Giáo dục thay đổi thế nào trong cách mạng công nghiệp 4.0?
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thông tin học tập được tổng hợp, phân tích và đưa ra các gợi ý hữu ích cho người học và người dạy.
Những người làm phần mềm đánh dấu sự thay đổi về chất bằng các phiên bản. 1.0 là phiên bản chính thức đầu tiên, 1.1 là hơi khác đi một tý, 2.0 là khác cơ bản phiên bản 1. Cứ thế, phiên bản được nối dài ra. Giờ việc này cũng quen thuộc, nên nhiều thứ cũng được gắn phiên bản không khác gì phần mềm, trong đó có các cuộc cách mạng công nghiệp cách mạng công nghệ. Thay vì nói cách mạng công nghiệp lần thứ nhất người ta nói Industry 1.0, hoặc viết tắt I1.0 cho gọn.
Mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp là một lần thay đổi căn bản. I1.0 – cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất – gắn với sự ra đời của động cơ hơi nước và cơ giới hóa giải phóng sức người. I2.0 có sự xuất hiện của điện và sản xuất hàng loạt. I3.0 gắn với công nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất. I4.0 là sự lên ngôi của những công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, trạng thái số hóa và thông minh hóa các ứng dụng công nghệ thông tin.
Sau mỗi cuộc cách mạng công nghệ, xã hội biến chuyển sâu sắc. Từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, rồi đến xã hội tri thức, và sẽ sang xã hội sáng tạo. Những cuộc cách mạng này đều diễn ra ở phương Tây, nhưng nó lại đang ám ảnh không chỉ các nhà kinh tế, các nhà chính trị mà bắt đầu động tới các nhà giáo dục. Chúng ta bắt đầu hỏi giáo dục 4.0 là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Có vẻ như không có một sự thống nhất dứt khoát về những cuộc cách mạng giáo dục giống như cách mạng công nghệ ở quy mô toàn thế giới. Nhưng ở phạm vi cục bộ thì có thể đã có những lần thay đổi lớn rõ rệt trong cách mà hệ thống giáo dục vận hành.
Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi phương pháp dạy và học.
Một báo cáo của hãng tư vấn Ernts & Young mang tên “Leapfrogging to Education 4.0″ đưa ra một cách “gắn chấm” đối với giáo dục đại học ở phương Tây. Theo đó, Education 1.0 bắt đầu được đánh dấu cùng với I1.0. Cách mạng công nghệ dẫn đến nhu cầu lượng người đi học tăng lên, nhà nước chính thức tham gia vào công cuộc giáo dục quốc dân. Trước đó, số lượng người đi học giới hạn ở tầng lớp tinh hoa, và giáo dục còn thuộc trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo là chính.
Education 2.0 xuất hiện khi số lượng lớn trường đại học ra đời, gắn với việc phát triển vượt bậc của công nghệ in ấn và xuất bản. Thời kỳ này đại học chủ yếu giảng dạy và nghiên cứu, và vẫn chưa phổ biến cho số đông.
Education 3.0 đánh dấu sự xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng của công nghệ trong lớp học. Đầu thế kỷ 21 này, người ta có thể thấy nhiều lớp học không còn bảng phấn, mà thay vào đó là máy tính cá nhân, phương tiện giảng dạy tương tác. Lớp học đã đa dạng hóa, giáo dục trở nên phổ cập.
Giáo dục, từ 1.0 đến 3.0 vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc dạy. Thay vì cầm cuốn sách để đọc chép, thì phát bài giảng trên TV, hoặc ngày nay là đưa bài giảng lên YouTube. Nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 chứng kiến những cải cách giáo dục theo đường lối “lấy học trò làm trung tâm”, sự tập trung bắt đầu chuyển từ việc “dạy” sang việc “học”. Các lớp học đã tương tác nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, học sinh đã tích cực chủ động nhiều hơn. Nhưng do nhiều nguyên nhân về chi phí, sư phạm, hạn chế về công nghệ nên lớp học vẫn theo dạng một thầy nhiều trò, chung một chương trình.
Video đang HOT
Giáo dục 4.0 sẽ hướng sự tập trung đến việc học cá nhân hóa triệt để hơn. Với sự ra đời của hàng loạt nội dung học tập số hóa, sinh viên có thể lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp với mục tiêu của mình. Các hệ thống học tập số hóa cũng giúp việc đánh giá có tính thích ứng hơn, cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo.
Trí tuệ nhân tạo được đưa vào sẽ giúp thông tin học tập được tổng hợp, phân tích và đưa ra các gợi ý hữu ích cho người học và người dạy. Mỗi sinh viên sẽ có một lộ trình học tập riêng không giống ai. Nhà giáo sẽ dịch chuyển vai trò, từ người thuyết giảng là chính sang nhiệm vụ hỗ trợ học tập và huấn luyện (coach) là chính, giúp người học phát triển năng lực hữu ích phục vụ mục tiêu học tập của từng người.
Các công nghệ thực tế ảo sẽ giúp người học được trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng tốt hơn trước. Trong một tương lai không xa, nền giáo dục 4.0 sẽ hiện thực hóa mong ước mỗi người một chương trình, nền giáo dục cho một người (Education of One) giống ngày nay người ta hay nói về thị trường một người (Market of One).
Giống như những lần cách mạng trước, I4.0 sẽ không bắt đầu ở Việt Nam. Nhưng lần này thì sẽ khác hơn một chút, vì thế giới ngày nay đã kết nối chặt chẽ. Phạm vi tác động của I4.0 đối với chúng ta nhanh và trực tiếp hơn. Quá nửa dân số của chúng ta đã có Internet. Chúng ta có điều kiện để tiếp cận Education 4.0 nhanh hơn.
Thực tế, nhiều đơn vị làm giáo dục tại Việt Nam đã chủ động tiếp cận với các làn sóng công nghệ giáo dục mới rất nhanh chóng, để triển khai đào tạo dựa trên các khóa học MOOC, đưa AI và VR vào xây dựng hệ thống học tập, hoặc triển khai các hệ thống học tập số hóa thông minh. Nhiều đơn vị nhanh nhạy đã có thể xây dựng các hệ thống giáo dục 4.0 của riêng mình.
Liệu xu hướng Education 4.0 này có thể loang ra quy mô lớn để đóng góp vào sự thay đổi của cả một quốc gia hay không? Nhiều người có thể sẽ bi quan khi nhìn ngược lại lịch sử giáo dục nước nhà thời gian gần đây. Nhưng các cuộc cách mạng có một lý lẽ khác, nó làm thay đổi thế giới, dù thế giới có thích hay không. Việc lựa chọn thái độ tiếp cận với I4.0 hay E4.0 có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Anh Dương Trọng Tấn là Chủ tịch Agilead Global, sáng lập viên HanoiScrum và AgileVietnam – cộng đồng Agile đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, Dương Trọng Tấn từng đảm nhiệm vai trò giám đốc đào tạo, giám đốc điều hành hệ thống FPT Aptech Hà Nội. Tháng 11 tới, anh sẽ tham gia trình bày nghiên cứu về giáo dục 4.0 trong hội thảo Educamp do Tổ chức Giáo dục FPT tổ chức.
Dương Trọng Tấn
Theo Vnexpress
30% học sinh học nghề - chuyện trong mơ
Hiện nay, hơn 10% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp. Con số này quá thấp so với chỉ tiêu 30% học sinh phải vào hệ thống trường nghề sau THCS năm 2020.
Tháng 5/2018, Thủ tướng vừa phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025".
Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%.
Bài toán lớn của hệ thống giáo dục
Phân luồng sau THCS không phải là câu chuyện bây giờ mới đặt ra. Trước đây, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT đề cập khá kỹ về phân luồng nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bài toán phân luồng sau THCS từ nhiều năm qua không còn là vấn đề của một địa phương mà đã trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục và là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong nhiều năm học gần đây.
Học sinh thực hành tại một trường CĐ nghề tại TP.HCM. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Thực hiện Luật Giáo dục 2005, kể từ năm học 2005-2006, Bộ GD&ĐT không tổ chức thi tốt nghiệp THCS. Hầu hết học sinh học xong THCS đều vào THPT qua hình thức xét tuyển. Hệ quả việc này biểu hiện khá rõ khi 3 năm sau đến thời điểm tốt nghiệp THPT số lượt học sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2008-2009 đạt mức cao nhất.
Đó là chưa kể do chỉ xét tuyển đầu vào lớp 10 THPT, nhiều địa phương cho rằng chất lượng đầu vào lớp 10 ngày càng giảm sút. Vì vậy, chỉ vài năm sau, hầu hết địa phương đã phải "khôi phục" lại kỳ thi tuyển vào lớp 10 các trường công lập.
Đầu tháng 6 hàng năm, nhiều địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Kỳ thi này diễn ra trước thời điểm thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng mức độ căng thẳng cũng không kém, nhất là ở các thành phố lớn chỉ tiêu vào lớp 10 giảm dần hàng năm theo lộ trình trong khi lượng thí sinh tăng hoặc không đổi.
Mỗi năm, cứ đến mùa tuyển sinh lớp 10 vào các trường THPT công lập, điệp khúc bài toán phân luồng sau THCS lại được nhắc đến với nhiều băn khoăn.
Nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu
Hàng năm, khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS nói chung hiện được định hướng vào 4 luồng chính là học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) hoặc trung cấp nghề (TCN); vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên và trực tiếp đi làm kiếm sống.
Từ năm 2016 trở về trước, hệ thống các trường TCCN đặt dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT, còn các trường TCN thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB - XH).
Trước khi hệ thống đào tạo TCCN chuyển giao quản lý từ Bộ GD&ĐT về Bộ LĐ - TB - XH từ năm 2017, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN hơn 10%. Con số này vẫn còn quá thấp so với chỉ tiêu 30% học sinh phải vào hệ thống các trường nghề sau THCS vào năm 2020. Có đến 20 trường TCCN không tuyển được học sinh trong năm học 2015-2016.
Số liệu thống kê từ Bộ LĐ - TB - XH tuy có "phấn khởi" hơn, cũng còn rất xa để đạt được chỉ tiêu. Theo bộ này, trong năm học 2015-2016, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCN và TCCN là 116.222.
Như vậy, dù lạc quan cách mấy, với tỉ lệ hiện nay, khoảng 10% học sinh sau THCS được tiếp tục học ở các trường thuộc hệ thống đào tạo nghề nghiệp thì khó lòng trong 3 năm tới nâng tỷ lệ này lên 30%.
Tuy được định hướng theo 4 luồng chính sau THCS, thực tế hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố đều có tình trạng "dồn toa" theo luồng học tiếp lên THPT với tỉ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80% (Hà Nội 75%; TP.HCM 77%...). Việc học sinh chọn luồng giáo dục thường xuyên cũng chỉ là giải pháp của không nhiều học sinh.
Có thể ví von rằng nếu con đường vào giảng đường ĐH, CĐ ngày càng rộng mở khi học sinh có thể được xét tuyển bằng học bạ THPT thì con đường trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên lại trở nên ngoằn ngoèo gập ghềnh "khó đi".
Chỉ tiêu đặt ra không mới, được đề ra trong các kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cấp quốc gia và các địa phương nhưng đến nay trên thực tế vẫn là những con số "trong mơ".
Giải pháp cần cụ thể hơn
Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" đã nêu 7 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để triển khai đề án, trong đó nội dung nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông là nhiệm vụ giải pháp hàng đầu.
Việc phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Bộ LĐ - TB - XH trong chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục trung học thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề là điều hết sức cần thiết.
Theo Zing
Hôm nay, chính thức mở vòng 2 thi giải Toán tiếng Việt qua mạng Internet năm học 2018-2019 Ban tổ chức cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet - ViOlympic năm học 2018-2019 vừa chính thức thông báo, vòng thi thứ 2 các môn ViOlympic Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lí lần lượt được mở vào 8h00 các ngày 2/10, 3/10 và 4/10/2018. Cuộc thi ViOlympic năm học 2018 - 2019 được rút gọn còn 10...