Giáo dục Việt Nam: Từ bánh mì đến thi ca
Vừa rồi, dư luận khá quan tâm về quan điểm “tăng môn thi ĐH, CĐ, và dù là ngành nào cũng bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội”. Quan điểm này cũng gợi nên một dịp cho những ai quan tâm đến giáo dục Việt Nam bàn sâu hơn nhằm có thể có được giải pháp tối ưu: từ mục tiêu giáo dục, triết lý giáo dục đến những cách thức cụ thể để cải thiện tình hình.
Từ bánh mì…
Xét trong tổng thể những khó khăn và bất cập hiện nay thì việc điều chỉnh ở khâu thi cử có lẽ vẫn là đơn giản mà hiệu quả nhất. Trong đó bao gồm: nội dung thi (số lượng môn thi của từng khối (mỗi khối thi bao nhiêu môn, thi những môn nào) – tạm gọi là cấu trúc khối thi), cách thức ra đề thi, cách thức tổ chức thi…
Hiện tượng kết quả thi môn lịch sử thấp đến không ngờ trong kỳ tuyển sinh năm nay chỉ là một giọt nước khiến những ai quan tâm phải “tỉnh ngủ” thôi chứ tình hình còn đáng báo động hơn rất nhiều. Nhìn lùi lại, còn có hiện tượng tỷ lệ thí sinh năm nay đăng ký thi khối C chưa tới 10% – cực thấp. Nhìn rộng ra thì thấy các ngành thuộc khối ngành khoa học cơ bản hầu như đều ngắc ngoải vì thiếu người học và chất lượng đầu vào thấp.
Ai cũng biết sự thiếu hụt nhân sự được đào tạo ở khối ngành khoa học cơ bản là sự thiếu hụt đối với yêu cầu đáp ứng cho một nền KT – XH phát triển bền vững. Vì lực lượng này là lực lượng chủ chốt trong kiến trúc thượng tầng và tiên phong trong cơ sở hạ tầng.
Nhưng hậu quả đó hoàn toàn khách quan và không thể tránh khỏi. Vì đây là hệ quả của một thời đoạn mà đất nước ta đứng trước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các ngành sản xuất trì trệ (cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ trước).
Giải pháp cho tình hình lúc bấy giờ là tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu chiến lược được xác định phát triển theo chiều rộng: chú trọng tăng trưởng nhanh. Chính điều này đã hình thành trong xã hội xu hướng học tập thực dụng. Học để kiếm tiền và để hái ra tiền. Đây chính là căn nguyên của tình trạng học lệch như hiện nay.
… đến thi ca
Một nền KT – XH mà thiếu đội ngũ kế thừa để phát huy các giá trị nhân văn và thiếu đội ngũ tiên phong trong lĩnh vực khoa học cơ bản thì chắc chắn không thể là một nền KT – XH phát triển bền vững.
Để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao theo nghĩa “có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp” thì buộc phải cân cân đối được tương quan giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng mà theo đó, tái cấu trúc khối thi tuyển sinh đại học, trong điều kiện hiện tại, là một thao tác có sức tác động lớn.
Video đang HOT
Việc tái cấu trúc khối thi, trước mắt nên bàn đến nội dung thi (thi môn gì) hơn là số lượng môn thi. Hiện nay nền kinh tế được xác định phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao với định hướng “gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”( ) thì yếu tố khoa học công nghệ vẫn giữ vai trò số một.
Điều này có nghĩa là nền giáo dục chỉ có thể níu kéo sự cân bằng giữa giữa tri thức về các giá trị nhân văn với tri thức khoa học công nghệ ở một mức độ nhất định nào đó.
Trước mắt có thể xác định thi 3 môn: 2 môn cơ sở là toán, văn và 1 môn cơ bản là môn chính của chuyên ngành đào tạo. Trường hợp môn cơ bản trùng với môn cơ sở thì có thể thay thế bằng môn công cụ như ngoại ngữ chẳng hạn. Ví dụ, ngành Y: toán, văn, sinh; Dược: toán, văn, hóa; Tin học: toán, văn, ngoại ngữ; Sư phạm toán: toán, văn, ngoại ngữ; Du lịch: toán, văn, sử/địa/ngoại ngữ…
Việc tăng sống lượng môn thi ở từng khối ngành chỉ là tăng số lượng chứ không phải chất lượng. Chạy theo số lượng thì chỉ mỏi chân và hụt hơi chứ cái đầu không to lên được. Không nhất thiết vì điểm môn lịch sử thấp mà phải bắt buộc thi lịch sử. Vì nếu như thế thì ở phổ thông có những môn học nào, thí sinh sẽ phải thi tất cả các môn học đó mới có thể gọi là toàn diện.
Nếu theo hướng này thì hình thức tuyển sinh sẽ phải thay đổi, phù hợp nhất có lẽ là xét tuyển đại học. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì kỳ thi tuyển sinh đại học đang là kỳ thi quốc gia duy nhất còn tạo được niềm tin trong xã hội. Nếu manh động bỏ đi kỳ thi này mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì niềm tin của người dân sẽ chẳng biết đặt được vào đâu.
Trong khi đó, nhà quản lý giáo dục hoàn toàn có thể lấy điểm để phác diện. Ở bậc học phổ thông, nhóm môn khoa học xã hội, tiêu biểu nhất là ngữ văn; với nhóm môn khoa học tự nhiên, là toán. Học sinh nghiêm túc học văn thì các em sẽ được gieo mầm những ý thức về giá trị nhân văn. Chính ý thức này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn, sẽ là động lực khiến các em có nhu cầu và có khả năng tìm hiểu rộng hơn ở các môn KHXH khác. Tương tự như vậy với môn toán.
Có ý kiến cho rằng nền giáo dục của chúng ta mục tiêu mơ hồ. Nói như thế, e là thiếu căn cứ và cũng là thiếu trách nhiệm trong lập luận. Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam được thể hiện ở luật giáo dục 2005, trong đó có đoạn: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp…”. Mục tiêu như thế là rất rõ ràng. Vấn đề là, ngay một lúc ta chưa thể làm được tất cả thì tuỳ từng thời đoạn cụ thể, có thể làm từng phần.
Chiến lược phát triển KT – XH giai đoạn 2011 – 2020 xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ… bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.“. Vậy thì trong 10 năm tới, dù muốn dù không, vẫn phải chấp nhận hiện tượng học lệch ở một mức độ nhất định. Và việc bắt buộc thi văn toán như 2 môn cơ sở của bất kỳ khối ngành nào sẽ là giải pháp mềm dẻo nhất.
Khi đói thì người ta cần phải có bánh mì. Đến khi đã có đủ bánh mì rồi thì tự nhiên người ta sẽ nghĩ đến thi ca. Nhu cầu nhân loại không bao giờ là thấp hèn. Nó chỉ bị chi phối bởi điều kiện cụ thể mà thôi. Chỉ đến khi nào xã hội ta phát triển, biểu hiện là nền kinh tế chỉ chú trọng vào phát triển bền vững; và người học chỉ bận tâm đến việc học những ngành mình yêu thích chứ không bị phân tâm bởi mức thu nhập của việc làm sau khi ra trường thì mới có cơ sở để tính đến chuyện giáo dục toàn diện đúng nghĩa hoàn toàn theo tinh thần của luật giáo dục.
Tất nhiên, đối với một lĩnh vực rộng lớn thì giải pháp phải là hệ thống giải pháp đồng bộ chứ không thể chỉ là giải pháp đơn lẻ mà được. Bài viết này chỉ đề cập đến khâu then chốt và có thể làm ngay mà nhân tiện GS Bùi Văn Ga gợi ra. Nghĩa là còn cần phải tính đến giải pháp cho các vấn đề hữu quan, ví dụ như tăng thu nhập cho giáo viên đủ sống chứ không phải tính trợ cấp thâm niên rồi lại cắt trợ cấp 35% đứng lớp; ví dụ như thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm để “thay máu” cho một đội ngũ đông đảo giáo viên đã có phần lỗi thời và xơ cứng; ví dụ như đầy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục; ví dụ như khử tham nhũng trong giáo dục…
Theo VNN
Ngôi trường 100% học sinh chuyên Sử đỗ ĐH
Cuộc "khủng hoảng" về điểm Sử của kỳ thi ĐH năm nay đã mở rộng mối quan tâm trong dư luận khắp cả nước. Lo lắng nhất có lẽ là những người chuyên dạy sử và chuyên học Sử. Phóng viên TT&VH đã về Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), ngôi trường có tiếng về chuyên môn vững chắc ở hầu hết các tổ bộ môn của tỉnh Hải Dương, trong đó có bộ môn Lịch sử.
Tính đến năm học 2010-2011 số học sinh đoạt giải quốc gia môn Lịch sử của trường đã lên tới 70 em. Trong đó có 4 giải Nhất, 16 giải Nhì, 36 giải Ba và 14 giải Khuyến khích. Mới nhất trong đợt thi học sinh giỏi quốc gia 2011, các học sinh chuyên sử của trường đoạt 8 giải trong đó có 2 giải Nhất.
Điểm thấp là do ý thức thấp
Chúng tôi tìm đến lớp 10 Sử khi cô Nguyễn Thị Loan, một "chuyên gia" của trường trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đang đứng lớp. Lớp Sử mà chúng tôi "dự giờ", các em học theo ca (4 tiếng/ca). Đến trường rất sớm nhưng chúng tôi phải đợi đến hơn 11h, sau khi tan học, mới có thể gặp và trò chuyện với cô Loan và học sinh lớp 10 Sử.
Xin phép cô Loan, chúng tôi hỏi cả lớp một "câu hỏi lớn": "Các em nghĩ gì khi điểm Sử của các anh chị trong kỳ thi ĐH năm nay rất thấp?". Mặc dù mới chỉ là lớp 10 nhưng cả lớp hơn 30 em gần như lặng đi. Cái lặng đi dù chỉ trong giây lát đó thể hiện một thái độ, biểu thị ít nhiều lo lắng cho chính tương lai của các em, cho môn Sử mà các em đang theo đuổi.
Cô Nguyễn Thị Loan và hai học sinh đoạt giải Nhất môn Lịch sử kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia 2011, hai em đều đã đậu ĐH với 8 điểm môn Lịch sử
Em Nguyễn Thị Ngọc Vân bày tỏ: "Em thấy lo lắng sao điểm Sử của các anh chị lại thấp như vậy? Trong khi đó, với cách dạy Sử rất gần gũi, sống động như các thầy cô ở đây dạy cho em, em càng thấy học Sử rất dễ, rất vào và càng yêu thích môn Sử hơn".
Em Vũ Minh Hằng chia sẻ: "Lịch sử là môn học dài, và như có người đã nói có phần khô khan, cần phải có thời gian và sự kiên trì và chăm chỉ. Bị điểm kém, theo em là do họ không tự tìm hứng thú cho mình với môn Lịch sử, và cơ bản là họ không yêu Sử".
Còn Phạm Thành Dương thì "rùng mình": "Mấy ngày qua cứ nghĩ đến điểm Sử của các anh chị mà em đọc được, em lại thấy sợ. Sợ sau này mình đi thi không biết đề thi có khó không, làm bài có được không, mặc dù em rất thích và học cũng ổn môn Sử".
Mất cơ bản mới có chuyện hàng ngàn điểm 0
Với tư cách là một người trong nghề dạy Sử, cô Loan cho biết cô rất sốc với kết quả điểm Sử ĐH năm nay, dù cô rất tự hào vì 28 học sinh lớp Sử do cô phụ trách năm nay 100% đều đỗ ĐH, phổ điểm của các em đạt từ 7-8 điểm, thậm chí có em được 9, tổng điểm 3 môn khối C các em đạt từ 21-26 điểm.
Lý giải nguyên nhân điểm sử thấp, cô Nguyễn Thị Loan cho rằng không nên đổ lỗi cho đề thi khó, càng không phải lỗi của người dạy vì đó "chưa phải là nhân tố quyết định".
Theo cô Loan: "Cả cách dạy và học hiện nay hẳn còn có vấn đề thì kết quả mới kém, mới đau buồn đến như thế. Cá nhân tôi đánh giá đề thi năm nay có khả năng phân hóa rất tốt. Đề chỉ xoay quanh vấn đề cũ và lặp lại cách hỏi về những sự kiện lịch sử tương tự như cách đây 3 năm đã ra. Với những em không học thì sẽ bị điểm 0 ngay từ đầu. Nhưng nếu đã học và chỉ cần học những kiến thức cơ bản thì sẽ không có chuyện có hàng ngàn điểm 0 như báo chí đã đưa tin.
Nếu học sinh không có, không trang bị được cái "cốt kiến thức cơ bản", không biết cách "nhận diện" đề thi thì sẽ không làm được bài. Đó là chưa kể nhiều em đến những ngày áp chót rồi mới xác định thi khối C thì lấy đâu ra kiến thức để làm bài?".
Về phương pháp dạy Sử, cô Loan cho biết: "Mỗi năm trường tôi tổ chức 5 kỳ thi năng khiếu môn Lịch sử. Với học sinh lớp 11- 12, chúng tôi sẽ tổ chức 3 kỳ thi thử ĐH (cả 3 môn Văn, Sử, Địa). Mấy năm trở lại đây, hàng tháng chúng tôi đều tổ chức "thi thử" ĐH, qua đó kiểm tra kiến thức cơ bản của các em xem kỹ năng phân tích đề của các em "thủng" chỗ nào sẽ "vá" lại chỗ đó. Bởi lẽ, nếu không có kỹ năng phân tích đề tốt thì cũng khó kiếm điểm tốt!".
Cô Loan cũng khá trăn trở vì sao học sinh học theo ca (4h/ca) vì chương trình Sử khá nặng, nếu học 45 phút/1 tiết học thì rất khó có hiệu quả: "Đã có lần chúng tôi sưu tầm phim lịch sử để chiếu minh họa cho bài giảng, nhưng khi chiếu sẽ phải dừng giảng, dù cách kết hợp đó vô cùng hiệu quả, nhưng thời gian không cho phép nên trường buộc phải quay về cách giảng Sử theo lối truyền thống".
Đó chưa phải là nỗi trăn trở duy nhất của cô giáo chuyên Sử, cô Loan thổ lộ: "Để vực dậy đam mê Lịch sử cho giới trẻ, nếu chỉ trông cậy vào giáo viên thôi là không đủ. Truyền thông là một cánh tay nối dài nhưng lại làm chưa tốt về vấn đề truyền Sử cho các em. Khi xem ti vi chiếu phim về Lý Công Uẩn, thú thực tôi chỉ nghe tiếng, còn nếu xem hình thì tôi nói thật không có bản sắc lịch sử gì cả. Trong khi nhiều em vanh vách về Sử của nước khác vì nó bị ngấm qua phim ảnh, mạng Internet và vô số luồng thông tin khác".
Theo TT&VH
Không nên quy chụp "điểm 0 Lịch sử" "Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi ĐH vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 (môn Sử) là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém. Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém...