Giáo dục tại nhà
Không cân phai đên trương, nhưng đưa tre vân đươc thu hương môt nên giao duc do chinh cha me thiêt kê.
Môt buôi hoc ơ nha cua tre em My – Anh tư liêu
Vào cuối những năm 1980 tại các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, xuất hiện phong trào giáo dục tại nhà, trường học tại nhà hay “không học ơ trường lớp chính thức” (homeschooling, unschooling).
Dù được gọi nhiều tên khác nhau nhưng hình thức của phong trào giáo dục này là phụ huynh không gửi con vào học tại trường lớp chính thức mà con họ được học tại nhà.
Phụ huynh sẽ dựa vào năng lực, sở trường, sở thích của con để thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với từng đứa con của mình.
Triết lý của lối giáo dục này là: 1. Tập trung vào học sinh hơn là tập trung vào nội dung chương trình (khác với kiểu giáo dục ở hệ thống trường lớp chính thức là tập trung vào nội dung chương trình); 2. Làm cho học sinh trở nên năng động và thúc đẩy sự tham gia của chính học sinh thiết kế việc học của mình; 3. Thúc đẩy tính độc lập cho học sinh; 4. Phát triển tính sáng tạo, sự tự tin; 5. Khước từ với các hình thức thi đua, điểm số hoặc phân lớp học.
Vơi phong trao giao duc tai nha, giao viên có thể là phụ huynh hoặc các thầy cô được phụ huynh tin tưởng thuê về dạy. Mặc dù việc học tại nhà có thể khiến các em không có được bằng cấp do nhà trường cung cấp, nhưng các em có thể tham gia kỳ thi SAT và dùng nó để đăng ký vào các trường đại học một cách dễ dàng nếu đạt điểm số sao.
Ngoài những đặc điểm trên còn có nhiều lý do khác khiến cha mẹ không gửi con cái mình vào trường lớp chính thức.
Video đang HOT
Cụ thể, theo cuộc thăm dò được Bộ Giáo dục Mỹ tiến hành năm 2006, có 31% phụ huynh đươc hoi cho biết họ chọn loại giáo dục tại gia đình cho con cái là vì lo ngại tình hình an ninh, ma túy và những tác động xấu từ bạn bè trong môi trường học đường; gần 30% khẳng định họ chọn kiểu giáo dục tại nhà vì muốn cung cấp cho con cái họ nền giáo dục luân lý và tôn giáo của gia đình; va 16,5% cho biết họ không hài lòng với hệ thống học đường.
Mặt khác, nhiều gia đình cho rằng lối giáo dục này giúp củng cố mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình, dễ dàng mang đến cho con họ một nền giáo dục có chất lượng cao dựa nên năng lực, sở thích, nhu cầu của từng đứa trẻ.
Kiểu giáo dục này tập trung vào từng cá nhân nên cha mẹ có thể điều chỉnh nội dung học theo năng lực của từng đứa con, không có chuyện “theo không kịp” chương trình. Bên cạnh đó trong kiểu giáo dục này không có phân ra thành lớp mà tất cả mọi đứa trẻ đều học chung với nhau, mỗi đứa có nội dung học riêng và đứa lớn sẽ giúp đứa nhỏ học.
Một lợi điểm khác của kiểu giáo dục tại nhà là chi phí cho mỗi học sinh không cao như khi học ở trường lớp chính thức. Trong nghiên cứu của minh, giáo sư kinh tế Clive Belfield ước tính chi phí hằng năm cho một đứa trẻ học tại nhà khoảng 2.500 USD trong khi học tại trường công lập lên tơi 8.000 USD (nguồn:www.wahm.com/articles/the-cost-burdens-of-homeschooling.html).
Nhưng kiểu giáo dục tại nhà không phải không có những hạn chế, chẳng hạn như nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình xã hội hóa cá nhân (quá trình đứa trẻ được uốn nắn, học hỏi để hội nhập vào xã hội), hoặc là đứa trẻ sẽ không học được tinh thần hợp tác…
Dù vậy hiện nay hình thức giáo dục này phát triển rất mạnh tại Mỹ. Năm 1999 mới có 850.000 phụ huynh chọn kiểu giáo dục này thì đến năm 2009 con số này là hơn 2 triệu người. Tại Anh vào năm 2009 cũng đã có khoảng 50.000 phụ huynh chọn kiểu giáo dục này cho con. Ngoài ra, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Bỉ, Canada, Nam Phi, Ấn Độ… cũng đã chấp nhận kiểu giáo dục này.
Theo TTO
'Học dốt mới thi vào sư phạm'
Nền giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu khi thầy giáo dạy toán tương lai mà thi đại học môn toán chỉ được có 2 điểm, cô giáo dạy hóa chưa được nổi 3 điểm?
Dù công nghệ giáo dục có phát triển đến đâu, dù cở sở vật chất có đầu tư nhiều bao nhiêu thì yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục vẫn là những người thầy giỏi.
Tôi xin mở đầu bài viết của mình bằng một câu chuyện hài hước nhưng xót xa:
Một thầy giáo khi đến nhà học sinh, trong lúc ngồi nói chuyện với phụ huynh, thầy giáo hỏi: "Gia đình dự định cho em thi vào trường đại học nào?". Phụ huynh trả lời: "Nói thật với thầy, thằng anh học giỏi chúng tôi nghe thầy đã cho thi vào trường Bách khoa, còn thằng em học dốt chắc cho nó đi sư phạm thầy à".
Thế đó, xu thế người tài không đi vào sư phạm, những người thầy tương lai, đi dạy học sinh trong tương lai mà chỉ là những người "dốt" (như lời phụ huynh kia nói), nghe có vẻ vô lý và chua xót nhưng thực tế là như vậy.
Chúng ta thử nhìn lại xem, chỉ mới cách đây khoảng 7, 8 năm, điểm vào các trường sư phạm như ĐH Vinh, ĐH sư phạm Hà Nội... luôn nằm trong top đầu, vậy mà bây giờ chỉ bằng điểm sàn. Những học sinh được 20 điểm trở lên đã không thi vào sư phạm.
Đoàn sinh viên thực tập về trường tôi mới đây là ví dụ. Một thầy giáo dạy toán tương lai mà thi đại học môn toán được 2 điểm, một cô giáo dạy hóa tương lai mà viết phương trình phản ứng trong khi phản ứng không xảy ra, vì khi thi đại học môn hóa chưa được nổi 3 điểm.
Tôi tự hỏi không biết những sinh viên này nếu được đi dạy họ sẽ lấy gì để truyền cho học sinh? Tôi lại tự đặt câu hỏi không biết sau 10, 20 năm nữa khi thế hệ giáo viên hiện nay về hưu, thế hệ con cháu sau này biết học với ai? Nền giáo dục sẽ đi về đâu? Đó là nguy cơ nhãn tiền, hậu quả khôn lường mà xã hội sẽ phải gánh chịu.
Vậy nguyên nhân vì sao? Vì sao nhiều người sợ làm giáo viên, sợ thi vào sư phạm? Có lẽ chỉ những người giáo viên mới trả lời chính xác câu hỏi này.
Những thí sinh thi được 20 điểm trở lên thường không thi vào sư phạm.
Nghề dạy học là nghề kiếm ăn từng bữa. Tôi có thể khẳng định những người giáo viên đang hàng ngày đứng trên bục giảng là yêu nghề. Họ tâm huyết, vì nếu không tâm huyết, không yêu nghề thì họ sẽ không bao giờ bám trụ với nghề.
Người ta nói nghề giáo viên là cao quý. Đúng thế, cao quý lắm, mỗi lần gặp lại học sinh cũ, được các em chào, hỏi thăm, lòng thấy vui lắm. Thành công và tình cảm của học trò cũ chính là niềm tự hào lớn nhất của cuộc đời nhà giáo.
Nhưng liệu họ sẽ còn yêu nghề, bám trụ với nghề được bao lâu nữa khi những giáo viên còn lo ăn từng bữa, đồng lương ít ỏi? Một giáo viên công tác gần 10 năm mà mức lương hơn 4 triệu đồng, không có thu nhập thêm (những giáo viên có thu nhập từ dạy thêm chiếm tỉ lệ rất nhỏ).
Nghề dạy học là nghề của những áp lực. Áp lực công việc luôn đè nặng trên vai mỗi người giáo viên. Áp lực từ thành tích, từ học sinh, từ phụ huynh, từ quản lý, áp lực bị thuyên chuyển... Phần lớn giáo viên luôn làm việc với tâm trạng áp lực, lo sợ.
Nghề dạy học còn được xem là nghề nguy hiểm. Nói không sai khi thực tế khẳng định điều này. Ở nhiều nơi mỗi lần họp hội đồng kỷ luật học sinh, mỗi lần mắng học sinh, cho học sinh điểm kém, ra về giáo viên lại phải nhìn quanh vì sợ bị đánh. Mỗi lần đi coi thi về, có những nơi giáo viên còn phải nhờ công an bảo vệ, "áp tải".
Nhưng có lẽ nguy hiểm nhất với giáo viên đó chính là dư luận. Người thầy có thương học sinh, có tâm huyết, trách nhiệm mới la mắng nhưng nếu lỡ may không kiềm chế mà xúc phạm học sinh dù là nhỏ nhất, nếu bị đưa lên báo chí thì bị xã hội mắng chửi, lên án. Có lẽ đó là điều đau đớn nhất với cuộc đời giáo viên, là hình phạt nặng nhất đối với người giáo viên.
Tôi viết bài này không phải vì bản thân, không phải để kể khổ, mà muốn chúng ta cùng nhìn lại một thực tế, một thực tế hiển nhiên, đó là việc chảy máu chất xám đã, đang diễn ra trong ngành giáo dục, một ngành cần nhiều người tài nhất.
Theo VnExpress
Du học, cấp thư mời nhập học từ Việt Nam Chương trình "Tuyển sinh du học trực tiếp - Interview Day" nhằm hỗ trợ sinh viên Việt Nam rút ngắn thời gian nhập học, tăng cơ hội đạt học bổng và giảm thiểu chi phí du học bởi cấp ngay thư mời nhập học sau khi phỏng vấn. Chương trình "Tuyển sinh du học trực tiếp - Interview Day" với sự tham dự...