Giáo dục tư thục của nước ta thời xưa rẻ như thế nào?
Giáo dục tư thục được thực hiện trong làng, do thầy đồ đảm nhiệm, những người này sống thanh đạm bằng những món tiền nhỏ do học trò đong gop hang thang.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Henri Emmanuel Souvignet tới sinh sống ở Việt Nam. Ông viết cuốn Bắc kỳ tạp lục như cuốn cẩm nang hướng dẫn, giúp những người Pháp đến sinh sống và làm việc tại An Nam nắm bắt và thích nghi với các tập tục, thiết chế nơi đây. Được sự đồng ý của Nhã Nam, đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt cuốn sách, Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm.
Ở xứ An Nam, giáo dục được phân thành hai khu vực: giáo dục tư và giáo dục công.
Giáo dục tư thục được thực hiện trong phạm vi làng, do một hay nhiều người thầy – được gọi là thầy đồ – đảm nhiệm, những người này sống thanh đạm bằng những món tiền nhỏ do học trò đóng góp hàng tháng. Việc trả công để duy trì việc dạy học của các thầy đồ dễ dàng tới mức những gia đình có phần dư dả một chút cũng mướn một thầy dạy học riêng tại nhà.
Sách Bắc kỳ tạp lục.
Thầy đồ không nhất thiết phải có bằng giáo viên, ai muốn dạy học cũng được miễn là có chút kiến thức nhất định. Nhưng không vì thế mà học trò không dành cho thầy giáo sự kính trọng sâu sắc, thậm chí tôn kính và lòng biết ơn vô bờ bến.
Trong suốt cuộc đời, vào mỗi dịp đầu năm, họ không bao giờ quên tới chúc tụng tặng quà người thầy và khi thầy qua đời, họ quyên góp tiền bạc để sắm cho ông một chiếc áo quan chỉn chu, đưa tiễn ông tới nơi an nghỉ cuối cùng, khóc thầy như khóc một người cha.
Video đang HOT
Học trò gọi nhau là đồng môn và chỉ riêng danh xưng ấy đã khiến mỗi người trong số họ cảm thấy mình có nghĩa vụ làm tròn những bổn phận cuối cùng đối với người thầy chung.
Giáo dục công được thiết lập tới từng huyện, thông qua một huấn đạo hay quan huấn, ở cấp phủ có một giáo thụ hay quan giáo, ở cấp đạo có một điển học, ở cấp tỉnh có một đốc học hay quan đốc, người đồng thời là quan quản lý giáo dục chung của cả tỉnh.
Ngoài ra, tại kinh đô có một trường quốc học được gọi là Quốc tử giám, nơi các giám sinh, mà đa số là con trai của các quan đại thần, học hành để chuẩn bị cho những kỳ thi văn chương và những kỳ thi tuyển vào các chức vụ trong bộ máy công quyền. Hiệu trưởng của trường này được gọi là tư nghiệp và có phẩm bậc là quan văn tứ phẩm.
Cuối cùng, cao hơn tất cả những thiết chế giáo dục này, cơ quan đầu não cao nhất, là Hàn lâm, nghĩa là rừng văn nhân, hay Tập hiền, nghĩa là nơi tụ hội của người hiền, nơi hội tụ đông đảo những người có phẩm tước cao.
Thầy đồ dạy học thời xưa.
Vì vậy, ta có thể nói rằng, ở một góc độ nào đó, các trường tư thục đại diện cho giáo dục tiểu học, các trường công ở cấp tỉnh đại diện cho giáo dục trung học, còn Quốc tử giám chính là thiết chế giáo dục đại học. Nhưng cách phân biệt này không hoàn toàn chính xác, bởi vì các trường tư cũng đảm đương cả việc dạy cấp trung học và ngoài ra, Quốc tử giám không truyền dạy thứ gì thực sự ở mức đại học.
Do vậy, giáo dục tư và giáo dục công chỉ khác nhau ở góc độ người dạy học, còn phương pháp dạy và môn học ở đâu cũng gần như nhau.
Vậy có cần nói một chút về phương pháp dạy học này không? Nó chẳng khác gì so với phương pháp mà ta thấy được áp dụng tại hầu hết dân tộc châu Á và châu Phi.
Học trò ngồi thành nhóm trước mặt thầy và như thế, cả hai bên đều cố gắng hét to hết cỡ, có thể nói như vậy. Mỗi học sinh sẽ gào to từng chữ trong bài học, trong khi người thầy gào to bài giảng. Ai muốn nghe thì nghe, ai hiểu được bao nhiêu thì hiểu.
Rồi thầy giáo tiếp cận từng học trò và chữa bài giữa tiếng ồn ào đó, quất vài roi nếu học trò đó mắc lỗi thư pháp hoặc giải nghĩa. Tóm lại, việc dạy học chủ yếu là kèm cặp cá nhân.
Theo Zing
TPHCM: Hơn 10.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 trường ngoài công lập
Ông Hồ Tấn Minh, Phó trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết thống kê đăng ký tuyển sinh lớp 10 năm nay, có đến 10.000 học sinh không đăng ký tuyển sinh vào các trường công lập mà tiếp tục đăng ký vào trường ngoài công lập.
Trong một tọa đàm bàn về vấn đề Giáo dục tư thục và định hướng phát triển hệ thống giáo dục tư thục Việt Nam diễn ra mới đây, ông Hồ Tấn Minh, Phó trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ rằng hiện hệ thống các trường phổ thông ngoài công lập tại TPHCM đang phát triển rất tốt.
Học sinh tại một trường THPT tư thục ở TPHCM trong giờ học ôn
Ông Minh cho biết, tại TPHCM ở cấp THPT, các trường tư thục, ngoài công lập đã gánh dùm cho hệ thống giáo dục công lập gần 30%. Bên cạnh đó, số trường ngoài công lập cũng gánh thêm một lượng không nhỏ con em của cư dân lao động từ các tỉnh khác về TPHCM sinh sống, làm việc.
Trên địa bàn thành phố có 82 trường ngoài công lập, trong khi trường công lập là 112 trường, đặc biệt là độ tin cậy của phụ huynh học sinh vào trường này rất cao. Theo thống kê đăng ký tuyển sinh lớp 10 năm nay, có đến 10.000 học sinh không đăng ký tuyển sinh vào các trường công lập mà tiếp tục đăng ký vào trường ngoài công lập.
Chia sẻ về hướng phát triển của hệ thống trường tư thục này, ông Hồ Tấn Minh cho hay: "Thành phố có quy hoạch tổng thể liên quan đến các trường này, tức là đảm bảo được điều kiện, tiêu chuẩn, cơ sở vật chất... Một lợi thế của trường ngoài công lập là được tự chủ về công tác nhân sự, được lựa chọn, kêu gọi giáo viên giỏi về trường dạy.
Thứ hai, trường được tự chủ thực hiện theo đề án của thành phố, chẳng hạn thành phố muốn tăng cường chuẩn đầu ra ngoại ngữ, nếu trường phổ thông công lập sẽ thực hiện khó, bởi vì sẽ phát sinh chuyện thu bao nhiêu tiền ngoài học phí ra, còn các trường ngoài công lập thì thực hiện được...
Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết một số quy định về pháp lý vẫn còn hạn chế đối với hệ thống giáo dục tư thục này mặc dù bản thân ngành Giáo dục TPHCM đã tạo điều kiện rất nhiều. Một số trường tư thục gặp vướng mắc về quy định đất đai, chuyển công năng đất dành cho giáo dục và ngược lại cũng có nhiều rắc rối khiến các trường tư cũng gặp khó trong vấn đề thuê mướn đất làm trường. Ông Minh kiến nghị phải có một cơ sở pháp lý dành riêng cho vấn đề chuyển đổi công năng đất cho các cơ sở giáo dục tư thục trong công tác thuê mướn mặt bằng. Thực hiện được điều này sẽ giúp các trường tránh những phiền hà về thủ tục này. Để không phải 5-10 năm các trường lại phải tìm chỗ thuê, như vậy sẽ giúp họ ổn định để làm tốt hơn trong công tác chuyên môn đào tạo, giáo dục.
Được biết, theo Sở GD-ĐT TP.HCM năm 2019 có tổng số 95.997 học sinh lớp 9 tốt nghiệp tuy nhiên số đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập hiện tại chỉ có 80.618 em. Tổng chỉ tiêu lớp 10 của các trường THPT công lập năm nay gần 67.300 học sinh, nếu rớt công lập, các em sẽ chọn học một trong các loại hình như trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục thường xuyên; trường trung cấp, trung cấp nghề và các trường THPT tư thục.
Lê Phương
Theo Dân trí
Làm đàng hoàng, trường tư sẽ vượt mặt trường công "Trường tư phải tự đầu tư và hoạt động theo năng lực của mình còn trường công thì bị gò bó và ràng buộc nhiều hơn. Tôi thấy lo cho trường công, coi chừng sẽ thua trường tư, bởi vì bị giới hạn kinh phí được cấp thành ra chi phí đào tạo thấp". PGS.TS Đỗ Văn Xê - người có kinh nghiệm...