Giáo dục Việt Nam trước và sau năm 1975 từ góc nhìn của một người “trong cuộc”
Vấn đề giáo dục luôn là đề tài thời sự và được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Việt Nam quan tâm. Các chương trình giáo dục luôn được đổi mới và cải tiến qua từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội.
Bìa sách “Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau năm 1975″.
Cuốn sách “Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau năm 1975″ của Trần Văn Chánh (do Nhà xuất bản Hà Nội và Omega Plus ấn hành), là tác phẩm tập hợp những bài viết ra đời trong những khoảng thời gian khác nhau của tác giả, bao gồm 2 phần: phần 1 bàn về nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam trước 1975 và phần 2 bàn về nền giáo dục ở Việt Nam từ sau 1975 đến nay.
Trần Văn Chánh là người đã tham gia trực tiếp vào hệ thống giáo dục của miền Nam Việt Nam và vẫn đau đáu với nền giáo dục nước nhà cho đến hiện nay, nên ông nói lên tiếng nói của một người trong cuộc từng trải qua và chứng kiến.
Về phần thời kỳ trước năm 1975, ngoài những đánh giá, nhận định về giai đoạn xây dựng và phát triển của nền giáo dục miền Nam, trong sách còn có những trích lục các văn bản pháp quy về chương trình giáo dục và sách giáo khoa miền Nam, bản quy chế về giáo dục tư thục, những trích dẫn khen chê của các nhà giáo và các tác phẩm giáo dục thời trước. Đặc biệt có trích dẫn những bài học thuộc lòng văn chương của cấp Tiểu học.
Cuốn sách được kỳ vọng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục.
Chia sẻ về cuốn sách, tác giả Trần Văn Chánh cho biết: “Đay la tạp hơp nhưng bai viêt ghi chep, nhạn đinh, phe phan vê hâu hêt moi khia canh đang quan tam lien quan đên nên giao duc cua chung ta, thê hiẹn tu duy khong chi cua rieng tac gia, ma con coi nhu co tinh tông hơp rât nhiêu nguôn y kiên khac nhau cua cac nha giao duc va nhan si tri thưc, hoc gia tam huyêt, trong cung nhu ngoai nuơc.
Tư nhưng vân đê chung nhu triêt ly đinh huơng giao duc, nọi dung – chuong trinh sach giao khoa, cho đên viẹc tô chưc hoc hanh, thi cư…, co đạc biẹt chu y đên mọt sô mạt han chê hoạc hiẹn tuơng tieu cưc mang tinh phô biên va keo dai ma nên giao duc quôc dan đang cân phai nhanh chong khăc phuc đê cai cach thich hơp.”
Cuốn sách này là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục, lịch sử xây dựng phát triển của giáo dục miền Nam Việt Nam qua các thời kỳ từ Pháp thuộc đến năm 1975 và sau năm 1975, mang đến cho bạn đọc góc nhìn từ một người “trong cuộc” về nền giáo dục Việt Nam ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh xã hội khác nhau…
Video đang HOT
“Noi thăng, noi thạt vao cac mạt han chê cua nên giao duc trong nuơc đê đua ra va thuc đây đoi hoi cai cach, du đọng co co tôt đep đên mây thi noi chung co le cung kho tranh khoi mọt sư mich long nao đo, nhung vơi long xac tin vao thiẹn chi cua cac nha đuong cuọc va giơi hưu trach giao duc, coi lơi ich cua nhan dan la luạt phap tôi thuơng, chung toi hy vong tạp sach nho nay se co thê neu len đuơc mọt vai gơi y quan trong, tren tinh thân trao đôi nhe nhang, hưu hao, châp nhạn tranh luạn, đê tât ca chung ta cung hơp sưc cham lo cho nên giao duc quôc dan đuơc ngay cang kha quan hon trong mọt tuong lai khong xa.” – Tác giả Trần Văn Chánh.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Viễn cảnh giáo dục mới: Đẩy mạnh giáo dục "cá nhân hóa" tránh dạy kiểu "đồng phục"
Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu "đồng phục" cho tất cả học sinh?
Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề "Những viễn cảnh giáo dục mới" (Vietnam Educamp 2019), do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Câu lạc bộ Giáo dục mới tổ chức, đã diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội.
3 chữ C trong giáo dục Việt Nam
Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2019-2020 được coi là năm bản lề cho những đổi mới căn bản trong trường học dưới tác động của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới kể từ năm 2020.
PGS.TS Lê Anh Vinh nhận định, nhìn lại giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, chúng ta có rất nhiều kết quả đáng tự hào và sử dụng 3 chữ C để tóm lược những kết quả nói trên: cam kết, công bằng, chất lượng.
Chữ C đầu tiên là "Cam kết". Theo đó, GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu trong các văn bản chiến lược. Mức đầu tư công của Việt Nam đối với giáo dục luôn bảo đảm 20% tổng chi, khoảng 5.8% GDP, nằm trong mức cao so với các nước trong khu vực.
Chữ C thứ hai là "Công bằng". Đây là điểm mạnh của giáo dục Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Chúng ta đã đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 2000, cấp THCS vào năm 2010 và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Tỉ lệ nhập học của học sinh có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số cũng ngày càng được cải thiện.
Chữ C thứ ba là "Chất lượng": Các kết quả của Việt Nam trong các kì đánh giá quốc tế PISA, hay trong các cuộc thi Olympic các môn khoa học hàng năm là minh chứng cho chất lượng của giáo dục phổ thông chúng ta.
Diễn đàn quy tụ nhiều nhà quản lý, chính sách giáo dục cùng đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Lê Anh Vinh, giáo dục Việt Nam vẫn còn những hạn chế tồn đọng. Mặc dù đạt kết quả cao trong các kì thi đánh giá quốc tế, học sinh Việt Nam các cấp vẫn bị đánh giá là thiếu hụt về kỹ năng và động lực học tập, do sự chênh lệch giữa giáo dục trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn.
Ông Vinh nhấn mạnh: "Chúng ta mong muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi người dân cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Để có được điều đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam phải được thiết kế đa dạng và có khả năng phân hóa cho các đối tượng người học nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân".
Chủ điểm quan trọng được thảo luận tại 2 phiên toàn thể của Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 là chương trình giáo dục phổ thông mới và công nghệ trong giáo dục.
Cần thời gian để giáo viên giảng dạy "cá nhân hóa"
Cũng cho rằng cần đẩy mạnh giáo dục "cá nhân hóa" để khơi gợi tiềm năng, phát triển năng lực cho từng học sinh, ông Đặng Minh Tuấn - nhà giáo dục độc lập chuyên về dạy Toán bằng tiếng Anh cho rằng, muốn làm được điều đó các giáo viên cần trang bị, cập nhật cho mình những kỹ năng, năng lực mới.
Chương trình mới thay vì nội dung kiến thức sẽ hướng đến việc phát triển năng lực cho học sinh, do đó muốn truyền dạy cho học sinh, bản thân giáo viên cũng phải có những kỹ năng mới.
Ông Tuấn nêu quan điểm rằng: "Tối thiểu đội ngũ của nhà trường và giáo viên phải có triết lý trước. Triết lý ở đây có thể chẳng hạn như đưa từ "lý thuyết sang thực hành".
Vậy, giáo viên phải có năng lực móc nối kiến thức thực tế và lý thuyết vào thực nghiệm. Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu "đồng phục" cho tất cả học sinh? Như vậy, đầu tiên người giáo viên phải nhận ra năng lực của từng em học sinh là gì vì có 8 loại hình thông minh khác nhau.
Thêm nữa, nếu để cá nhân hóa thì thời gian làm việc của giáo viên ở chương trình mới tới đây so với thông thường bây giờ phải nhiều hơn. Nếu chúng ta quy lại giáo viên phải chạy theo chương trình, không có không gian để họ cá nhân hóa (mỗi trường, lớp, vùng miền thủ đô, đồng bằng, đồi núi... khác nhau) thì phải cho giáo viên không gian để họ điều chỉnh sự cá nhân ấy".
"Chúng ta cần có một cái khung để hướng dẫn giáo viên nhưng cho giáo viên làm trong khuôn khổ linh hoạt có thể chấp nhận được (nghĩa là cho phép giáo viên có thể sai kỹ thuật ở một mức độ nhất định). Giáo viên không sáng tạo thì làm sao dạy học sinh sáng tạo được.
Nếu giáo viên có 10 phần, 8 phần là bắt buộc theo quy định thì phải cho họ 2 phần mở. 2 phần mở này để giáo viên được làm cái mới, có thể không đúng hoàn toàn.
Như vậy, tóm lại giáo viên dạy kiến thức tuyệt đối không thể sai, dạy thực hành thì có thể sai ở mức độ nhất định. Đồng thời, giáo viên cũng phải có năng lực đánh giá học sinh của mình", ông Tuấn nói thêm.
Các đại biểu, nhà giáo dục tham dự diễn đàn cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ giáo dục, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, số hóa và hội nhập. Bà Trần Thị Thu Hương - đại diện Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh: "Công nghệ thông tin ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong quản trị tri thức số của nhiều ngành công nghiệp như hàng không, tài chính - ngân hàng, y tế, giao thông.
Đối với ngành giáo dục tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ đắc lực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Việc áp dụng ứng dụng nào để giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn tại trong lớp học là điều các nhà quản lý giáo dục và nhà xây dựng chính sách đều quan tâm".
Đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục chăm chú tham gia các phòng hội thảo chuyên đề của diễn đàn.
Bà Trần Hương Quỳnh - Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, dạy học tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động của học sinh trong quá trình học thông qua các hoạt động ý nghĩa và đa dạng; từ đó phát huy sự sáng tạo, tư duy phản biện, đối thoại, tự học và phát triển đa dạng năng lực của người học.
"Khi công nghệ số đã và đang tác động sâu rộng tới cách học, sự sáng tạo, cộng tác và chia sẻ trong giáo dục, sự chuyển đổi này cần có những định hướng sư phạm để có thể tối ưu hóa các cơ hội học tập tích cực cho người học và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21", nữ giảng viên phát biểu.
Về chủ đề "Công nghệ trong giáo dục," các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề trong lớp học; chuyển đổi số trong giáo dục; phương thức dạy học trực tuyến tại Việt Nam; các phương pháp dạy học tích cực cùng công nghệ số...
Lệ Thu
Theo Dân trí
Giá bán SGK và chuẩn bị SGK lớp 1 mới của NXB Giáo dục Việt Nam Trong đó, hoạt động giới thiệu SGK mới được triển khai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, kể từ sau khi Bộ GDĐT công bố danh mục 32 cuốn SGK lớp 1 được sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021. Trước sự quan tâm của các bậc phụ huynh có con sẽ vào lớp 1 năm học tới (2020-2021), năm...