Giáo sư đầu ngành thẩm định việc đào tạo Y, Dược
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội; thạc sĩ Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế tham gia thẩm định việc mở ngành Y, Dược.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đề nghị của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đã cử 5 người tham gia kiểm tra việc Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa, Dược học.
Theo công văn của Bộ Y tế, những người tham gia thẩm định gồm PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y, Dược Việt Nam; GS.TS Phạm Văn Linh, Hiệu trưởng Đại học Y dược Cần Thơ; PGS.TS Võ Tấn Sơn, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y dược TP HCM; GS.TS Lê Quan Nghiệm; nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Y Dược TP HCM; Thạc sĩ Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.
Danh sách đoàn kiểm tra của Bộ Y tế.
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế – GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra tại Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội từ 7-11/12/2015.
Video đang HOT
Sau khi có kết luận chính thức từ đoàn kiểm tra liên bộ, nếu đủ các điều kiện theo quy định, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mới được tuyển sinh ngành Y, Dược.
Trước đó, chiều 2/12, Văn phòng Chính phủ có công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Phó thủ tướng khẳng định, việc đào tạo va cho phep mở nganh đao tao nhân lực ngành Y tế nói chung, đào tạo bác sĩ, dược sĩ nói riêng, cần đặt chất lượng là yêu cầu, tiêu chí hàng đầu.
Theo Zing
Phó thủ tướng chỉ đạo kiểm tra việc mở ngành Y, Dược
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được tuyển sinh đào tạo Y khoa, Dược học khi trường đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Chiều 2/12, Văn phòng Chính phủ có công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Phó thủ tướng khẳng định, việc đào tạo va cho phep mở nganh đao tao nhân lực ngành Y tế nói chung, đào tạo bác sĩ, dược sĩ nói riêng cần đặt chất lượng là yêu cầu, tiêu chí hàng đầu.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT thống nhất với Bộ Y tế khẩn trương ban hành văn bản quy định tiêu chi, điêu kiên mở nganh, tuyển sinh đao tao Y khoa, Dược học phù hợp đặc thù và đảm bảo yêu cầu chất lượng nhân lực ngành Y tế.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Y tế đánh giá thực trạng đào tạo Y khoa, Dược học, trước hết tổ chức khảo sát tại các trường đại học đa ngành và có phương án, giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo va chất lượng đầu ra.
"Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT kiểm tra việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện các yêu cầu, đảm bảo điều kiện cần thiết theo đúng kết luận tai Biên bản của Đoàn thẩm định (liên ngành GD&ĐT - Y tế tổ chức trước khi Bộ GD&ĐT quyết định cho phép trường mở ngành). Bộ GD&ĐT chỉ cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được tuyển sinh đào tạo Y khoa, Dược học khi trường đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện", công văn nêu rõ.
Cùng ngày, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi Bộ Y tế và ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo đó, hai bộ sẽ kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu của đoàn thẩm định (tại biên bản thẩm định liên bộ ngày 5/10/2015). Thời gian kiểm tra dự kiến ngày 7 đến 11/12/2015.
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế cử 2 cán bộ chuyên môn về Y, Dược tham gia kiểm tra việc thực hiện yêu cầu của đoàn thẩm định liên bộ.
Cơ sở hai trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ - nơi thực hành của khoa y dược. Ảnh: Anh Tuấn.
Trước đó, ngày 19/11/2015, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga ký quyết định cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, ngành Y đa khoa (mã số 52720101) và Dược học (mã số 52720410).
Quyết định này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là khi hai đơn vị phối hợp thẩm định cấp phép là Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT vênh nhau trong quan điểm về tiêu chuẩn.
Trong khi Bộ GD&ĐT cho rằng, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xin mở ngành từ 2 năm trước và đạt "trên chuẩn chung", thì đại diện Bộ y tế khẳng định, trường vẫn chưa đáp ứng đủ toàn bộ tiêu chí để đào tạo.
Bên cạnh sự vênh nhau giữa hai bộ, nhiều người còn đặt câu hỏi liệu Bộ GD&ĐT có tiền hậu bất nhất khi cho phép "ĐH Kinh - Công" mở ngành, vì cuối năm 2014 chính bộ này quyết định tạm dừng cấp phép đào tạo Y Dược để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giáo dục cho rằng, trường xin mở ngành từ trước đó nên không có gì bất thường.
Theo Zing
Về việc Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội được đào tạo ngành y: Có sự hiểu nhầm của dư luận Trước thắc mắc của dư luận xã hội việc trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội được phép mở đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy ngành y đa khoa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho rằng đang có sự hiểu nhầm. Trong cuộc họp báo chính phủ thường kỳ tháng 11 tối nay,...