Giáo sư đầu ngành Toán học với trăn trở về việc giảng dạy môn Toán bậc phổ thông
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Ngô Việt Trung – Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam về việc giảng dạy Toán học ở nước ta hiện nay.
Trong căn phòng làm việc chỉ rộng chừng khoảng 20m2, giữa những chồng tài liệu, sách giấy nghiên cứu xếp cao ngút, Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Ngô Việt Trung, người đã dành gần nửa thế kỉ để sống cùng những con số, bày tỏ niềm trăn trở, lo lắng về việc giảng dạy Toán học hiện nay – giữa giao thời đổi mới giáo dục còn nhiều ngổn ngang.
Thay đổi nội dung sách mà giáo viên không theo được thì chỉ là thay đổi về mặt hình thức
Tôi có cuộc hẹn phỏng vấn Giáo sư Ngô Việt Trung với ý định ban đầu là sẽ viết bài chân dung về một Giáo sư Toán học vốn đã quá nổi tiếng để chuẩn bị cho số đặc san nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tuy nhiên, Giáo sư đã từ chối bài viết về cá nhân mình với lý do “tôi không phải là một nhà giáo thực thụ”.
Mặc dù vậy, ông vẫn đặc biệt quan tâm, có nhiều chia sẻ về việc giảng dạy Toán học tại các cơ sở giáo dục, cụ thể là ở bậc phổ thông và đại học hiện nay. Theo ông, việc dạy Toán ở bậc phổ thông đang tồn tại rất nhiều bất cập cần được nhìn nhận và giải quyết sớm, nếu không hệ lụy để lại sẽ ảnh hưởng đến nhiều hơn một thế hệ!
Giáo sư Ngô Việt Trung hiện đang là Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, ông là nhà đại số học nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng ở tầm thế giới. Ảnh: Doãn Nhàn
Nói về đổi mới giáo dục trong những năm qua, vị Giáo sư đầu ngành Toán học bày tỏ quan ngại khi sách giáo khoa thường xuyên thay đổi:
“Trong vòng hơn 50 năm, từ năm 1945 đến nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều lần thay sách. Theo tôi việc thay đổi nội dung liên tục như vậy cần phải suy nghĩ lại, vì đổi sách sẽ chỉ có ý nghĩa khi giáo viên được đào tạo để dạy tốt những nội dung mới thay, nhưng khâu này chưa được quan tâm”.
Theo Giáo sư Ngô Việt Trung, những kiến thức trong sách giáo khoa, đặc biệt kiến thức Toán học đều là những tri thức đã được truyền lại từ hàng trăm năm nay, được đúc rút kinh nghiệm từ hệ thống giảng dạy ở các nước tiên tiến, được định hình và thử thách với thời gian, do đó không thể xây dựng sách giáo khoa theo các “triết lý giáo dục” mà đột ngột thay đổi nội dung đang được dạy rất nhiều năm qua.
Giáo sư Trung lấy ví dụ, sau kháng chiến chống Pháp, nước ta đã xây dựng lại toàn bộ chương trình sách giáo khoa. Khi ấy, Giáo sư Hoàng Tụy là người phụ trách viết sách cho cấp 1. Ông đã mất thời gian 2 tháng để viết sách, với nội dung được dựa theo sách giáo khoa của Nga, có tham khảo thêm sách giáo khoa của Pháp.
“Sách do Giáo sư Hoàng Tụy viết từ năm 1945 (có tham khảo hệ thống sách quốc tế) được sử dụng hàng chục năm sau mà không hề lạc hậu. Theo tôi, nhu cầu cập nhật kiến thức mới vào sách là đúng nhưng không thể thay đổi cả hệ thống sách, thay đổi rất nhiều – không những về mặt kiến thức mà cả quy trình, tiến độ giảng dạy cũng bị thay đổi theo, trong khi giáo viên được đào tạo theo kiến thức cũ”.
Vị Giáo sư nhấn mạnh đến hệ quả của việc đổi chương trình, đổi sách khi không có kế hoạch chuẩn bị về đội ngũ nhân lực giảng dạy:
“Thay đổi nội dung sách mà giáo viên không đi theo được, không truyền tải được kiến thức cho học sinh thì tất cả thay đổi chỉ là về mặt hình thức mà thôi!”.
Giáo sư kể thêm câu chuyện về sự cẩn trọng của nước bạn khi muốn sửa đổi, bổ sung một nội dung kiến thức nhỏ trong sách giáo khoa:
“Hồi năm 2010, tôi có dịp tham dự Đại hội Toán học Châu Á ở Singapore, trong đó có báo cáo của Singapore về việc đưa kiến thức xác suất thống kê vào trong giáo trình. Để thực hiện việc này, Viện khoa học giáo dục của họ phải soạn ra những nội dung muốn bổ sung vào sách giáo khoa, sau đó tiến hành giảng dạy thử nghiệm trong vòng 2 năm để đánh giá xem phù hợp không. Tính tổng thời gian soạn thảo, xem xét thử nghiệm thì phải mất từ 3-5 năm sau họ mới chính thức đưa một nội dung bổ sung nhỏ vào chương trình sách giáo khoa để giảng dạy.
Tôi lấy ví dụ như thế để thấy các nước khác họ cẩn trọng như thế nào khi thay đổi nội dung kiến thức giảng dạy trong sách, bởi vì kiến thức là cả một hệ thống, từ nhiều thế hệ khác nhau nên không thể nói muốn thay là cùng một lúc thay cả hệ thống sách được!”.
Bên cạnh vấn đề thay đổi sách giáo khoa, Giáo sư Ngô Việt Trung cho rằng việc giảm tải nội dung chương trình môn Toán là điều không cần thiết.
Video đang HOT
“Chúng ta không thể lấy lý do trình độ học sinh ở các vùng miền khác nhau nên phải làm nhẹ chương trình đi, suy nghĩ này là sai hoàn toàn. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nước mình còn lạc hậu, dân mình lúc ấy đa số mới biết chữ, tuy nhiên chúng ta vẫn sử dụng sách giáo khoa viết dựa theo sách nước ngoài, và cả hai ba chục năm sau vẫn được sử dụng.
Đến thời tôi học phổ thông, vẫn sử dụng sách viết từ sau kháng chiến chống Pháp để học, và khi ra nước ngoài (năm 1969) lưu học sinh chúng tôi vẫn đủ sức học và tự tin với kiến thức mà mình đã được dạy ở nước nhà”, ông nhấn mạnh.
Giáo sư cho rằng nguyên nhân giảm tải chương trình hiện nay thực chất đến từ “áp lực từ phụ huynh, xã hội, cái nặng ở đây là nặng nhân tạo”. Ông lý giải:
“Học sinh bây giờ thường không được dạy hết kiến thức trên lớp, thay vào đó đâu đó có giáo viên sẽ để dành kiến thức, dạy thêm ở nhà để thu tiền. Đó là lý do mà hiện nay học sinh phải học nhiều như thế.
Thời của chúng tôi học là phụ, chơi là chính, và bố mẹ cũng không có trình độ để bồi dưỡng cho con, cũng không có internet như bây giờ. Áp lực bây giờ chủ yếu là từ phụ huynh, xã hội, ai cũng nghĩ các con học quá nhiều rồi kêu gọi giảm tải.
Theo tôi thấy, sách giáo khoa bây giờ so với ngày xưa ít hơn rất nhiều cả về khối lượng kiến thức và thời lượng giảng dạy. Vấn đề phụ huynh thấy học quá nhiều ở đây là cách học và cách dạy chưa phù hợp chứ về kiến thức thì không nhiều”.
Trên thực tế thì khối lượng kiến thức và thời lượng giảng dạy môn Toán ở Việt Nam ít hơn những nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Trong bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt, lĩnh vực gì cũng cần đến Toán thì chủ trương giảm tải chương trình môn Toán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế chúng ta có đuổi kịp quốc tế hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ nhân lực của con người Việt Nam trong tương lai.
Theo Giáo sư Ngô Việt Trung, những kiến thức ngày trước được truyền thụ theo một cách bài bản và kỹ lưỡng:
“Trước đây, khi chúng tôi học Toán, bất cứ kiến thức nào cũng được chứng minh giải thích rất rõ ràng. Nếu hiểu cái cốt lõi ấy rồi thì không cần nhớ máy móc một công thức, tự mình cũng có thể vận dụng được”.
“Học đi đôi với hành” nhưng cái hành ở đây đang bị hiểu sai. Bây giờ, người ta chỉ nghĩ cần phải học những gì gần với đời sống, có thể áp dụng ngay vào đời sống.
“Với chương trình giảm tải, người ta đã bỏ đi phần giải thích, chứng minh rất quan trọng này mà chỉ dạy học sinh công thức và cách áp dụng máy móc chứ không dạy cho học sinh hiểu. Nhưng dạy Toán đâu có phải vì mục đích duy nhất là áp dụng vào cuộc sống, mục tiêu chính của dạy Toán đó là học cách tư duy. Học toán có nghĩa là học tư duy cũng như học văn là học làm người.
Điều đó lý giải tại sao khi đi học ở nước ngoài người ta thường kiểm tra kiến thức toán nói chung”, vị Giáo sư đầu ngành Toán học bày tỏ niềm trăn trở.
Thi trắc nghiệm đang khiến khả năng suy luận của học sinh đi xuống
Từ việc dạy Toán, Giáo sư Trung lại tiếp tục nói về hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng trong mấy năm gần đây: “Giờ chúng ta thi trắc nghiệm môn Toán nên học sinh chỉ học cách đoán thay vì học kiến thức một cách bài bản”.
Theo ông, chúng ta lấy thi trắc nghiệm ở Mỹ ra làm hình mẫu, nhưng không phải cái gì của Mỹ cũng có thể áp dụng với nước mình. Hệ thống giáo dục của Mỹ phi tập trung một cách cao độ, thay đổi từ bang này qua bang khác, từ hệ thống trường công sang hệ thống trường tư, không thể thi chung được nên mới phải dùng hình thức kiểm tra SAT để đánh giá trình độ.
“Ngược lại, hầu hết nền giáo dục phổ thông ở các nước châu Âu đều do nhà nước bao cấp, thống nhất toàn quốc giống như ở Việt Nam. Họ đều dùng thi tự luận khi tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển đại học. Thường người ta dùng thi trắc nghiệm chỉ khi cần kiểm tra kỹ năng phản xạ của một người. Ví dụ như học ngoại ngữ, học lái ô tô – đấy là học kỹ năng và những cái đó thì đúng là nên thi trắc nghiệm.
Còn kiểm tra về kiến thức và khả năng suy luận thì phải tự luận mới phân loại được học sinh. Chúng ta đã không học suy luận, đến thi cử cũng không còn thi tự luận, thành ra học sinh bây giờ suy luận rất kém!”, vị Giáo sư trăn trở.
Ông lấy ví dụ về thực tế ở các trường đại học:
“Chính bản thân các trường đại học hiện nay cũng thấy rằng kết quả thi trung học phổ thông chưa phản ánh đúng trình độ học sinh, mà nếu điểm thi cào bằng như thế thì chúng ta tổ chức ra kỳ thi để làm gì?
Giáo viên lâu năm ở nhiều trường đại học phản ánh phản ánh về năng lực học sinh giảm sút. Có nhiều câu hỏi trên lớp hay đề bài kiểm tra ngày trước là dễ đối với đa số sinh viên mà ngày nay đến cả sinh viên giỏi cũng không làm được. Nhiều kiến thức phổ thông còn phải dạy lại.
Việc giảm tải kiến thức và thi trắc nghiệm theo đòi hỏi dễ dãi của xã hội sẽ khiến năng lực con người đi xuống”, ông bày tỏ lo ngại.
Sách do nhiều nhóm viết nhưng lại nảy sinh cuộc chạy đua không phải vì chất lượng
Là vị Giáo sư đã gắn bó gần cả cuộc đời mình để cống hiến cho nền Toán học nước nhà, chính vì vậy ông nhắc đến việc giảng dạy Toán học hiện nay với nhiều trăn trở.
Không những thế, ông còn nói thêm về cách thực hiện các bộ sách giáo khoa hiện nay. Ông kể, ngày trước sách giáo khoa do Bộ Giáo dục quản lý, mỗi lần viết hay sửa đổi đều phải rất kỹ càng, do người có uy tín đảm nhận, quy trình làm kĩ hơn bây giờ rất nhiều.
“Bây giờ sách giáo khoa do nhiều nhóm viết từ đó lại nảy sinh cuộc chạy đua, không phải về mặt chất lượng mà là chạy xem sách nào được chọn để học.
Đầu tiên là chạy đua để được duyệt, sau đó chạy đua vào các nhà trường giống như các cơ sở kinh doanh đưa đồng phục, bán sữa cho học sinh. Quyền quyết định chọn sách tốt chắc chắn không nằm trong tay học sinh, phụ huynh. Các cuộc đua này sẽ mang đến nhiều hệ lụy tiêu cực mà hệ lụy đầu tiên là giá sách sẽ tăng lên nhiều lần”, Giáo sư Ngô Việt Trung phân tích.
Nhiều năm cống hiến cho Toán học nước nhà, tâm huyết với ngành giáo dục, qua những câu chuyện còn nhiều những trăn trở của vị Giáo sư Toán học năm nay đã gần 70 tuổi mới thấy ông rất nặng lòng với Toán học nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung biết bao.
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Ngô Việt Trung là nhà Toán học uy tín và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cho nền Toán học nước nhà nói riêng, thế giới nói chung.
Giáo sư sinh năm 1953, tại Điện Bàn, Quảng Nam. Ông đỗ thạc sĩ năm 1974, tiến sĩ năm 1978, tiến sĩ habil (tiến sĩ khoa học) năm 1983 tại Đại học Halle (Đức). Ông được phong chức danh Phó giáo sư vào năm 1983, và Giáo sư vào năm 1991.
Ông là người xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu về chuyên ngành đại số giao hoán tại Viện Toán học. Các nghiên cứu của ông thường có mối liên hệ đến các vấn đề trong hình học và tổ hợp.
Từ năm 1983 đến nay, ông nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều Đại học danh tiếng ở châu Á, châu Âu.
Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm đại số giao hoán, bất biến của vành địa phương và phân bậc, cơ sở Glbner, đối đồng điều địa phương, hình học đại số, đa tạp định thức, chỉ số chính quy Cartelnuovo-Mumford…
Mới đây, Giáo sư đã được vinh danh tại Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 với công trình nghiên cứu “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals”. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một công trình thực hiện tại Việt Nam được đăng trên tạp chí Inventiones Mathematicae – một trong 3 tạp chí Toán học hàng đầu thế giới.
Trẻ muốn học giỏi môn Toán cần phải có 5 tố chất, đặc điểm
Giỏi Toán sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, kể cả trên ghế nhà trường và trong cuộc sống đời thường.
Toán học là bộ môn khiến nhiều em học sinh "đau đầu, chóng mặt" vì độ khó nhằn. Muốn giỏi Toán, học sinh không chỉ phải nắm chắc kiến thức sách giáo khoa mà còn cần có tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú... Cụ thể, trẻ muốn học giỏi Toán cần có 5 tố chất, đặc điểm sau:
1. Có niềm yêu thích đối với Toán học từ khi còn nhỏ
Muốn đạt điểm cao, trước hết học sinh phải có niềm yêu thích với môn Toán. Như vậy thì các em mới có thể học tập, say mê ghi nhớ các biểu tượng, kiến thức. Nếu không có niềm đam mê, yêu thích thật sự thì càng lên lớp cao, khi kiến thức ngày càng khó hơn, học sinh sẽ dễ nản và bỏ cuộc.
Ngược lại, nếu có niềm yêu thích Toán học thật sự, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và không ngừng học hỏi, cố gắng khám phá kiến thức để đạt điểm số cao.
2. Học sinh có năng lực tư duy logic mạnh
Nghiên cứu Toán học khác với nghiên cứu nghệ thuật tự do. Nghệ thuật tự do chủ yếu tập trung vào trí nhớ và khả năng hiểu, trong khi Toán học đòi hỏi học sinh phải có khả năng logic mạnh mẽ. Chỉ ghi nhớ chắc chắn là không đủ.
Nói chung, học sinh giỏi Toán phải giải được các dạng bài khác nhau và luôn tìm tòi, phát triển thêm các phương pháp giải bài. Năng lực giải quyết vấn đề của các học sinh này thường rất tốt.
3. Có trí nhớ tốt
Hầu hết học sinh đạt điểm giỏi môn Toán đều có trí nhớ tốt. Môn Toán cũng giống các môn học khác, cần học sinh có trí nhớ tốt để nhớ các định nghĩa, công thức, phương trình... Muốn áp dụng tốt một công thức Toán học nào đó thì trước hết, học sinh phải nhớ công thức đó đã.
4. Trí tưởng tượng không gian phong phú
Trên thực tế, Toán học liên quan nhiều đến trí tưởng tượng không gian. Nhìn chung, học sinh có trí tưởng tượng không gian kém, không có khả năng đúc rút kết luận từ một trường hợp thì về cơ bản sẽ bị hạn chế tư duy khi đối mặt với các bài Toán khó.
Ngược lại, trí tưởng tượng không gian phong phú sẽ giúp học sinh các bài Toán khó dễ dàng hơn, bởi họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn và nhìn ra được bản chất của vấn đề.
5. Giỏi đặt câu hỏi
Người xưa từ lâu đã có câu lưu truyền "đừng xấu hổ khi hỏi",
Muốn học giỏi, trẻ không được giấu dốt mà ngại hỏi. Chỉ khi hỏi nhiều, trẻ mới giải quyết được khúc mắc và tiếp thu kiến thức tốt nhất. Toán học là một bộ môn tương đối tỉ mỉ và phức tạp, ngay cả một "bác học" cũng không thể đảm bảo rằng mình có thể hiểu hết các vấn đề của Toán.
Trong giờ học Toán, chắc chắn giáo viên sẽ không thể để tâm được hết tiến độ hiểu bài của từng em trong lớp và có thể sẽ bỏ qua vài điều. Lúc này, những em học tốt môn Toán thường hỏi những câu chưa hiểu kịp thời, mong được giáo viên hoặc các bạn khác giải đáp ngay tại chỗ.
Nhìn chung, giỏi Toán sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, kể cả trên ghế nhà trường và trong cuộc sống đời thường. Cha mẹ vì vậy nên cố gắng giúp con học tốt hơn môn Toán, có thể bắt đầu bằng các cách đơn giản như sau:
- Dạy con học theo những cách mới mẻ hơn
Chẳng hạn khi bố mẹ dạy con các phép cộng trừ nhân chia, nếu chỉ nói đơn giản: 1 cộng 1 bằng 2 thì trẻ nghe xong sẽ thấy rất khô khan. Ngược lại nếu dạy trẻ các kiến thức này qua một bài hát, một bài vè thì sẽ tạo không khí học tập hứng thú hơn nhiều. Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa con số vào cuộc sống, liên kết chúng với các đối tượng cụ thể, chẳng hạn: 1 que kem, 2 cái kẹo,...
- Trau dồi tư duy logic cho con
Để trau dồi khả năng tư duy logic Toán học cho trẻ, cha mẹ có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, như việc dạy con về các con số, cùng nhau tranh luận, đọc sách, chơi các trò liên quan đến Toán học...
Tạo hứng thú cho học sinh qua bài toán thực tế Với sáng kiến 'Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua bài toán thực tế', thầy Nguyễn Khánh Hoàn đã giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học Toán. Thầy Nguyễn Khánh Hoàn và học sinh Trường THCS Trần Phú Giúp học sinh hứng thú với môn học "khô khan" Hơn 26 năm gắn bó với nghề, thầy Nguyễn Khánh...