Giáo dục từ tình thương
Điều cốt lõi của giáo dục ở gia đình cũng như trường học phải xuất phát từ tình yêu thương. Nhờ tình yêu thương ấy đôi khi biến việc ứng xử bình thường giữa cá nhân với cá nhân, với tập thể (và ngược lại) trở nên phi thường.
Tiết học ngoại khóa kỹ năng sống ở Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội). Ảnh: Thiên Thanh
Nhưng khi tình yêu thương đó diễn ra thường xuyên, phổ biến thì việc tưởng như phi thường trở thành bình thường. Đó chính là nền giáo dục nhân văn trong một xã hội văn minh.
Ba năm chỉ chở một học sinh
Câu chuyện này bắt đầu từ fanpage của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Trang này đăng tin: Cách đây ba năm, số lượng hành khách đến nhà ga Kami-Shirataki (trên đảo Hokkaido, phía bắc lạnh giá nhất ở Nhật Bản) giảm đáng kể vì nơi này xa và có ít cư dân sinh sống, không thuận tiện cho việc đi lại. Cơ quan quản lý Đường sắt của Nhật (JR) đã quyết định đóng cửa nhà ga này. Nhưng rồi khi biết một nữ sinh thường xuyên có mặt tại nhà ga để đi học, họ đã thay đổi quyết định. JR tiếp tục duy trì hoạt động của nhà ga cho đến khi cô bé tốt nghiệp (vào ngày 26/3/2016).
Qua câu chuyện trên, chúng ta có lẽ đều rất ngạc nhiên và xúc động bởi cách hành xử nhân văn như thế ít xảy ra. Nhưng thực tế ở Nhật Bản, những việc làm như vậy lại rất bình thường. Một người lái tàu có thể bất chấp thiệt hại dừng cả đoàn tàu để nhặt khoai tây giúp người già. Hay một nhà ga cử nguyên một đoàn tàu chỉ để đến đón hai hành khách bị bỏ quên. Những câu chuyện ấy, chắc chắn sẽ đem đến cho mỗi chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về sự đa chiều của giáo dục mang ý nghĩa nhân văn. Hóa ra, cốt lõi của giáo dục ở một con người chính là tình yêu thương chứ không phải ở những điều to tát khác.
Cách hành xử nhân văn trong đời sống xã hội ở Nhật Bản có lẽ cũng xuất phát từ việc người ta giáo dục trẻ từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo anh Nguyễn Quốc Vương (nghiên cứu sinh), những câu chuyện như trên nếu ở nước khác là phi thường thì ở Nhật Bản là bình thường vì giáo dục trong nhà trường luôn hướng trẻ đến trách nhiệm, bổn phận với cộng đồng.
Video đang HOT
Dư luận trong nước gần đây xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về cách giáo dục trẻ em trong trường học bằng các hình phạt… bất bình thường. Trong giáo dục, hình phạt là cần thiết nhưng hình phạt như thế nào để HS nhận thấy cái sai để sửa, tiến bộ mới là quan trọng.
Xuất phát từ tình thương yêu học sinh
Cô và trò Trường Mầm non May Kindergarten (Hà Nội). Ảnh: Xuân Phú
Trường nơi tôi dạy gần đây có một HS rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là em Nguyễn Văn Toản năm học trước (năm em đang học lớp 11) bị tai nạn giao thông. Em hôn mê bất tỉnh trong mấy tuần liền. Gia đình kinh tế vốn đã túng quẫn nay càng túng quẫn hơn. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường cùng với các bạn học trong trường đã phát động quyên góp ủng hộ gia đình em vượt qua hoàn cảnh khó khăn ấy. Sau một năm vật lộn với cái chết, nay sức khỏe em đang được phục hồi.
Tuy nhiên, di chứng của vụ tai nạn vẫn khiến em có lúc mất trí nhớ. Mẹ em tâm sự, ngày nào em cũng dậy từ 4 giờ sáng và khao khát được đến trường. Biết sức khỏe của con vẫn còn yếu, đặc biệt trí nhớ lúc nhớ lúc quên nên gia đình muốn giữ em ở nhà. Song vì thương con, ngày nào con cũng đòi được đi học nên gia đình đã đến gặp ban giám hiệu nhà trường để xin cho em được đến lớp. Thấu hiểu hoàn cảnh đó của gia đình, nhà trường đã đồng ý cho em đi học trở lại. Sau một thời gian ngắn, được sự quan tâm đặc biệt của cô giáo chủ nhiệm và các bạn học trong lớp, trí nhớ của em Toản đang dần được hồi phục. Tin rằng trong thời gian tới, trí nhớ của em sẽ còn được hồi phục tốt hơn nữa. Thiết nghĩ, việc làm ấy của tập thể nhà trường cũng xuất phát từ tình yêu thương học trò.
Một xã hội muốn phát triển văn minh, rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào một nền giáo dục nhân văn, nhân bản. Để làm sao những đối xử tốt đẹp giữa con người với nhau, giữa các tổ chức đối với cá nhân, giữa cá nhân đối với tập thể trở thành việc làm bình thường trong xã hội rất cần sự quan tâm giáo dục từ gia đình, đặc biệt là hệ thống các cấp học. Và điều cốt lõi của giáo dục ở gia đình cũng như trường học phải xuất phát từ tình yêu thương. Có như vậy, tin rằng trong tương lai không xa, ở đất nước chúng ta những câu chuyện đẹp về lòng tốt của con người sẽ là điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống.
Con cái, học trò vi phạm, mắc lỗi thì bố mẹ, thầy cô sẽ có hình thức phạt. Thế nhưng, mỗi bậc cha mẹ hay mỗi thầy cô giáo cần phải cân nhắc trước khi đưa ra “hình thức và mức án” đối với con cái cũng như với học trò. Muốn vậy, chúng ta cố gắng là người thầy, người bạn của con, trước khi là “chú cảnh sát” oai vệ hay một “vị quan toà” đạo mạo…
Các trường học Hà Nội sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại
Để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng vệ sinh trường lớp học.
2 ngày nay, cô giáo Đặng Thị Ngọc Hà, giáo viên Trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình được huy động đến trường để tổng vệ sinh trường lớp học, đảm bảo sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại.
Cũng như cô Đặng Thị Ngọc Hà, hàng nghìn giáo viên khác ở Thủ đô Hà Nội cũng được huy động đến trường tham gia tổng vệ sinh trường lớp học.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long cho biết: "Nhà trường có gần 100 giáo viên, chúng tôi phân công giáo viên mỗi người một phòng học để lau dọn, lau chùi bàn ghế, các tay nắm cửa... Ngoài ra các vị trí hành lang cũng như phòng ban thư viện, phòng đồ dùng đều có phân công giáo viên làm. Sau khi tổng vệ sinh xong, nhà trường tiến hành phun lại khử khuẩn một lần cuối cùng".
Giáo viên Trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình Hà Nội lau chùi vệ sinh lớp học.
Cùng với việc vệ sinh khử khuẩn, nhiều trường như trường THCS Giảng Võ đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để học sinh và phụ huynh có thói quen duy trì nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Vũ Mạnh Tường, Phó Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ cho biết, nhà trường lắp đặt thêm hệ thống rửa tay ở các khu vực gồm có các chậu rửa tay ngoài trời gắn các lọ nước sát khuẩn, đánh vạch để học sinh đi vào một cách hợp lý.
"Chúng tôi thành lập các luồng dây để đo nhiệt độ cho học sinh ngay từ cổng trường; đồng thời mỗi lớp chúng tôi chia làm 2 phòng học" - ông Tường nói.
Không chỉ đảm bảo môi trường an toàn, công tác theo dõi sức khỏe của cán bộ giáo viên, học sinh, nhân viên khi đón học sinh đi học trở lại cũng được các trường chú trọng.
Bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly tạm thời tại phòng y tế để nếu phát hiện học sinh có biểu hiện lâm sàng về dịch tễ, sẽ phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng để xử lý; đồng thời bố trí thời khóa biểu dạy học phù hợp với tình hình thực tế.
"Trường có 20 lớp, chúng tôi bố trí 20 phòng học. Tại mỗi lớp có thể xếp học sinh ngồi một bàn, so le để đảm bảo khoảng cách cho học sinh. Trường cũng có kế hoạch sắp xếp học sinh theo 2 nhóm và xếp học lệch buổi. Phòng y tế được bố trí riêng, có đầy đủ trang thiết bị và hoạt động đúng theo chức năng nhiệm vụ. Và để đón học sinh vào ngày 4/5, ngay chiều nay trong công tác khử khuẩn thì trường cũng tiến hành tổng vệ sinh toàn trường".
Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cùng với công tác vệ sinh, các trường quan tâm đến việc tạo không gian thoáng bằng cách mở toàn bộ cửa của các phòng học, phòng chức năng... đồng thời các trường cũng lưu ý thực hiện việc giãn cách trong giờ nghỉ giải lao an toàn cho học sinh.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: "Giờ ra chơi của các em học sinh phải so le nhau. Giáo viên và nhân viên nhà trường kiểm soát việc tránh cho các em tụ tập đông trong các giờ ra chơi, kể cả tụ tập trước và sau buổi học đều phải kiểm soát".
Đến thời điểm này, các trường học ở Hà Nội đã cơ bản đáp ứng đủ được các điều kiện để bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại./.
Thành tích đáng nể của cậu học sinh lớp 7 đa tài Thể hiện tài năng từ những ngày còn nhỏ tuổi, Võ Minh Quang - học sinh lớp 7 trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) không chỉ giành giải thưởng ở lĩnh vực âm nhạc mà còn đa tài ở tất cả các môn năng khiếu cũng như học văn hóa. Cô giáo chủ nhiệm của Minh Quang cũng từng thốt lên: "Hiếm có...