Giao hàng sau 18h, nhiều tài xế AhaMove bị phạt
Một số tài xế hãng xe ôm công nghệ AhaMove vẫn ra đường hoạt động sau 18h và bị lực lượng chức năng quận Phú Nhuận ( TP.HCM) lập biên bản xử phạt.
Lúc 18h ngày 27/7, khi TP.HCM bắt đầu khung giờ hạn chế người dân ra đường, một số tài xế hãng xe ôm công nghệ AhaMove vẫn hoạt động nên bị tổ công tác UBND quận Phú Nhuận lập biên bản.
Tài xế T.V.H. (23 tuổi, quê Cà mau) chạy xe máy chở thực phẩm qua chốt kiểm dịch trên đường Hoàng Minh Giám, phường 9 (quận Phú Nhuận), bị lực lượng chức năng dừng phương tiện.
Một số tài xế hãng xe ôm AhaMove bị xử phạt 2 triệu đồng. Ảnh: An Huy.
Tài xế H. cho biết đang vận chuyển thực phẩm từ quận 12 sang quận Tân Bình giao cho khách. Công ty thông báo trên ứng dụng rằng theo công văn 2490, tài xế được phép hoạt động giao hàng thiết yếu từ 18h đến 6h sáng hôm sau nên anh vẫn đi giao hàng.
“Công ty thông báo được hoạt động trong khung giờ trên nên chúng tôi vẫn đi giao hàng vì nghĩ các ngành chức năng cho phép. Bị lập biên bản, tôi rất bất ngờ. Tôi có liên hệ lên tổng đài hỏi nhưng chưa kết nối được”, tài xế H. nói.
Bên cạnh đó, anh N.H.S. (29 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) tài xế hãng AhaMove trên đường trở về nhà sau 18h cũng bị tổ công tác UBND quận Phú Nhuận lập biên bản.
Tài xế S. cho biết anh làm việc theo thông báo của lãnh đạo công ty, được hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Một tài xế khác của hãng xe ôm công nghệ này trên đường đi rút tiền sau 18h cũng bị lực lượng chức năng quận Phú Nhuận xử phạt 2 triệu đồng.
Một cán bộ UBND phường 9 (Phú Nhuận) cho biết theo công văn 2490, tất cả hãng xe ôm công nghệ bị bắt buộc dừng hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau. UBND phường 9 lập quyết định xử phạt dựa trên công văn UBND TP.HCM chỉ đạo.
“5 mục trên công văn 2490 của UBND TP đều không có chỉ đạo cho phép tài xế hãng xe ôm công nghệ được phép hoạt động. Chúng tôi chưa xác định lãnh đạo hãng xe ôm này dựa vào đâu để thông báo đến các tài xế được hoạt động thời gian trên”, cán bộ UBND phường 9 cho biết.
CSGT TP.HCM xử phạt sau 18 giờ: Lặng người trước ông bố chở bình oxy cứu con
CSGT - TT Công an Q.Tân Bình trong khi tuần tra xử phạt người dân TP.HCM ra đường sau 18 giờ đã lặng người, nghẹn ngào xúc động trước ông bố lao ra đường chở bình oxy về để cứu con trai bị u gan.
Người bố cố hết sức để chở bình oxy về cho con trai đang nằm nhà vì bị u gan. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Đúng 18 giờ tối, tổ tuần tra lưu động của Đội CSGT - TT Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) xuất phát từ trụ sở Công an Q.Tân Bình đi qua khắp các tuyến đường để kiểm tra người dân ra đường không có lý do cần thiết.
Sau khi đi qua các tuyến Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Hoàn, đến Công viên Hoàng Văn Thụ, tổ công tác dừng lại kiểm tra các xe di chuyển trên đường. Theo ghi nhận, đường phố sau 18 giờ khá vắng vẻ, chỉ còn lực lượng y tế và những người thật cần thiết mới ra đường.
Tổ công tác của Công an Q.Tân Bình đã nghe người dân trình bày đủ lý do, từ đi test Covid-19 phải chờ đợi về trễ đến công việc thu xếp không kịp.
Ra đường sau 18 giờ, ông bố khiến CSGT lặng người khi chở bình ô xy cứu con
Xúc động tình cha
Tại Công viên Hoàng Văn Thụ, tổ công tác đã yêu cầu tất cả các xe dừng lại kiểm tra giấy tờ. Một người đàn ông áo ướt đẫm mồ hôi, đeo bao tay y tế, cầm theo chai xịt khuẩn đang chở bình oxy phía sau rưng rưng nước mắt khi CSGT yêu cầu dừng xe.
Anh Vân mở điện thoại có hình con trai đang nằm bên cạnh bình oxy để CSGT cảm thông. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Anh cho biết tên Lê Đình Vân (40 tuổi) vừa từ đường Phạm Văn Đồng qua trung tâm phân phối bình oxy ở Kênh Tân Hóa để đổi bình về cho con trai bị u gan nguyên bào. "Chiều tự nhiên nó mệt quá, bình oxy trong nhà thì cạn kiệt. Tôi biết đã giờ giới hạn ra đường theo Chỉ thị 16 nên tôi phải cầm bệnh án của cháu để công an hỏi thì mình sẽ đưa ra để mấy anh hiểu mình ra đường là để cứu con. Một bình oxy 40kg chạy được 24 tiếng. Bé phẫu thuật ở BV Nhi đồng 2 từ 30.4 năm ngoái, không may tháng 3 vừa rồi bị tái phát lại, gia đình đưa đi viện nhưng bác sĩ trả về, chỉ nằm ở nhà. Giờ không có oxy là chết, nên tôi phải đi đổi bình để cứu con", anh chia sẻ.
Mùa dịch, vợ chồng anh Vân đều không ổn định công việc, dành trọn thời gian ở chăm con, mỗi bình oxy giá 400.000 đồng nên cuộc sống càng chật vật.
Để CSGT tin tưởng, anh Vân mở điện thoại có hình con trai đang nằm bên cạnh bình oxy. CSGT đang cầm giấy tờ của anh trên tay đã lặng người vì xúc động. Thiếu tá Lê Hoàng - tổ trưởng tổ công tác đã động viên chia sẻ cùng anh Vân, đồng thời nhắc anh khi thật cần thiết ra ngoài cố gắng sắp xếp trước 18 giờ.
Nhận món quà nhỏ mang ý nghĩa động viên từ tổ công tác, anh Vân rưng rưng xúc động, nghẹn giọng: "Tôi xin cảm ơn rất nhiều. Tôi hiểu quy định nhưng vì cứu con mới phải ra ngoài giờ này". Trước khi rời đi, anh Vân liên tục gật đầu nói cảm ơn. Thiếu tá Lê Hoàng cùng đồng nghiệp lại lặng người nhìn theo bóng người đàn ông chở theo bình oxy khuất dần.
Bản tin Covid-19 ngày 26.7: Cả nước thêm 7.882 ca, TP.HCM phạt không nương tay với người vi phạm
Đủ lý do
Trên đường Lê Văn Sỹ lúc 18 giờ 30 phút, CSGT yêu cầu hai cô gái đi chung xe máy dừng lại kiểm tra lý do ra đường. Cả hai đều có giấy thông hành được bưu cục cấp nhưng không nằm trong nhóm được ra đường sau 18 giờ. Cả hai bối rối cho biết nắm rõ quy định, nhưng vì không xử lý kịp chuyến thư nên mong CSGT thông cảm, từ mai sẽ tuyệt đối chấp hành.
Thanh niên đi giao gạo bằng xe mất biển số. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Cũng tại đây, CSGT yêu cầu dừng xe một nam thanh niên. Người này xuất trình được giấy tờ đi đường chứng minh vừa đi giao xong gạo nhưng xe không có biển số và không có các giấy tờ kèm theo. Nam thanh niên giải thích: "Xe này xe của mẹ em, em mới 17 tuổi cũng chưa đủ tuổi thi bằng lái nhưng vì gia đình nên cũng nghỉ học lâu rồi và giờ phụ mẹ đi giao gạo".
Tổ công tác của Công an Q.Tân Bình đã nghe người dân trình bày đủ lý do, từ đi test Covid-19 phải chờ đợi về trễ đến công việc thu xếp không kịp. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Sau khi được CSGT giải thích về quy định của TP, người này xin lỗi rồi xin được dắt xe vào tiệm gạo ngủ nhờ, chờ sáng rồi về. Về biển số xe, anh giải thích do chạy bị rớt nhưng giờ các điểm đăng ký xe đều nghỉ, không thể làm lại được.
CSGT kiểm tra giấy tờ của người ra đường sau 18 giờ ngày 26.7. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
CSGT đi khắp các tuyến đường để kiểm tra người dân ra đường không có lý do cần thiết. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Hai cô gái có giấy thông hành được bưu cục cấp nhưng không nằm trong nhóm được ra đường sau 18 giờ. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, Công an Q.Tân Bình có 76 chốt và 20 điểm kiểm soát, ngoài ra có thêm 15 tổ tuần tra kiểm soát lưu động trên đường để kiểm tra người dân ra đường không lý do. Đến ngày 24.7, lực lượng chốt trực tại Tân Bình không nhắc nhở, mà xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Gặp khó khăn do Covid-19, người dân TP.HCM gọi 1022 để được hỗ trợ Kênh 1022 sẽ chuyển thông tin của người dân đến cơ quan chức năng để xử lý, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Chiều 22/7, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM triển khai kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thông qua cổng thông tin 1022. Kênh này sẽ...