Trục chính trong sự thay đổi về chính sách thương mại của Mỹ
Chính quyền Mỹ đang dần rời xa mô hình thương mại tự do để theo đuổi “thương mại công bằng”.
Chính sách này không chỉ tái định hình quan hệ kinh tế với các nước mà còn tác động sâu rộng đến thị trường toàn cầu.
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một thay đổi căn bản trong chính sách thương mại của Mỹ, chuyển từ mô hình “thương mại tự do” sang “thương mại công bằng”. Theo Piotr Dzierżanowski, chuyên gia phân tích quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM) ngày 18/3, sự thay đổi này không chỉ phản ánh tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” mà còn là kết quả của những tác động kinh tế- xã hội phức tạp từ hệ thống thương mại toàn cầu hiện hành.
Tác động của hệ thống thương mại tự do với Mỹ
Hệ thống thương mại thế giới hiện nay dựa trên sự hợp tác trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và theo đuổi mục tiêu tự do hóa thương mại. Khi mua hàng hóa, các nước nhập khẩu thực tế chấp nhận tác động của chính sách kinh tế trong nước của nước xuất khẩu lên thị trường của họ, bao gồm cả việc tổ chức thị trường lao động và các khoản trợ cấp được áp dụng. Do đó, hệ thống chỉ có thể hoạt động bền vững nếu những người tham gia phối hợp các chính sách nội bộ của họ ít nhất ở cấp độ cơ bản.
Được thành lập vào năm 1995, WTO hoạt động dựa trên giả định rằng các thành viên sẽ không can thiệp đáng kể vào thị trường tự do. Những thực tế này đã thay đổi sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức này vào năm 2001 và đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau đó, cũng như tác động của các quốc gia khác, chẳng hạn như Đức, khi xây dựng mô hình phát triển dựa trên khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Trong bối cảnh rào cản thương mại thấp, cũng như sức hấp dẫn của đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ, Mỹ đã trở thành nước tiêu thụ sản lượng thặng dư toàn cầu, do nhu cầu trong nước yếu ở các nước xuất khẩu do tiền lương thấp.
Hệ thống này đã mang lại một số lợi ích cho Mỹ: lạm phát thấp, khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn cho các ngành xuất khẩu của Mỹ, và lợi thế cho các công ty Mỹ trong việc sản xuất với chi phí thấp hơn. Hơn nữa, thâm hụt thương mại của Mỹ phần lớn được tái đầu tư vào nền kinh tế Mỹ, dẫn đến sự gia tăng nguồn vốn sẵn có.
Nhưng mặt trái của hệ thống này là sự suy giảm việc làm trong ngành công nghiệp. Theo số liệu chính thức, từ năm 2000 đến 2010, việc làm trong ngành công nghiệp Mỹ giảm từ khoảng 17 triệu xuống còn hơn 11 triệu, mặc dù hiện nay con số này đã phục hồi lên khoảng 13 triệu trong tổng số 160 triệu việc làm. Nghiên cứu cho thấy việc mất việc làm đột ngột do cạnh tranh xuất khẩu dẫn đến thu nhập thấp hơn trong dài hạn.
Video đang HOT
Những tác động kinh tế tiêu cực này đã chuyển hóa thành các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh nhập khẩu, số lượng hôn nhân giảm, tỷ lệ cha mẹ đơn thân tăng, trẻ em sống trong nghèo đói gia tăng, và tình trạng lạm dụng ma túy, rượu cũng tăng theo. Sự thất vọng xã hội ngày càng tăng dẫn đến hậu quả chính trị: sự phân cực gia tăng và sự chuyển dịch chung trong sở thích bỏ phiếu hướng về phía bảo thủ.
Học thuyết “thương mại công bằng”
Nhận thức được những vấn đề của hệ thống thương mại tự do, chính quyền Trump đầu tiên đã bắt đầu một số hành động khắc phục, sau đó được chính quyền Biden tiếp tục, như duy trì thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, những người thân cận với Tổng thống Trump đang đẩy mạnh quan điểm cực đoan hơn. Cố vấn cấp cao về thương mại và công nghiệp Peter Navarro đã trở thành người ủng hộ nổi bật cho học thuyết “thương mại công bằng”.
Theo chuyên gia Dzierżanowski, mục tiêu của chính sách thương mại mới là cân bằng thâm hụt thương mại của Mỹ, kích thích ngành công nghiệp trong nước, và tạo ra việc làm chất lượng cao cho người lao động không có trình độ học vấn cao. Để đạt được điều này, chính quyền Trump muốn từ chối áp dụng điều khoản quốc gia được ưu đãi nhất (MFN, hay còn gọi là Tối huệ quốc) – cơ sở hoạt động của WTO – và theo đuổi chính sách thương mại tích cực dựa trên các thỏa thuận song phương.
Cách tiếp cận này cho phép Mỹ tùy ý áp dụng thuế quan khác nhau theo lợi ích chính trị và kinh tế của mình. Điều này đã thể hiện rõ trong những tuần đầu hoạt động của chính quyền Mỹ mới, khi áp thuế đối với Mexico, Canada và Trung Quốc, cùng với những đe dọa liên tục đối với EU.
Một trọng tâm chính của chính sách thương mại mới là đối phó với Trung Quốc. Những người ủng hộ “thương mại công bằng” coi Trung Quốc là “mối đe dọa hiện hữu”, và các vấn đề thương mại mang tính chính trị hơn là kinh tế thuần túy. Họ cho rằng Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu thống trị toàn cầu, và các hành động của nước này (bao gồm rào cản thương mại, bán phá giá, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và thao túng tiền tệ) là mang tính không công bằng. Việc áp dụng mức thuế nhập khẩu bổ sung 20% đối với hàng hóa từ Trung Quốc trong những tuần đầu tiên của chính quyền mới là minh chứng cho cam kết này.
Tác động của hệ thống thương mại tự do nhìn chung là tích cực đối với Mỹ, nhưng một số cử tri Mỹ đã bị thiệt thòi vì những thay đổi trong 30 năm qua. Các vấn đề kinh tế địa phương do phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nước ngoài đã dẫn đến khủng hoảng xã hội và thay đổi chính trị. Mặc dù nền kinh tế và xã hội Mỹ cũng có những khó khăn khác (liên quan đến bất bình đẳng thu nhập và của cải,…), những tác động tiêu cực của thương mại tự do đã tác động đến sở thích bỏ phiếu của công dân Mỹ.
Do đó, có thể thấy chính quyền Trump sẽ tiếp tục theo đuổi một sự thay đổi lớn trong hệ thống thương mại toàn cầu theo nguyên tắc “Nước Mỹ trên hết”. Tuy nhiên, việc đưa ra những thay đổi này sẽ bị hạn chế bởi nhu cầu hợp tác của Mỹ với các đối tác, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc, những tác động tiêu cực của thuế quan đối với nền kinh tế Mỹ (như lạm phát gia tăng) và phản ứng của thị trường tài chính.
Chuyên gia Dzierżanowski kết luận: Trong ngắn hạn, chính sách thương mại mới của Mỹ có thể không mang lại những thay đổi sâu sắc mà xã hội cảm nhận được, như việc giành lại việc làm trong ngành công nghiệp. Thuế quan nhằm vào các quốc gia cụ thể có thể là một phần của áp lực chính trị được áp dụng trước các cuộc đàm phán về những thay đổi đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
Tác động từ vòng xoáy thuế quan mới của Mỹ
Từ khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ, giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, những biện pháp này đã gây ra những phản ứng trái chiều và tác động đáng kể đến tâm lý người tiêu dùng cũng như thị trường nội địa Mỹ.
Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach ở California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Trump đã công bố bản ghi nhớ "Chính sách thương mại nước Mỹ trên hết", đặt nền móng cho một loạt thuế quan mới. Cho đến nay, Mỹ đã chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ tất cả các nước, 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada dù một phần bị hoãn thi hành đến tháng 4.
Phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại
Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng hàng loạt biện pháp, bao gồm các mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng của Mỹ và một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Google. Trung Quốc đã áp thuế 15% đối với nhiều mặt hàng nông sản chủ chốt, than đá, khí hóa lỏng, đồng thời áp thuế 10% đối với dầu thô, máy nông nghiệp và ô tô động cơ lớn nhập khẩu từ Mỹ.
Canada, nhà cung cấp thép và nhôm nước ngoài lớn nhất cho Mỹ, đã công bố mức thuế trả đũa 25% đối với các kim loại này cùng với máy tính, thiết bị thể thao và các sản phẩm khác với tổng giá trị khoảng 20,6 tỷ USD.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng lên kế hoạch áp thuế trả đũa đối với lượng hàng hóa trị giá 28 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ kể từ tháng tới. EC cho biết sẽ chấm dứt việc đình chỉ thuế quan hiện tại đối với hàng hóa Mỹ vào ngày 1/4 và sẽ đưa ra một gói biện pháp đối phó mới vào giữa tháng 4.
Còn Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố nước này sẽ đợi đến ngày 2/4 để quyết định có áp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ trong trường hợp quốc gia láng giềng thực thi chính sách áp thuế tương ứng.
Vận chuyển thép cuộn tại nhà máy thép Tata ở Velsen-Noord, Hà Lan. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tác động tiêu cực đến thị trường và tâm lý người tiêu dùng Mỹ
Các động thái áp thuế của Tổng thống Trump và sự trả đũa qua lại từ các đối tác thương mại lớn đã đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vào tình trạng bất an, buộc các công ty phải cảnh báo khả năng tăng giá, kéo theo nguy cơ lạm phát tăng và tăng trưởng kinh tế giảm.
Dữ liệu lạm phát khả quan mới được công bố cũng bị lu mờ bởi những lo ngại bất ổn ngày càng gia tăng xuất phát từ các đe dọa thuế quan của Tổng thống Trump. Những bất ổn này đã khiến các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán để chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lần đầu tiên lên trên mức 3.000 USD/ounce. Trong khi đó, tính đến ngày 14/3, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã ghi nhận tuần giảm điểm thứ tư liên tiếp.
Một số ngân hàng và nhà phân tích Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh dữ liệu ảm đạm hơn và tâm lý bi quan về những tác động của thuế quan đến lạm phát.
Dữ liệu từ Khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan được công bố ngày 14/3 cho thấy chỉ số tâm lý đã giảm mạnh 10,5%, xuống chỉ còn 57,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022 và đánh dấu 3 tháng liên tiếp niềm tin của người tiêu dùng Mỹ suy giảm. Bức tranh còn ảm đạm hơn khi nỗi lo về xu hướng lạm phát ngày càng gia tăng, với kỳ vọng lạm phát ngắn hạn 1 năm tăng vọt lên 4,9%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2022. Kỳ vọng lạm phát dài hạn trong 5 năm tới của người tiêu dùng cũng không mấy khả quan khi tăng lên mức 3,9%, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/1993.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Atlanta, Georgia, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng cảnh báo sự bất ổn do các mối đe dọa áp thuế và chính sách thương mại thay đổi của Tổng thống Trump đang bắt đầu tác động tiêu cực đến nhiều ngành công nghiệp, khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu từ hàng hóa thiết yếu đến du lịch.
Theo dữ liệu từ LSEG, hơn 900 trong số 1.500 công ty lớn nhất của Mỹ đã đề cập đến thuế quan trong các báo cáo lợi nhuận hoặc tại các sự kiện đầu tư trong năm nay. Giám đốc điều hành Ed Bastian của hãng hàng không Delta Air Lines cảnh báo lo ngại về kinh tế của người tiêu dùng và doanh nghiệp đã gây tổn hại đến du lịch trong nước khiến giá cổ phiếu các hãng hàng không giảm. Tương tự, các công ty như Kohl's và Henkel cũng ghi nhận nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp tại Mỹ giảm. Các nhà bán lẻ lớn như Macy's, Walmart, Target cũng đã hạ thấp kỳ vọng khi rủi ro lạm phát và nỗi lo suy thoái gia tăng.
Trong khi đó, ngành công nghiệp ô tô Mỹ gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan. Trong một bức thư gửi Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), hãng xe điện Tesla cho biết các nhà xuất khẩu Mỹ vốn dễ bị ảnh hưởng hơn khi những quốc gia khác phản ứng với các hành động thương mại của nước này. Với tư cách là một công ty có hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại Mỹ, Tesla lo ngại rằng các biện pháp mà USTR đang cân nhắc để đối phó với các hành vi thương mại không công bằng của các quốc gia khác có thể gây ra những hậu quả tiêu cực không lường trước được cho chính các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có cả Tesla.
Còn Autos Drive America, một nhóm thương mại đại diện cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn bao gồm Toyota, Volkswagen, BMW, Honda và Hyundai, cũng cảnh báo USTR rằng việc áp đặt "thuế quan trên diện rộng sẽ làm gián đoạn sản xuất tại các nhà máy lắp ráp của Mỹ". Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô không thể thay đổi chuỗi cung ứng ngay lập tức và việc tăng chi phí chắc chắn sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, ít mẫu xe hơn được cung cấp cho người tiêu dùng và đóng cửa những dây chuyền sản xuất tại Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mất việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Charlie Chesbrough của công ty tư vấn Cox Automotive đánh giá hiện chưa thể chắc chắn về những tác động từ thuế quan đến thị trường ô tô Mỹ, nơi đã bán được 16 triệu ô tô mới trong năm ngoái. Nhưng ông nhận định giá cả rồi sẽ bắt đầu tăng.
Các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump nhằm bảo vệ nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất trong nước đang gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và thị trường nội địa Mỹ. Khi cuộc chiến thương mại leo thang và tâm lý người tiêu dùng chạm đáy, nước Mỹ đang đứng trước ngã rẽ kinh tế đầy bất ổn. Thuế quan có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho một số ngành, nhưng cái giá phải trả - từ lạm phát tăng cao đến niềm tin suy yếu - đang khiến người dân Mỹ lo sợ.
Ukraine gửi thông điệp cảnh báo EU về nguy cơ đối đầu thương mại Theo tờ Politico ngày 18/3, Ukraine đang gửi một thông điệp rõ ràng tới EU: Nếu EU không giải quyết mối quan hệ thương mại với Ukraine, cả hai bên sẽ phải gánh chịu hậu quả. Cờ Liên minh châu Âu và cờ Ukraine tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Kinh tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

WFP dừng cứu trợ 650.000 phụ nữ, trẻ em do thiếu ngân quỹ

Vòng đối thoại phá băng

Vị thế trên chiến trường tác động đến đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thế nào?

Ngân hàng trung ương toàn cầu đối mặt bài toán phá giá nội tệ khi USD suy yếu

Hỏa hoạn sau động đất thiêu rụi hơn 60.000 bài thi tuyển sinh đại học ở Myanmar

'Tác dụng' bất ngờ từ chính sách của thuế quan của Tổng thống Trump với châu Âu

Kẻ xả súng sát hại 23 người tại Texas bị tuyên 23 án tù chung thân

ECB và Ủy ban châu Âu tranh cãi về nguy cơ của tiền điện tử dưới thời Tổng thống Trump

Nga thảo luận về khả năng khôi phục kế hoạch xây dựng Tháp Trump tại Moskva

LHQ cảnh báo trung tâm lừa đảo châu Á vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới

Nga có thể đưa kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump vào sách giáo khoa

Kinh tế Canada đối mặt với suy thoái sâu, Mexico chưa đạt thỏa thuận với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt mới 17 tuổi đã được săn đón tới tận cửa lớp học, hút 3 triệu view nhờ mặt mộc đẹp tuyệt đối
Hậu trường phim
23:25:41 22/04/2025
Bộ phim khiến ai xem cũng mắc cỡ: Lời thoại sến sẩm, nữ phụ làm khán giả nói ngay câu này
Phim việt
23:17:33 22/04/2025
Chỉ bằng 2 câu phỏng vấn của mc Long Vũ, Minh Hà để lộ điểm đặc biệt: Có phải chỉ đơn giản là "bà mẹ 4 con"?
Sao việt
23:15:18 22/04/2025
Silver Surfer tái xuất, Galactus lộ diện: 'Fantastic Four' mở màn kỷ nguyên diệt vong mới của MCU!
Phim âu mỹ
23:12:20 22/04/2025
Á hậu Hoàn vũ giỏi 4 thứ tiếng bị tước danh hiệu vì thi Miss World
Sao châu á
22:56:59 22/04/2025
Ca sĩ Bảo Trâm Idol nhiều lần vấp ngã sau khi 'một bước lên tiên'
Nhạc việt
22:54:44 22/04/2025
Ngôi sao sở hữu 105 triệu người theo dõi trên Instagram khoe chân dài miên man, thả dáng "flexing" trên 1 núi tiền
Nhạc quốc tế
22:45:21 22/04/2025
Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Tv show
22:35:12 22/04/2025
Chồng đưa 10 triệu/tháng nhưng đùng 1 cái đòi vợ phải xuất 180 triệu để đầu tư làm ăn, không được như ý thì đổ cho tôi mang tiền đi nuôi nhân tình
Góc tâm tình
21:24:50 22/04/2025
Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Tin nổi bật
21:19:35 22/04/2025