Giáo hoàng chỉ trích ‘văn hóa lãng phí’ khiến xã hội đón nhận phá thai
Giáo hoàng Francis đề cao gia đình và chỉ trích thứ văn hóa “lãng phí” đã khiến xã hội chấp nhận nạo phá thai, một ngày sau khi Tòa Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết Roe v. Wade.
“Chúng ta không được để gia đình bị đầu độc bởi chất độc của sự ích kỷ, của chủ nghĩa cá nhân, của thứ văn hóa lãng phí, vô cảm hiện nay, và để gia đình đánh mất DNA của mình”, Giáo hoàng Francis hôm 25/6 phát biểu kết thúc Đại hội Gia đình Thế giới tại Vatican, theo AP.
Giáo hoàng Francis đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi Tòa Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết Roe v. Wade, từ đó cho phép các bang được cấm phá thai.
Tòa Tối cao Mỹ từng ra phán quyết Roe v. Wade vào năm 1973, qua đó tuyên bố phá thai là quyền hợp pháp trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, tới ngày 24/6, Tòa Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết trên với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, từ đó cho phép mỗi bang tự quyết định việc cấm phá thai.
Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Giáo hoàng Francis hôm 25/6 phát biểu kết thúc Đại hội Gia đình Thế giới tại Vatican. Ảnh: AP.
Bài phát biểu hôm 25/6 của giáo hoàng không nhắc trực tiếp tới phán quyết Roe v Wade nhưng ông dùng những từ ngữ tiêu biểu mà ông thường dùng trong nhiệm kỳ để lên án “văn hóa lãng phí”.
Giáo hoàng chỉ ra rằng một số cặp đôi đã để nỗi sợ và sự lo lắng “lấn át mong muốn đưa sự sống mới vào thế giới”. Từ đó, ông kêu gọi những người này không bám víu vào những ham muốn ích kỷ.
“Đừng có ưu tiên khác, đừng ‘quay lại nhìn’ để nhớ về cuộc sống trước đây hay sự tự do trước đây”, vị giáo hoàng nói.
Giáo hội Công giáo quan niệm sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai và cần phải được bảo vệ cho tới cái kết tự nhiên.
Giáo hoàng Francis từng so sánh phá thai với việc “thuê sát thủ” để trừ khử người mang lại rắc rối cho mình. Nhưng đồng thời, ông bày tỏ niềm cảm thông đối với những phụ nữ phải phá thai và đã tạo điều kiện cho họ dễ dàng được xá tội hơn.
Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis cũng đang cố gắng để Giáo hội Công giáo Mỹ tránh xa quan niệm cho rằng vấn đề “ủng hộ sự sống” duy nhất và xuyên suốt tại nước này chỉ bao gồm chống phá thai.
Khoảnh khắc bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau phán quyết gây sốc. Biểu tình lớn đã nổ ra trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6 để phản đối việc tòa án lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade về quyền phá thai.
Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết lịch sử về quyền phá thai
Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác về vấn đề này, theo CNN.
Trong ý kiến ủng hộ việc lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade, Thẩm phán Samuel Alito cho biết quyết định của Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 đã gây ra những hậu quả nặng nề, đồng thời không giúp mang lại giải pháp cho tranh cãi liên quan vấn đề phá thai.
"Vụ việc đã châm ngòi cho tranh cãi và làm đất nước chia rẽ sâu sắc", Thẩm phán Alito nhận định.
Các thẩm phán ủng hộ đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng phá thai là một câu hỏi mang tính đạo đức căn bản, đồng thời nhấn mạnh Hiến pháp Mỹ không cấm người dân từng tiểu bang tự xây dựng quy định về quyền phá thai.
Biểu tình bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau khi phán quyết được đưa ra. Ảnh: CNN.
"Roe và Casey đã tước đoạt thẩm quyền đó (của người dân các tiểu bang). Hôm nay, chúng tôi đảo ngược phán quyết, trả lại thẩm quyền cho người dân và các đại diện mà người dân bầu ra", ý kiến của nhóm thẩm phán cho biết.
Trong khi đó, các thẩm phán phản đối đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng quyết định ngày 24/6 xóa bỏ sự bảo vệ hiến định đối với hàng triệu phụ nữ liên quan việc phá thai.
Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, biểu tình lớn đã nổ ra bên ngoài tòa nhà của Tòa án Tối cao.
Khoảnh khắc bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau phán quyết gây sốc .Biểu tình lớn đã nổ ra trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6 để phản đối việc tòa án lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade về quyền phá thai.
Colombia cho phép phụ nữ phá thai từ 24 tuần trở xuống Ngày 22/2, Tòa án Hiến pháp của Colombia đã bỏ phiếu, hợp pháp hóa mọi hành vi phá thai từ 24 tuần trở xuống tại nước này. Người ủng hộ quyền nạo phá thai vui mừng bật khóc sau quyết định của Tòa án Hiến pháp Colombia. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, quyết định trên của hội đồng gồm 9 thẩm phán...