Giáo sư của ĐH số 1 thế giới đến Việt Nam giảng dạy
Trong tháng 9, các giáo sư từ 6 trường ĐH danh tiếng của Vương quốc Anh như Oxford, Cambridge, Liverpool, Newcastle, Nottingham và Durham đã sang giảng bài cho sinh viên Việt Nam ở 7 trường ĐH về các chủ đề khoa học kỹ thuật, dưới sự hỗ trợ của Sterling Group và Hội đồng Anh. Đây là lần thứ ba Sterling Group đưa các giáo sư của Anh quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có sự tham gia của những ĐH hàng đầu như Oxford, Cambridge và có các giáo sư đứng đầu của các khoa sang giảng dạy.
Giáo sư Guy T.Houlsby cửa ĐH Cambridge đây.
Trong cuộc trò chuyện, giáo sư Guy T.Houlsby (ĐH Cambridge) đã cho biết nhiều kinh nghiệm của các trường ĐH Anh quốc trong việc phát triển nghiên cứu trong trường ĐH.
GS Guy T.Houlsby, Nhóm siêu dẫn khối lớn, Phó trưởng khoa kỹ thuật, ĐH Cambridge, chia sẻ: “VN muốn có những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường ĐH thì phải thu hút được những nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế sang làm việc.”
Vì sao ông sang Việt Nam để giảng dạy cho sinh viên?
Lý do tôi sang Việt Nam là để tìm kiếm sự cộng tác, trao đổi sinh viên, nghiên cứu và trao đổi học thuật, đặc biết thúc đẩy quan hệ giữa khoa kỹ thuật ở Vương quốc Anh và ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Trong đợt này, ông có định tìm những sinh viên hoặc nghiên cứu sinh giỏi của VN không?
Video đang HOT
Chúng tôi có rất nhiều ấn tượng tốt với sinh viên VN ở Vương quốc Anh, đặc biệt là SV VN ở ĐH Cambridge, họ học và làm việc rất tốt. Tuy nhiên vấn đề là quỹ nghiên cứu hiện nay rất hạn hẹp đã khiến nhiều SV Việt Nam giỏi đã phải sang Mỹ, và tôi thực sự thấy buồn khi họ ra đi.
Ông giảng dạy những vấn đề gì ở VN, nó có mới ở Vương quốc Anh không, ông có nghĩ là SV VN có hiểu được?
Những vấn đề tôi giảng là nằm ở các nghiên cứu, mà những nghiên cứu thì luôn luôn mới. Tôi thường xuyên phải cập nhật những thông tin mới nhất cho nghiên cứu của mình. Bài giảng của tôi đề cập đến các đặc tính về của chất siêu dẫn nhiệt độ cao, cách chế tạo chúng và ứng dụng của vật liệu này.
Nhiệm vụ của tôi là phải làm cho người ta hiểu được, nếu tôi giảng mà không ai hiểu được thì đó là lỗi của tôi chứ không phải của sinh viên.
Ứng dụng của vật liệu siêu dẫn dùng cho tàu chạy bằng đệm từ trường, chụp ảnh cắt lớp hoặc dùng để lưu trữ năng lượng, đặc biệt là làm nam châm siêu dẫn (từ trường rất lớn so với nam châm thông thường).
Tôi đã có hai bằng phát minh sáng chế từ vật liệu siêu dẫn này, cả hai giúp chế tạo những vật liệu có tính chất ưu việt nhưng giá thành rất thấp, có thể ứng dụng được trong ngành công nghiệp.
Việc thành lập những công ty trong trường đại học đã đem lại lợi ích gì cho trường ĐH và các nhà nghiên cứu trong trường?
Các trường ĐH, trong đó có ĐH Cambridge, có Khoa Công nghệ và khoa học, thường có rất nhiều sáng kiến cho trường.
Khoa này có tiềm năng kiếm tiền cho trường hay tạo ra các thiết bị. Trường ĐH của tôi cũng có Khoa Doanh nghiệp, khoa này đưa ra lời khuyên cho những người như như tôi nên nghiên cứu về vấn đề gì để có thể thương mại hoá được. Nếu tôi có ý tưởng hay, trường ĐH sẽ tạo điều kiện cho tôi nuôi dưỡng ý tưởng đó, hỗ trợ tôi ở một mức độ nào đó cho đến khi đạt một mức nào đó và họ nói: điều này không còn thuộc phạm vi của trường ĐH, đây là công việc của một công ty, vì thế, chúng tôi có thể bán cho công ty mà nhà trường không đòi tiền chúng tôi.
Nếu tôi kiếm được tiền từ việc bán phát minh, sáng chế, tôi đầu tư trở lại nhóm nghiên cứu và sẽ có nhiều nhóm nghiên cứu hơn, làm được nhiều việc hơn, chẳng hạn như tuyển thêm người vào làm việc. Trong nhóm nghiên cứu của tôi, có ba người cùng làm là tôi, một sinh viên và một người làm sau tiến sĩ đều được hưởng lợi như nhau từ việc này.
Các trường ĐH Việt Nam cũng đang mong muốn thành lập những nhóm nghiên cứu như ở các nước phát triển, ông có lời khuyên nào không?
Đó là mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể thực hiện được trong thời gian dài. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải thu hút được những nhà nghiên cứu giỏi tầm cỡ quốc tế đến VN làm việc. Chẳng hạn như nhóm nghiên cứu của tôi, trong vòng 18 năm, chỉ tuyển có một người thuộc Vương quốc Anh, còn lại là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…Quan trọng nhất là thu hút được người giỏi nhất, chứ không phải là từ nước nào.
Nghiên cứu cơ bản đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền, có lẽ Chính phủ phải tài trợ việc này. Việc chúng tôi, những giáo sư từ các trường ĐH danh tiếng nước Anh đến giảng dạy ở các trường ĐH VN thông qua nhóm Sterling (có sự tài trợ của Chính phủ Anh) là giúp thực hiện một phần nhỏ cho mục tiêu ấy. Chúng tôi để lại địa chỉ liên hệ, thông tin về các trường ĐH, khuyến khích các bạn SV và hỗ trợ sự phát triển của giáo dục đại học VN.
Tất nhiên, việc thu hút những người nước ngoài đến làm việc ở VN cũng là một thách thức, bởi vì phải có nhiều tiền trả cho họ.
Những thành quả nghiên cứu đó sẽ được sử dụng như thế nào?
Những nghiên cứu, khi đã được tài trợ chỉ hứa hẹn là nó sẽ mang tới một cơ hội thành công, nhưng không ai dám bảo đảm chắc chắn rằng nó sẽ được sử dụng như thế nào, nếu biết trước thì đã không gọi là nghiên cứu. Một tổ chức nghiên cứu tốt sẽ nói: chúng tôi chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, chúng tôi sẽ làm thật tốt để khám phá nhưng không đảm bảo chắc chắn. Tất nhiên, kết quả của các nghiên cứu sẽ là các bài viết học thuật hay bài báo…
Cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho buổi trò chuyện.
Theo Vietnamnet
Thực phẩm cho nam giới không có tinh trùng
Nam giới không có tinh trùng cần điều trị không có tinh trùng kết hợp cả khoa học kỹ thuật và y học cổ truyền mà cụ thể là các món ăn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Theo y học hiện đại, nam giới sau 3 lần làm tinh dịch đồ mà không thấy có tinh trùng thì được khẳng định là
không có tinh trùng. Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn hoặc không do tắc nghẽn. Bệnh nhân không có tinh trùng có thể được điều trị bằng cách thu tinh trùng từ ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, mô tinh hoàn. Theo y học cổ truyền, chứng này do bị hư, hoặc bẩm sinh đã thiếu, yếu nhược, thận tinh bị tổn thất, mệnh môn hỏa suy... Việc điều trị không có tinh trùng kết hợp cả khoa học kỹ thuật và y học cổ truyền mà cụ thể là các món ăn sẽ đem lại hiệu quả cao.Ngẩu pín bò, dê hầm: ngẩu pín bò, dê, tủy sống lợn mỗi thứ 100g, nước, gia vị đủ dùng. Rửa sạch ngẩu pín, tủy lợn, chặt miếng. Cho chảo nóng lên bếp, đổ dầu vào chảo, cho các thứ trên vào đảo qua, nêm gia vị, đổ nước xâm xấp, hầm nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có vị mặn tính ôn, có chứa nhiều protid, lipid, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa cơ thể, sản sinh tinh trùng và thúc đẩy cho tinh trùng hoạt động. Những người không có tinh trùng dùng món ăn này rất thích hợp
Cháo thịt dê, nhục thung dung: thịt dê 100g, gạo tẻ 150g, nhục thung dung 15g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, nhục thung dung ninh nhừ bỏ bã, cho gạo và thịt dê vào ninh nhừ, cho hành, gia vị vừa đủ, ăn nóng cách ngày, ăn trong một tháng. Theo Đông y: nhục thung dung vị ngọt, mặn, tính ôn, bổ thận dương, ích tinh huyết. Thịt dê có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, thông kinh tán hàn. Lượng protid cao làm kích thích hormon sinh dục. Cháo này chữa cho người bị liệt dương, xuất tinh sớm, ít tinh trùng, chân tay lạnh, lưng, gối mỏi, đau lưng, sức khỏe yếu, lưỡi nhạt, thở yếu, nói nhỏ. Kết hợp tập dưỡng sinh, kiêng ăn cay, nóng.
Theo BS. Hoàng Ngọc Diễn
SK&ĐS