Giáo dục truyền thống cho học sinh ở Trường THPT Cẩm Phả
Bên cạnh hoạt động dạy và học chính khóa, giáo dục truyền thống luôn là một nhiệm vụ được Trường THPT Cẩm Phả đặc biệt coi trọng và tổ chức có nền nếp trong nhà trường.
Học sinh Trường THPT Cẩm Phả viếng Nghĩa trang liệt sĩ.
Thời gian qua, các nội dung giáo dục truyền thống trong nhà trường đã từng bước đi vào chiều sâu, thường xuyên được cải tiến và có hình thức phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi hơn nên có sức thu hút với đông đảo học sinh.
Theo đó, nội dung giáo dục truyền thống được Trường THPT Cẩm Phả lồng ghép vào các hoạt động như: Thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, tìm hiểu về Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Biển Việt Nam, tìm hiểu về biên giới quốc gia v.v..
Đến nay, nhà trường vẫn tiếp tục duy trì các hình thức thi có kiểm tra hiểu biết về lịch sử, văn hóa truyền thống, như: “Bảy sắc cầu vồng”, “Học sinh thanh lịch”, diễn đàn “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20″. Các hoạt động đó đã thực hiện đúng phương thức học mà chơi, chơi mà học và có tác dụng tập hợp, khơi dậy ý thức trách nhiệm của học sinh đối với các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương.
Trường THPT Cẩm Phả là ngôi trường có bề dày truyền thống.
Đồng thời, học sinh được Tổ tư vấn học đường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tham gia các cuộc hành quân về nguồn, tổ chức các hoạt động giao lưu nhân các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương. Tham gia các chuyến đi, học sinh được trải nghiệm thực tế sinh động minh họa cho những lý thuyết đã được học trên lớp.
Cô giáo Mai Thị Hòa, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Chúng tôi đã duy trì từ nhiều năm nay một câu lạc bộ sáng tác trẻ để nuôi dưỡng tình yêu, niềm đam mê đọc sách và sáng tác văn chương cho các em, giúp các em thêm hiểu về truyền thống của Vùng mỏ, thêm yêu hơn quê hương, đất nước. Nhà trường thường xuyên đưa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, thăm các mỏ than, vào các phòng truyền thống công nhân mỏ, quan sát công nhân mỏ lao động, ăn cơm cùng người thợ…
Video đang HOT
Thông qua đó, mong muốn giáo dục cho học sinh truyền thống của người thợ mỏ, để các em hiểu hơn về giá trị của lao động. Gần đây nhất, học sinh được vào mỏ, thăm bãi cọc Bạch Đằng, thăm di tích lịch sử Vũng Đục, viếng nghĩa trang liệt sĩ, tặng quà cho các đối tượng chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ v.v..
Hai học sinh của Trường THPT Cẩm Phả vừa đoạt giải cao nhất tại cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Ninh năm 2021.
Cùng với đó, Đoàn thanh niên nhà trường đã phát động nhiều hoạt động ý nghĩa như: Đóng góp kinh phí và công sức xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7 hàng năm, thăm hỏi các gia đình chính sách trên địa bàn nhân dịp lễ, Tết, quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, viết thư thăm hỏi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đảo Cô Tô. Đoàn viên thanh niên, học sinh nhà trường đã nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lừng, cư trú tại phường Cẩm Thạch trong thời gian từ năm 1997 đến khi mẹ qua đời.
Học sinh nhà trường chăm chỉ đọc sách.
Thầy giáo Trần Mạnh Thắng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Để xây đắp nên truyền thống đáng tự hào của nhà trường là công sức của biết bao thế hệ. Bởi vậy, hoạt động uống nước nhớ nguồn còn là sự tri ân các thế hệ nhà giáo lão thành đã truyền dạy những kinh nghiệm quý báu của mình cho thế hệ trẻ, tri ân những người đã đóng góp, hy sinh cho quê hương, đất nước, cho Vùng mỏ thân yêu. Cùng với đó, việc tổ chức lễ trưởng thành và tri ân cho học sinh khối 12 là một hoạt động giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” rất có ý nghĩa của Trường THPT Cẩm Phả.
Nhà trường cũng luôn khuyến khích các học trò đọc sách để hiểu biết hơn về truyền thống quê hương đất nước, của Vùng mỏ anh hùng nơi các em đang sống. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn có những chỉ đạo sát sao để các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, cùng Đoàn Thanh niên, các câu lạc bộ phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh.
Làm sao để học sinh giảm áp lực thi cử?
Vì áp lực thi cử, học sinh lúng túng trong việc rèn kỹ năng mềm, ít được quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, nội dung học làm người có đề cập trong chương trình nhưng nhanh chóng bị lãng quên.
Nếu chương trình giáo dục thiết kế vẫn ôm đồm kiến thức, chưa phù hợp với thực tế thì học sinh vẫn bị áp lực lớn từ thi cử - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tăng câu hỏi mở, thực tế trong đề thi
Học sinh (HS) đâu chỉ có kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, tuyển sinh, tốt nghiệp, trong nhà trường mà còn quá nhiều áp lực thi cử qua những kỳ thi như: chọn HS giỏi, khoa học kỹ thuật, olympic, nghề phổ thông và những cuộc thi do ngành giáo dục phối hợp với ngành khác tổ chức.
Học sinh phải chịu áp lực lớn bởi thi cử
PGS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học giáo dục VN), cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu việc học trong 1 năm học của HS lớp 6, lớp 7 ở một số trường THCS ở Hà Nội, và một số thông tin thu nhận được là HS phải chịu áp lực lớn bởi thi cử: phải tham gia kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ do nhà trường tổ chức. Mỗi lần thi như vậy, giáo viên thường giao đề cương để ôn luyện trước từ 2 - 4 tuần. Ngoài đề cương ôn luyện, mỗi bài học đều kèm theo phiếu bài tập do giáo viên giao về nhà. HS sẽ rất phấn khởi nếu trúng đề và có tâm lý tiêu cực khi không trúng đề".
Một thông tin nữa cũng đáng quan tâm, theo bà Chu Cẩm Thơ, đó là ngày nay có quá nhiều cuộc thi quốc tế, thi tài năng để mọi HS đều có thể tham gia, dẫn đến có những HS lớp 5 đã tham dự hơn 10 cuộc thi; hay có những gia đình dành cả vài ngàn đô để đóng "lệ phí" cho con tham dự các cuộc thi.
Tuệ Nguyễn (ghi)
Dạy - học trong vòng xoáy thi, mỗi bên có mục đích riêng nhưng nét chung là thực dụng. Hệ lụy là số HS chăm thì bơ phờ học - ôn - thi; một bộ phận HS khác ghi nhớ những dạng bài mẫu, thủ thuật từ các lớp học thêm, thi xong, các em trả lại thầy cô.
Để giải quyết tình trạng quá nhiều cuộc thi không cần thiết, từ lãnh đạo nhà trường đến giáo viên cần có những giải pháp triệt để.
Ban giám hiệu các trường tùy theo mục tiêu giáo dục, tầm nhìn - sứ mệnh - các giá trị của trường mình mà thiết kế chương trình phù hợp với cơ sở vật chất hiện có, với năng lực của đội ngũ giáo viên và chất lượng của HS. Kiểm tra, đánh giá vừa sức HS, không nặng nề điểm số, hạn chế câu hỏi tái hiện kiến thức cũ, tăng câu hỏi mở, thực tế, nhằm khuyến khích HS thích thú tự học. Được vậy, thầy trò cùng vui, trường học mới là "ngôi nhà" hạnh phúc.
Giáo viên hãy tạo cảm xúc cho học sinh
Giáo viên nên dành thời gian đầu tư cho kế hoạch giáo dục, thiết kế bài giảng. Một giáo án hay là không tham kiến thức, gợi mở vấn đề trọng tâm, dẫn dắt HS bằng hoạt động phù hợp, giúp HS nhớ - hiểu - sáng tạo. Để có được điều này, thầy cô hãy soạn bài với cảm xúc, lúc đứng lớp truyền được cảm xúc, có cảm xúc mới sáng tạo. Biết tôn trọng quy luật đó, giáo viên sẽ không gây nặng nề cho HS lúc kiểm tra, đánh giá.
Giáo viên cũng cần rèn văn hóa đọc, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ bên cạnh chuyên môn. Khi các giá trị đó được hòa quyện, người thầy sẽ phát triển tay nghề, đạo đức nghề nghiệp.
Thi học sinh giỏi cần theo hướng xã hội hóa
Về phía cơ quan quản lý giáo dục cao nhất, Bộ GD-ĐT cần đánh giá lại chương trình, cả với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu chương trình giáo dục thiết kế vẫn ôm đồm kiến thức, chưa phù hợp với thực tế thì sẽ vô hình trung đẩy dạy học vào lối cũ đọc chép, thi cử. Như thế HS vẫn bị áp lực lớn từ thi cử.
Bộ cũng có thể xem xét tích hợp một số môn học, chẳng hạn môn giáo dục quốc phòng an ninh tích hợp vào môn lịch sử, công nghệ với các môn vật lý, hóa học, sinh học. Từng môn học, chỉ yêu cầu HS nắm được định nghĩa, khái niệm, quy tắc, bài tập vận dụng chủ yếu ở mức biết và hiểu.
Yêu cầu kiểm tra, đánh giá nhẹ nhàng. Sự cạnh tranh của người học (nếu có) là qua kiểm tra năng lực, các bài luận, sự giới thiệu của cơ sở giáo dục.
Bộ cũng cần đầu tư công khai, minh bạch, công bằng để các cơ sở giáo dục công lập phát triển tương đối đồng đều; rút ngắn khoảng cách giữa trường công lập và trường tư thục để phụ huynh, HS rộng đường chọn lựa. Mở rộng tuyển sinh đầu vào, siết chặt quá trình đào tạo, trung thực đánh giá đầu ra - vừa tạo nguồn lực cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vừa giảm chạy đua khốc liệt vào các trường chất lượng cao.
Các cuộc thi chọn HS giỏi cần theo hướng xã hội hóa, khuyến khích đam mê, sáng tạo. Chú trọng phát triển các câu lạc bộ, trại hè thay cho hình thức thi rình rang, nặng đánh đố, chăm vào thành tích.
Giảm áp lực thi cử cho HS là con đường tốt nhất thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
Dạy học sinh làm 'tướng ông, tướng bà' để hiểu về văn hóa, lịch sử Tại lễ hội truyền thống đền Đức Bà (xã Thượng Mỗ, H.Đan Phượng, TP.Hà Nội), học sinh đã được dạy làm "tướng ông, tướng bà" trong trò chơi dân gian cờ người, để hiểu về văn hóa, lịch sử truyền thống. Học sinh được tham gia trò chơi cờ người trong lễ hội - ẢNH ĐỖ HỒNG THƯƠNG Từ 12 - 14.4, (mùng...