.
Giáo sư Thành được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP HCM. Cuối năm 2016, ông về công tác tại Đại học Hoa Sen với cương vị phó hiệu trưởng điều hành.
Quỳnh Trang - Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi và trình lên Chính phủ. Có thể thấy cả xã hội đang chờ đợi những thay đổi tích cực của ngành Giáo dục. Báo GD&TĐ đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình,...