Giáo sư Hà Huy Khoái chia sẻ quan điểm đang gây tranh cãi: Dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên, làm gì?

Theo dõi VGT trên

“Vinh danh học sinh giỏi cũng là điều tốt, nhưng nên nhớ rằng, vinh quang bao giờ cũng đồng thời là một gánh nặng, nhất là đối với tuổi trẻ”, GS Hà Duy Khoái cho hay.

Những ngày vừa qua, đông đảo phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục bàn luận sôi nổi về việc có nên tồn tại trường chuyên hay không. Người thì đồng tình vì cho rằng các trường đã và đang đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Có người thì bày tỏ không nên có trường chuyên vì tạo áp lực cho học sinh hoặc thay vì chỉ biết học thì trường nên dạy thêm kỹ năng sống cho các em…

Chúng tôi xin chia sẻ quan điểm của GS Hà Huy Khoái (Nguyên Viện trưởng Viện Toán học) về việc có nên bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT chuyên hay không, dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên thì làm gì. Quan điểm này được GS Hà Huy Khoái chia sẻ tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) 1974-2014.

Bài thầy viết tuy đã lâu nhưng quan điểm vẫn còn giá trị với thời điểm hiện tại, chúng tôi xin trích đăng để bạn đọc có thêm góc nhìn về vấn đề đang gây tranh cãi trong những ngày qua.

Giáo sư Hà Huy Khoái chia sẻ quan điểm đang gây tranh cãi: Dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên, làm gì? - Hình 1

GS Hà Huy Khoái (Nguyên Viện trưởng Viện Toán học).

Nội dung bài chia sẻ như sau:

“Tôi không nghĩ là sẽ đưa ra được câu trả lời. Cũng không chờ đợi một câu trả lời của các bạn theo kiểu toán học “1 hay 0″. Tôi bắt đầu với những câu hỏi, và hy vọng sẽ nhận được nhiều câu hỏi lớn hơn.

Thường thì xã hội đi lên khi tìm cách đối diện với những câu hỏi, có thể ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, chứ không bằng con đường tuân thủ một đáp án có sẵn.

Bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT Chuyên, cần hay không?

Chắc không ai “nói không” với bồi dưỡng học sinh giỏi. Đơn giản vì “phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Nhưng, bồi dưỡng như thế nào, đầu tư vào việc đó như thế nào xét trong khung cảnh đầu tư cho giáo dục “đại trà”, lại là một câu hỏi lớn.

Chúng ta không thể chỉ tập trung vào học sinh giỏi, mà mục tiêu là phải nâng cao mặt bằng dân trí chung, và cuối cùng, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội. Trong khi cần có nền giáo dục thích hợp cho mọi người, thì cái khó mà ngành giáo dục gặp phải lại, có thể tạm gọi, là tính cá thể của mỗi con người.

Không thể đối xử với một tập hợp học sinh như với một tập hợp công cụ thuần nhất nào đó. Cứ nhìn vào một số lĩnh vực khá đặc thù thì rõ. Để trở thành một “cao thủ võ lâm”, người ta phải lên núi theo thầy nhiều năm, chứ không thể học trong một lớp “đại trà”, nơi chỉ thích hợp với những người định theo nghề “mãi võ bán thuốc”.

Cũng như vậy, một nghệ sĩ dương cầm tài ba chỉ đào tạo cùng một lúc 5-10 học trò là cùng. Mà đào tạo trong nhiều năm. Như vậy mới có thể có Đặng Thái Sơn hay Tôn Nữ Nguyệt Minh. Không chỉ với “người tài” mà với mỗi người bình thường, nếu xét một cách “lý tưởng”, thì cũng cần có phương pháp giảng dạy riêng thích hợp cho họ. Nhưng hiển nhiên là không thể cung cấp cho mỗi người một chương trình riêng, một hệ thống giáo viên riêng, như các vị thái tử ngày xưa với các quan thái phó! Vì thế, tất yếu phải làm giáo dục “đại trà”! Tuy nhiên, trong khi chưa thể có đủ trường, đủ lớp, đủ thầy giỏi cho một số đông, thì việc tập trung vào đào tạo một số ít nhằm “bồi dưỡng nhân tài” là một điều không thể tránh khỏi.

Cũng cần nói thêm một điều. Ở Việt Nam hiện nay, con em những gia đình khá giả có thể theo học những loại hình trường “quốc tế”, trường “chất lượng cao” với học phí cũng cao ngất ngưởng (vượt quá tầm mà một người bình thường có thể hình dung, chưa nói là lo liệu được). Việc tạo điều kiện học tập tốt tương tự cho những học sinh tài năng xuất thân từ những gia đình nghèo hơn chỉ có thể nhờ vào Nhà nước. Trên thực tế, đã có rất nhiều em học sinh nghèo, nhờ được học ở các trường chuyên mà trở thành những người xuất chúng trong nhiều lĩnh vực. Như vậy, việc đầu tư vào hệ thống THPT chuyên đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Những điều nói trên có lẽ là lý do tồn tại hệ thống các trường THPT chuyên.

Giáo sư Hà Huy Khoái chia sẻ quan điểm đang gây tranh cãi: Dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên, làm gì? - Hình 2

Video đang HOT

Ở những nước phát triển, hệ thống “giáo dục đại trà” đã đạt đến chất lượng nào đó. Hơn nữa, đối với những học sinh có năng khiếu hoặc ham thích môn học nào đó, những điều kiện để tiếp cận với tài liệu, sách báo, thầy giáo giỏi cũng hết sức dễ dàng. Những điều kiện như vậy có thể còn tốt hơn nếu so với những gì các học sinh THPT chuyên của chúng ta có được. Có lẽ đó là lý do mà ở các nước phát triển, nhu cầu về một hệ thống trường chuyên không được đặt ra. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ở các nước Phương tây không tồn tại những trường THPT rất đặc biệt, mà thực chất, việc tuyển chọn học sinh, những điều kiện học tập ở đó cũng không khác gì “trường chuyên”.

Lấy ví dụ ở nước Pháp. Không ai nói rằng ở Pháp tồn tại một hệ thống trường chuyên, nhưng ai cũng biết ở Pháp có một số trường Lycée nổi tiếng như: Louis le Grand, Henri IV, mà chỉ riêng việc là học sinh cũ của các trường đó đã là niềm tự hào suốt đời của nhiều người (xem: hồi ký André Weil). Không chỉ ở Paris, mà hầu như mỗi tỉnh của nước Pháp đều có một trường Lycée có thể xem là trường chuyên (Pierre de Fermat ở Toulouse là một ví dụ). Ở Mỹ, nếu nhìn vào danh sách những học sinh Mỹ đã từng được giải trong các kỳ IMO, ta thấy họ chỉ thuộc một số rất ít trường.

Như vậy, có thể nói rằng, hình thức tương tự THPT chuyên tồn tại ở hầu hết các nước, kể cả những nước có nền khoa học phát triển cao.

Tuy nhiên, điều cần bàn lại là: trong những trường đó, người ta dạy cái gì?

Dạy gì ở trường THPT chuyên?

Là một người nhiều năm quan tâm đến việc giảng dạy trong các lớp chuyên Toán, tôi chỉ xin được đề cập đến việc dạy toán. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề có lẽ là chung cho việc giảng dạy, không chỉ với những môn “chuyên”, không chỉ với môn Toán.

Mục tiêu của việc giảng dạy ở những lớp chuyên toán trước tiên là để phát triển năng khiếu toán học ở học sinh. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta cần những con người toàn diện. “Con người toàn diện”, nói một cách cụ thể hơn, là người có khả năng đối diện với mọi thách thức của cuộc sống.

Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể đạt mục tiêu đó, cần giảng dạy những gì “sát với thực tế của cuộc sống”. Đúng là như vậy. Nhưng có điều quan trọng: hiểu thế nào là “sát thực tế”? Nếu như thực tế bây giờ đang cần cái gì, ta dạy học sinh cái đó thì e rằng sẽ không “sát thực tế” khi học sinh bước vào đời. Dạy họ làm cái ô tô chạy xăng thì khi ra đời, mọi ô tô có thể đã chạy bằng pin mặt trời! “Thực tế” thay đổi rất nhanh, nhất là trong thời đại công nghệ cao của hôm nay.

Giáo sư Hà Huy Khoái chia sẻ quan điểm đang gây tranh cãi: Dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên, làm gì? - Hình 3

Nhưng có một “thực tế” không bao giờ thay đổi: để có thể thích ứng với mọi công nghệ mới, mọi lý thuyết mới, mọi thay đổi của xã hội, con người cần một kiến thức cơ bản thật vững chắc. Về cả tự nhiên và xã hội. Nhiều công ty, cơ quan phàn nàn về việc sinh viên ra trường chưa làm việc được ngay, mà phải “đào tạo lại”. Nguyên nhân hoàn toàn không phải vì nhà trường không dạy những cái công ty đang cần (và hiển nhiên cũng không thể dạy tất cả những gì mà các công ty khác nhau đang cần), mà chính vì đã dạy chưa cơ bản.

Nếu sinh viên ra trường có kiến thức cơ bản vững chắc thì việc thích ứng với mọi công ty không phải là điều khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước châu Âu, các ngân hàng thường tuyển dụng sinh viên Toán, những người chưa hề có kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng. Với số sinh viên này, “đào tạo lại” hoàn toàn không khó khăn, và họ sẽ thích ứng nhanh và làm việc hiệu quả.

Trang bị những kiến thức cơ bản chính là nhiệm vụ của các nhà trường. “Kiến thức” ở đây không phải là những gì mà ta có thể tìm thấy trên ‘google” với một cái nhấp chuột. Đã qua cái thời con người cần nhớ thuộc lòng mọi thứ. Học sinh bây giờ cần những cái mà họ không thể “gúc” mà có được. Đó chính là phương pháp tư duy, khả năng tìm tòi những cái mới, khả năng thể hiện tường minh những ý nghĩ mơ hồ và bất chợt, khả năng làm việc và tìm tòi tập thể.

Toán học chính là một bộ môn tuyệt với để rèn luyện những kỹ năng đó.

Tuy nhiên, chữ “rèn luyện” có thể được hiểu là “luyện thi, rèn bài tập”. Nếu như thế thì chỉ cần “học” hết hàng loạt sách đang bày bán, chẳng hạn sách “10.000 bài tập về….” là được. Một học sinh giỏi, làm hết các bài thi đại học trong nhiều năm, thì khi đi thi đại học dễ được điểm cao, thậm chí là thủ khoa.

Một học sinh rất giỏi và thường xuyên “luyện” bài tập khó “cỡ IMO” thì, nếu may mắn, có thể lọt đội tuyển IMO. Nhưng nếu chỉ như thế, nếu không được đào tạo cơ bản, những học sinh như vậy rất khó tiến xa. Điều này hoàn toàn tương tự như khi ta cho trẻ em tập gánh từ bé. Nếu từ năm 8, 9 tuổi, em bé đã được tập gánh, thì khi 15 tuổi, có thể sẽ gánh nặng hơn hẳn một em ở tuổi đó mà chưa hề tập gánh. Nhưng em bé được tập gánh sớm chắc chắn sẽ bị còi, không lớn lên được.

Và khi 18 tuổi, kết quả thế nào đã có thể nhìn thấy trước. Nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện”mẹo” mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm, và cũng “còi” sớm về trí tuệ.

Để tránh tình trạng đó, ở nhiều nước người ta chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê khoa học, thông qua việc giới thiệu những thành tựu cao nhất của khoa học một cách dễ hiểu. Tìm đến với những thành tựu cao nhất cũng tức là tìm đến với cái cơ bản. Tất nhiên, để làm được điều này, người thầy phải cố gắng hơn rất nhiều, phải học hỏi thêm rất nhiều, chứ không như việc tìm bài tập “hóc búa, mẹo mực” về giảng cho học sinh. Nói cho cùng, người thầy cũng phải được đào tạo cơ bản!

Sau trường THPT chuyên, làm gì?

Sau những buổi “Vinh danh học sinh giỏi quốc tế”, bao giờ cũng là cuộc bàn luận khá sôi nổi về người tài và việc sử dụng người tài. Vậy thì, những học sinh giỏi quốc tế có thể xem là “người tài” không, và cần bồi dưỡng, sử dụng họ thế nào?

Giáo sư Hà Huy Khoái chia sẻ quan điểm đang gây tranh cãi: Dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên, làm gì? - Hình 4

Nhìn vào Uỷ ban danh dự các kỳ thi Olympic Toán học quốc tế, có thể thấy là tất cả các nước đều rất coi trọng kỳ thi này. Trong thành phần Uỷ ban, thường có sự tham gia của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, và tất nhiên là Bộ trưởng giáo dục. Nhiều Hoàng tử, Công chúa đã tham gia các buổi trao giải. Có thể nói, không chỉ ở nước ta người ta mới quan tâm đến kỳ thi Olympic.

Nói cho cùng, sự quan tâm của xã hội đối với các kỳ thi Oyimpic Toán quốc tế là hoàn toàn có cơ sở. Rất nhiều nhà toán học, vật lý nổi tiếng của thế giới đã trưởng thành từ “phong trào Olympic”. Nếu nhìn lại nền toán học Việt nam hiện nay thì điều đó càng rõ ràng hơn: có thể nói tuyệt đại đa số các nhà toán học giỏi của nước ta đều đã từng được giải ở các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế. Riêng việc lọt được vào đội tuyển 6 người của một đất nước 90 triệu dân như nước Việt Nam, thì việc gọi họ là “người tài” cũng không có gì quá đáng.

Tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì thấy những người trong số đó mà về sau trở thành những tài năng thực sự trong khoa học thì thường là do được đào tạo lâu dài ở nước ngoài (đại học và sau đại học). Khi chúng ta chọn một đội tuyển 6 người, thì không thể nói những người còn lại là kém hơn hẳn. Đây là một cuộc thi đấu “ thể thao”, và có thể khẳng định ngoài 6 người đó ra, còn không ít người khác nữa cũng xứng đáng được gọi là “người tài”. Những những “người còn lại” đó sẽ khó có được cơ hội tốt để phát triển tài năng như các bạn may mắn của mình.

Nguyên nhân là ở đâu?

Thành tích của học sinh phổ thông nước ta tại các kỳ thi Olympic quốc tế cho thấy rất rõ rằng, chúng ta có thể đào tạo được những học sinh phổ thông đạt trình độ đỉnh cao quốc tế ở hầu hết các môn học. Đó là một thành tích rất đáng tự hào. Nhưng nếu có cuộc thi “sinh viên giỏi quốc tế”, tôi chắc thành tích của sinh viên ta sẽ không thể cao như vậy, và sẽ còn thấp hơn nếu có cuộc thi “cao học quốc tế”, “nghiên cứu sinh quốc tế”, và đặc biệt kết quả sẽ rất thấp nếu thi “giáo sư quốc tế”!

Dĩ nhiên không có các kỳ thi giả tưởng đó, vì không cần thi, người ta đã biết ai thắng, ai thua: chỉ cần nhìn vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ mỗi nước là biết ngay. Vậy thì tại sao chúng ta càng ngày càng đuối sức trong cuộc chạy maratông đến mục tiêu cuối cùng là phát triển khoa học, kinh tế và xã hội? Nói cho cùng, tất cả đều do sự đầu tư công sức, tiền bạc của xã hội cho từng giai đoạn.

Thành tích cao của học sinh phổ thông của chúng ta phần nhiều do hệ thống trường chuyên mang lại. Các trường chuyên được sự quan tâm lớn của Nhà nước, và đặc biệt là các gia đình học sinh. Như vậy, sự đầu tư của xã hội cho một bộ phận học sinh giỏi của chúng ta ở bậc phổ thông có lẽ cũng không thua kém các nước khác. Tuy nhiên, sang đến bậc đại học và cao hơn nữa thì rất khác.

Chúng ta chưa đầu tư đúng mức đến việc xây dựng những trường đại học có thể ngang tầm quốc tế. Vậy mà đối với xã hội thì lớp người tốt nghiệp đại học mới thực sự là hạt nhân của sự phát triển, chứ đâu phải là học sinh tốt nghiệp phổ thông. Xem ra, người ta biết đầu tư đúng chỗ hơn ta. Bởi thế nên càng lên, họ càng vượt hẳn chúng ta. Trong khi mỗi tỉnh thành của chúng ta đều có một trường chuyên, không kể 4 trường chuyên phổ thông đặt ở các đại học (Đại học Khoa học tự nhiên hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM), thì chúng ta chưa có lấy một cơ sở đào tào sau đại học nào được đầu tư lớn để có thể hy vọng ngang tầm quốc tế .

Cũng như vậy, không nhiều giáo sư của chúng ta có được điều kiện làm việc “ngang tầm quốc tế”, nên cũng khó hy vọng trong một thời gian gần, nền khoa học chúng ta có thể đạt được tầm cao mong muốn. Nói cho cùng, cần xem lại chính sách đầu tư trong giáo dục, và cần mạnh dạn có những đột phá trong đầu tư vào đào tạo đại học và sau đại học, như chúng ta từng đột phá trong việc xây dựng các lớp chuyên phổ thông để có kết quả như ngày hôm nay.

Tôi vẫn thường khuyên một số học sinh của mình sau khi các em được huy chương vàng: hãy quên ngay thành tích đó, và nếu có nhớ thì cũng chỉ nên nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp của thời học sinh, chứ không phải như một thành công trong cuộc đời. “Vinh danh” học sinh giỏi cũng là điều tốt, nhưng nên nhớ rằng, vinh quang bao giờ cũng đồng thời là một gánh nặng, nhất là đối với tuổi trẻ.

Nếu như các bạn trẻ cần quên ngay tấm huy chương vừa nhận được, thì các nhà quản lý lại đừng bao giờ quên tấm huy chương đó, vì nếu biết đầu tư đúng lúc, từ những tấm huy chương Olimpic, xã hội có thể có những tài năng thực sự, những người mang lại lợi ích lớn lao cho nước nhà”.

Sự tồn tại của các trường chuyên: Hợp lý và cần thiết

Khẳng định vai trò của hệ thống trường THPT chuyên, GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng, nên ủng hộ để trường chuyên phát triển, tạo nên sự khởi sắc đột phá của hệ thống GD hiện nay.

Sự tồn tại của các trường chuyên: Hợp lý và cần thiết - Hình 1


Ảnh minh họa/INT

Ủng hộ sự tồn tại hệ thống trường chuyên

- Từ thực tế giáo dục Việt nam, theo ông sự tồn tại trường chuyên có cần thiết không?

- Trong cơ cấu các nhà trường của giáo dục Việt Nam hiện nay, sự tồn tại của hệ thống trường chuyên là một thực tế. Đây không phải là điều gì mới mà đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của giáo dục nước nhà, nhất là thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Chúng ta có thể nói đến một số điển hình về trường chuyên ở các địa phương, như Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội), Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)... Có thể nói, địa phương nào, ngành Giáo dục cũng quan tâm đến hệ thống trường chuyên. Qua thực tiễn, trường chuyên là những đơn vị đạt đến chất lượng cao hơn các trường phổ thông bình thường. Những trường này tuyển sinh với yêu cầu đầu vào cao và khắt khe hơn; giáo viên giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp, nhất là kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình; được đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...

Chúng ta đang chú trọng phải có đột phá về chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những điểm nghẽn của sự phát triển; và trường chuyên góp phần trả lời cho câu hỏi của xã hội để khắc phục điểm nghẽn này. Đây là vườn ươm tài năng, môi trường đào tạo nên nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước...

Phải khẳng định, thành tựu các trường chuyên đạt được tạo ra một điểm nhấn về chất lượng giáo dục của cả nước. Trong các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, trường chuyên thường gặt hái được thành tích xuất sắc, nổi bật... Trường chuyên cũng là nguồn bổ sung cho đầu vào hệ thống giáo dục ĐH, để từ đó đào tạo ra các tài năng, chuyên gia cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Về pháp lý, trường chuyên đã được thừa nhận và ghi trong Luật Giáo dục 2019. Theo quy định, trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, thực tiễn giáo dục cũng thể hiện được những nỗ lực, đóng góp đáng trân trọng của hệ thống trường chuyên. Sản phẩm mà các trường này cung cấp cho xã hội trở thành các nhân tài, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực mà đất nước cần đến.

Theo quan điểm của riêng tôi, sự tồn tại của các trường chuyên là hợp lý và cần thiết. Nó có vị trí quan trọng đặc biệt trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Nên ủng hộ sự tồn tại của trường chuyên, tạo nên khởi sắc đột phá của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Để phát triển giáo dục theo đúng tinh thần cải cách, tôi nghĩ phải làm sao để đưa các trường chuyên đi trước một bước, tạo ra lực hấp dẫn, thúc đẩy giáo dục chung của cả nước.

Dĩ nhiên, chúng ta không rơi vào quan điểm tuyệt đối hóa trường chuyên để xem nhẹ hệ thống giáo dục phổ thông đại trà. Trường chuyên có mối quan hệ mật thiết với hệ thống các trường phổ thông đại trà, với tương đồng chung là phải nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục.

Sự tồn tại của các trường chuyên: Hợp lý và cần thiết - Hình 2

GS.TS Hoàng Chí Bảo.

Cần thay đổi nhận thức

- Trường chuyên có phải mảnh đất chỉ dành cho 1 tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội?

- Trường chuyên cho đến nay là thuộc hệ thống giáo dục công lập. Có ý kiến cho rằng trường chuyên là nơi dạy dỗ con em nhà giàu là không đúng. Vì thực tế, nhiều học sinh giỏi, đỗ thủ khoa các kỳ thi tốt nghiệp, giành giải thưởng lớn trong nước và quốc tế... từ trường chuyên là con em gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, tuyển sinh vào các trường chuyên, trong đó có Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, theo một hệ thống tiêu chí đầu vào, nhưng không có quy định chỉ con nhà giàu mới được thi. Học sinh qua sàng lọc, kiểm tra, tuyển chọn đạt yêu cầu vào trường chuyên có thể ở đủ mọi thành phần. Trường chuyên không phải là mảnh đất đặc biệt chỉ để dành thụ hưởng lợi ích cho 1 tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội.

- Để mô hình trường chuyên hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho giáo dục Việt Nam, ông có gợi ý gì?

- Để hệ thống trường chuyên phát triển tốt hơn nữa, đóng góp hữu ích hơn nữa cho xã hội, tôi cho rằng, việc đầu tiên cần thay đổi nhận thức. Trường chuyên phải chú trọng giáo dục toàn diện; không đồng nhất trường chuyên với việc chỉ đào luyện học sinh đáp ứng yêu cầu thi cử, giành các giải thưởng... Bất kỳ học sinh giỏi nào của trường chuyên cũng phải trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản các môn khoa học. Không nên biến trường chuyên thành một ốc đảo, mô hình biệt lập, ngoại lệ nào đó trong tổng thể giáo dục quốc dân; không nên nhìn nhận trường chuyên quá đặc biệt, tách rời khỏi môi trường giáo dục chung của xã hội.

Bên cạnh đó, phải đầu tư cho trường chuyên nguồn nhân lực xứng đáng, cụ thể là những nhà quản lý giỏi, đội ngũ giáo viên tài năng; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập cho trường chuyên là cần thiết. Chú trọng giao lưu, tiếp xúc rộng rãi giữa trường chuyên và các trường khác, để đội ngũ nhà giáo cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, giáo dục học sinh. Hình thành dư luận xã hội rộng rãi, tích cực trong việc ủng hộ sự tồn tại, phát triển của trường chuyên cũng rất cần thiết.

Còn về phương diện chính sách, cơ chế quản lý, tôi nghĩ có lẽ nên mở rộng hệ thống trường chuyên bằng việc khuyến khích hệ thống ngoài công lập xây dựng được các mô hình trường chuyên; tạo sự thúc đẩy, cạnh tranh, ganh đua giữa trường chuyên công lập và ngoài công lập - đích đến là tạo chất lượng giáo dục tốt hơn, nguồn nhân lực tốt hơn cho xã hội. Tùy năng lực thực tế và sở trường để có thể thành lập trường chuyên ngoài công lập chuyên về nhiều môn, hoặc chỉ chuyên 1 số môn học, từ đó đa dạng hóa mô hình, tạo sự phát triển phong phú chứ không đơn điệu trong giáo dục...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30
21:55:34 22/01/2025
Bảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờBảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ
23:23:12 22/01/2025
Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?
23:09:26 22/01/2025
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tớiThất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới
21:41:33 22/01/2025
Nhan sắc giả dối của Triệu Lệ DĩnhNhan sắc giả dối của Triệu Lệ Dĩnh
23:02:34 22/01/2025
Mỹ nhân đẹp hoàn hảo khiến Trấn Thành vừa gặp đã "rung động", nhan sắc trăm năm có mộtMỹ nhân đẹp hoàn hảo khiến Trấn Thành vừa gặp đã "rung động", nhan sắc trăm năm có một
23:06:57 22/01/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?
20:28:09 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Sức khỏe

06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.
Thí nghiệm cho muỗi mang bệnh sốt rét đốt để tìm thuốc đặc trị

Thí nghiệm cho muỗi mang bệnh sốt rét đốt để tìm thuốc đặc trị

Thế giới

06:17:35 23/01/2025
Nghiên cứu này thuộc loại hình thử nghiệm thách thức con người , trong đó các tình nguyện viên khỏe mạnh được cố tình tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm để các nhà khoa học theo dõi cách cơ thể phản ứng với bệnh.
Campuchia giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc ở Thái Lan

Campuchia giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc ở Thái Lan

Pháp luật

06:16:06 23/01/2025
Cảnh sát Campuchia thông báo họ đã giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và sau đó bị đưa đến giam giữ tại Campuchia.
Từng có thiên thể khổng lồ làm xáo trộn quỹ đạo hành tinh của hệ mặt trời?

Từng có thiên thể khổng lồ làm xáo trộn quỹ đạo hành tinh của hệ mặt trời?

Lạ vui

06:04:00 23/01/2025
Quỹ đạo của sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể đã thay đổi sau khi một thiên thể khổng lồ lao đến từ không gian sâu thẳm và đi qua hệ mặt trời từ nhiều tỉ năm trước.
Màn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạt

Màn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạt

Hậu trường phim

06:01:27 23/01/2025
Hyun Bin và Song Joong Ki đều đang tích cực quảng bá cho bộ phim mới nhất của mình, nhưng kết quả phòng vé của họ lại hoàn toàn khác biệt.
Cặp đôi ngôn tình bị đồn phim giả tình thật vì chemistry quá cháy, nhà gái vô tư ôm ấp nhà trai sát rạt

Cặp đôi ngôn tình bị đồn phim giả tình thật vì chemistry quá cháy, nhà gái vô tư ôm ấp nhà trai sát rạt

Phim châu á

06:00:45 23/01/2025
Bộ phim Motel California tuy không quá nổi tiếng nhưng mới đây lại bất ngờ trở thành chủ đề hot tại Hàn, lý do là bởi tin đồn hẹn hò của cặp chính Lee Se Young - Na In Woo.
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã

Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã

Nhạc việt

05:59:52 23/01/2025
Trong hậu trường Hoa xuân ca , Quốc Thiên - Uyên Linh có những tiết lộ tình bạn của cả hai, đồng thời nói về sự thay đổi sau show thực tế.
Cách làm miến trộn thịt bò thơm ngon

Cách làm miến trộn thịt bò thơm ngon

Ẩm thực

05:56:09 23/01/2025
Miến trộn thịt bò là một món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ làm với hương vị hài hòa từ thịt bò mềm, miến dai và rau củ tươi mát.
Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Sao thể thao

22:59:13 22/01/2025
Inter Milan và Borussia Dortmund đều đang theo dõi cầu thủ chạy cánh Jack Grealish của CLB Man City, trong lúc HLV Pep Guardiola cần có nhiều giải pháp hơn cho các tuyến phòng ngự.
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Phim việt

22:49:10 22/01/2025
Trước phân cảnh đắt giá lần này, người đảm nhận vai Hồi - nữ diễn viên Trang Emma cũng là một cái tên hot của phim bởi diện mạo xinh đẹp và diễn xuất đầy cảm xúc.
Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Tv show

22:29:08 22/01/2025
Dương Hồng Loan trân trọng sự hy sinh của người bạn đời khi gác công việc để đồng hành cùng cô trong những chuyến đi diễn.