Giáo dục Việt Nam 2013: Những chuyện thật… như đùa
Phần mềm ‘đường lưỡi bò’ tồn tại hơn 5 năm trong các trường học; hàng loạt sách trẻ em ‘cắm’ cờ Trung Quốc; trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành; học sinh bị gạ tình đổi điểm; nhà vệ sinh hơn nửa tỉ đồng…, là những câu chuyện giáo dục khiến dư luận rất bức xúc trong năm qua.
Phần mềm cho học sinh THCS chứa “đường lưỡi bò”
Cuối tháng 12.2013, qua phản ánh của giáo viên, Báo Thanh Niên đã đăng tải tình trạng các máy tính ở trường THCS trên cả nước cài một phần mềm chứa hình “đường lưỡi bò” từ năm 2007.
Đây là phần mềm mang tên Earth Explorer, được dùng trong sách giáo khoa môn tin học quyển 2, lớp 7, để thực hành cho bài học “Học địa lý với phần mềm Earth Explorer”. Phầm mềm này là sản phẩm của một công ty tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Sau bài báo của Thanh Niên, Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường THCS loại bỏ nội dung bài học có chứa “đường lưỡi bò” trong chương trình lớp 7.
Sau đó, Bộ GD-ĐT cũng có công văn yêu cầu các sở, các trường dừng việc sử dụng phần mềm Earth Explorer. Cũng theo công văn của Bộ GD-ĐT trả lời Báo Thanh Niên, bài học liên quan đến phần mềm này đã được loại bỏ từ năm 2012, nhưng các trường sử dụng sách giáo khoa cũ sẽ… vẫn gặp bài học này.
Trong khi đó, theo ghi nhận của Thanh Niên Online, từ đầu năm học 2013, học sinh mua sách giáo khoa đều là sách in từ năm 2012, không tìm thấy sách in năm 2013.
“Đường lưỡi bò” xuất hiện khi thao tác hiển thị đường biên giới quốc gia trong bài học của học sinh lớp 7 – Ảnh chụp màn hình phần mềm
Cùng lúc, sách bài tập tin học lớp 7, hướng dẫn làm bài tập cho bài học tương ứng ở sách giáo khoa, do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục xuất bản, với 8.000 bản in năm 2013, cũng in hình ảnh “đường lưỡi bò” từ phần mềm.
Hồi tháng 3 vừa qua, một loạt sách cho trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc bị phát hiện có “cắm” cờ Trung Quốc trên hình ảnh ngôi trường. Đại diện NXB và công ty lưu hành sách có “cắm” cờ Trung Quốc đã đưa ra lời xin lỗi độc giả.
Riêng trong vụ việc phần mềm có chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” cài trong máy tính trường học nhiều năm qua, cả Bộ GD-ĐT và NXB Giáo dục chỉ mới đưa ra lời giải thích.
Sách cho trẻ em “cắm” cờ Trung Quốc
Vào tháng 3.2013, một loạt sách dành cho trẻ em bị phụ huynh phản ứng vì cờ Trung Quốc có mặt trong nhiều bài học.
Những cuốn sách tham khảo như Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của NXB Dân trí, Bé làm quen với chữ cái (Hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của NXB ĐH Sư phạm, 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (Tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ của NXB Mỹ thuật bị phát hiện đều có in cờ Trung Quốc.
Cờ Trung Quốc xuất hiện trong các bài học của cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻcủa NXB Mỹ thuật
Hay như cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ – Từ điển bằng hình cho trẻ em của NXB Mỹ thuật dạy trẻ nhận biết hình chữ nhật bằng hình ảnh lá cờ Trung Quốc; minh họa tháng 8 bằng cậu bé đóng vai công an đứng trước lá cờ Trung Quốc…
Sau khi phát hiện một loạt sách tham khảo xuất xứ từ Trung Quốc với những hình ảnh lá cờ, trang phục, số xe cứu hỏa,… đều của Trung Quốc, Bộ GD-ĐT yêu cầu các NXB thu hồi, đồng thời đề nghị các trường học không mua sách tham khảo có xuất xứ không rõ ràng.
Trẻ mầm non bị hành hạ dã man
Đầu tháng 12.2013, vụ việc bạo hành trẻ em tại nhóm lớp mầm non Phương Anh, ở đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM được phát hiện.
Hình ảnh trẻ em vừa ăn vừa bị bảo mẫu dúi đầu, đập vào lưng, đánh vào tay, tát vào mặt, bóp mũi,… khiến dư luận thực sự bị sốc.
Video đang HOT
Những hình ảnh trẻ bị bạo hành được cắt ra từ clip của báo Tuổi trẻ
Nhóm lớp mầm non Phương Anh trước đó vài ngày đã bị đóng cửa khi công an địa phương nhận được clip tố cáo của một người dân trong khu vực. Hiện nay các bảo mẫu hành hạ trẻ đã bị tạm giam và công an quận Thủ Đức đã khởi tố vụ án gây chấn động này.
Sau sự kiện này nhiều phụ huynh ở phường Hiệp Bình Chánh rút con về gửi ở quê hoặc cho đi chơi gần nhà vì sợ bị bạo hành ở trường.
Cách đó chỉ 1 tháng, vào giữa tháng 11, người dân vẫn còn rùng mình vì câu chuyện bé 18 tháng tuổi, con một người công nhân, bị hành hạ đến chết trong căn phòng giữ trẻ ở khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Từ lời kể của người giữ trẻ, bé 18 tháng tuổi bị dốc ngược người trong giờ ăn, bị rơi xuống nền nhà rồi bị người bảo mẫu đạp mạnh lên ngực, lên bụng và bị nhốt trong nhà vệ sinh. Khi được phát hiện và đưa đi cấp cứu thì bé đã chết trước đó.
Công an quận Thủ Đức vào cuộc điều tra và kết luận bé Long, 18 tháng tuổi, chết do đa chấn thương. Người giữ trẻ cúi đầu nhận tội tại cơ quan công an và bị tạm giữ hình sự.
Cũng trong năm 2013, ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhiều vụ việc khác liên quan đến trẻ mầm non bị bạo hành cũng được phát hiện.
Gạ tình học sinh đổi điểm
Tháng 4.2013, Thanh Niên Online phát hiện sự việc gây bức xúc trong dư luận ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình, TP.HCM, khi giám thị gạ tình đổi điểm với học trò.
Từ lá đơn kêu cứu của một nhóm học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình, TP.HCM, phóng viên Báo Thanh Niên vào cuộc điều tra.
Một giám thị của trung tâm này là ông B. thường xuyên nhắn tin, gọi điện, dọa dẫm một số học sinh nữ trong trường để “gạ tình đổi điểm” trong nhiều năm. Đồng thời, ông B. cũng “đổi tiền lấy điểm” với nhiều học sinh khác với giá 200.000 – 1.000.000 đồng.
Tin nhắn gạ tình của giám thị B. nhắn cho học sinh được chụp lại
Sau khi nhận được phản ánh của Báo Thanh Niên, Hội đồng sư phạm Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Tân Bình đã họp, làm rõ vụ việc và đi đến quyết định cho ông B. thôi việc. Vợ ông B., làm cùng trường, không chịu được cú sốc cũng đã xin nghỉ việc sau đó.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã họp khẩn, kỷ luật cá nhân có liên quan và công an vào cuộc điều tra.
Nhà vệ sinh trường học giá “khủng”
Đầu tháng 6, nhiều công trình nhà vệ sinh trong trường học ở tỉnh Quảng Ngãi khiến nhiều người ngỡ ngàng khi quyết toán giá thành đến 600 – 750 triệu đồng/căn, với diện tích khoảng 30 m2.
Từ năm 2010 – 2013 Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư thực hiện 24 công trình nước sạch và nhà vệ sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 12,2 tỉ đồng. Nhà vệ sinh giá thấp nhất là 300 triệu đồng và cao nhất gần 750 triệu đồng, trung bình mỗi khu nhà vệ sinh ở các trường trên 510 triệu đồng.
Những nhà vệ sinh có “giá khủng” này có cái giá hơn 720 triệu nhưng sử dụng được nửa năm thì vòi nước hư, học sinh dùng ca múc nước để giội bể, nước đổ ra không có chỗ thoát; có cái giá trên 560 triệu đồng thì thấp lè tè, lợp mái tôn, hệ thống dẫn nước chưa hoàn chỉnh, khu rửa tay chưa có vòi xả…
Có trường được xây liên tiếp 3 nhà vệ sinh “trăm triệu” trong khi phòng học thì xập xệ, xuống cấp tồn tại 20 năm.
Căn nhà vệ sinh giá hơn nửa tỉ ở Trường tiểu học Long Sơn, thuộc huyện miền núi Minh Long – Ảnh: Hải Viên
Sau khi bị phanh phui, cũng trong tháng 6, UBND tỉnh Quảng Ngãi thành lập đoàn thanh tra việc đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình cấp nước và nhà vệ sinh tại 24 trường học có công trình xây dựng.
Đến tháng 10, kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi về 24 dự án nước sạch và nhà vệ sinh trường học cho thấy nhiều sai phạm hầu hết các khâu, các hạng mục dự án. Sai phạm từ thiết kế, thi công đến giám sát công trình và một loạt đơn vị liên quan được liệt kê trong kết luận thanh tra.
Về xử lý các sai phạm, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định thu hồi số tiền gần 317 triệu đồng sai phạm ở 17 công trình và hơn 41,9 triệu đồng chi phí tư vấn từ Sở GD-ĐT. Giám đốc Sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của chủ đầu tư và giám đốc ban quản lý dự án, các phòng ban và các cá nhân liên quan.
Đến tháng 12, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Giám đốc và Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án nước sạch và nhà vệ sinh trường học trên địa bàn tỉnh.
Theo TNO
Chuyện thật về cô gái người rừng khiến thế giới điên đảo
Khi mới chập chững biết đi cô đã lon ton chạy theo một đàn voi, ngồi hàng giờ cùng bầy sư tử và cưỡi đà điểu "phi nước đại".
Tippi Degré, một bé gái người Pháp, chính là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim nổi tiếng. Cô bé cũng là nhân vật chính của cuốn sách nổi tiếng đã được phát hành trên 14 quốc gia có tên &'câu chuyện rừng xanh' của nhà văn người Anh Rudyard Kipling.
Cô &'gái rừng xanh' có tên họ đầy đủ là Tippi Benjamine Okanti Degré, sinh năm 1990. Cha mẹ là nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên nghiệp người Pháp Sylvie Robert và Alain Degré.
Họ cùng có niềm đam mê mãnh liệt, muốn săn tìm những bức ảnh đẹp của thế giới tự nhiên, các con thú hoang và cuộc sống của những thổ dân châu Phi.
Cha mẹ của Tippi Degré đã quyết định sinh sống cùng thổ dân Himba và cùng họ trải nghiệm cuộc sống hoang dã nơi đây.
Cô bé được sinh ra tại châu Phi, nơi mà thế giới coi đây là &'một lò lửa khổng lồ' với những con vật hoang dã hung dữ.
Thay vì bao bọc, nâng niu và né tránh thì họ đã dạy cho cô bé cách đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy mà cô bé đã biết cách gần gũi các con thú hoang và làm bạn chúng thực sự.
Cô bé đã phải sống ở một nơi mà muôn loài đều phải cạnh tranh, chiến đấu để bảo tồn sự sống một cách khốc liệt. Cô bé đã biết bơi trước cả khi biết bò
Trong suốt 10 năm kể từ khi sinh ra, Tippi Degré đã sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng rậm, sa mạc và những người bạn là voi, rắn, đà điểu và vô số động vật hoang dã khác.
Tippi Degré đã thực sự có thể giao tiếp, nói chuyện với thế giới động vật bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt của chính cô bé. Với ánh mắt trìu mến và tâm hồn trong veo, cô bé đã thực sự đã chinh phục được muôn loài.
Hai người bạn thân nhất của cô bé là chú báo hoang có tên là J&B và voi khổng lồ Abu. Khi mới chập chững biết đi cô đã lon ton chạy theo 1 đàn voi, ngồi hàng giờ cùng bầy sư tử và cưỡi đà điểu
Người của bộ tộc Himba chấp nhận cô bé và coi em như một thành viên của mình. Họ đặt cho cô bé cái tên Okantin mà theo ngôn ngữ nơi đây là &'con của đất'.
Họ cho cô đi theo trong những cuộc săn bắn và dạy cho cô cách bảo tồn sự sống bằng cách dùng những thứ thuốc của thiên nhiên như rễ cây và lá rừng.
Cứ như vậy, tuổi thơ ấu đẫm chất nguyên thủy của Tippi Degré đã làm cho cô bé như bị cô lập trước thế giới hiện đại của nước Pháp sau 10 năm sinh sống rừng hoang.
Trở về Pháp năm 2000, cha mẹ Tippi Degre đã cho cô bé đến trường và đã thuê hẳn cho cô một gia sư riêng. Tuy nhiên cô bé vẫn không hoàn thành được năm học nào trọn vẹn, dễ dàng.
Việc trở về thế giới con người với cô bé không dễ dàng chút nào. Trong khi bạn bè vô cùng ngưỡng mộ, thì Tippi Degré chưa bao giờ nghĩ rằng mình thuộc về nơi này.
Cô bé luôn tìm cách né tránh và sống thu mình với tất cả mọi người xung quanh.
Bà Sylvie Robert mẹ của Tippi đã nói rằng: "Tippi đến Paris sống và học tập. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn xa lạ, khó sống, như thể nó bị rứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công."
Giờ đây, ở tuổi 23, khi theo học xong điện ảnh ở Đại học Sorbonne, &'cô bé rừng xanh' năm xưa vẫn còn cảm thấy không sao thích nghi, thoải mái và hòa giải được hai thế giới mà cô đã sống.
Theo Datviet