Giáo dục tài chính cá nhân giúp tân sinh viên tránh cạm bẫy
Nhiều trường đại học đã đưa nội dung giáo dục tài chính, hướng dẫn cách chi tiêu cá nhân hợp lý vào tuần lễ định hướng cho SV năm thứ nhất.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong giờ nghiên cứu. Ảnh: Anh Tú
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10, cũng có nội dung về lập kế hoạch tài chính cá nhân cho học sinh. Việc trang bị những kiến thức căn bản về tài chính cá nhân sẽ giúp học sinh – sinh viên tránh được những cạm bẫy như vay nặng lãi, bán hàng đa cấp, chi tiêu quá đà…
Liệu cơm gắp mắm
Dương Nhật Nam (SV khoa Y Dược, ĐH Đà Nẵng) kể: “Tháng đầu tiên đi học xa nhà, em được mẹ gửi 3 triệu để chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Tiền nhà trọ và sắm sửa đồ dùng sinh hoạt mẹ đã mua sẵn lúc đưa em đi nhập học rồi…”. Chưa quen với việc giữ một khoản tiền lớn như vậy nên cứ cuối ngày là Nam lại đem tiền ra… đếm, rồi cộng cộng trừ trừ xem trong ngày đã tiêu hết bao nhiêu.
Qua tháng thứ 2 của cuộc sống sinh viên, Nam phải trả tiền nhà, điện nước sinh hoạt, bắt đầu có thêm bạn bè, phải học nhóm… đồng nghĩa tăng chi phí nước uống khi cả nhóm thường hẹn nhau ra quán cà phê để thảo luận. “Em không làm sổ theo dõi chi tiêu, không dự tính chia ra các khoản chi nên chưa hết tháng đã hết tiền, phải xin mẹ thêm để bù vào cho đủ tiền nhà trọ”.
Được chia sẻ kinh nghiệm từ các chị sinh viên khóa trước, Lê Trần Ngân Hà (SV Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia tiền sinh hoạt hàng tháng ra từng khoản nhỏ và để riêng.
“Mỗi lần nhận tiền ba mẹ gửi vào, em trích ra tiền nhà trọ, tiền Internet, điện, nước sinh hoạt để gửi ngay cho chủ nhà, tránh bị tiêu lẹm vào. Tiền ăn thì em tính mỗi ngày 50.000 đồng và cũng để riêng một khoản. Số còn lại, em dành ra khoảng 200.000 – 300.000 đồng cho tiền dự phòng những tình huống đột xuất như sinh nhật bạn, hư hỏng xe phải sửa…” – Hà kể. Phòng trọ có 4 người nên Hà chỉ mất 500.000 đồng/tháng. Các bạn cùng nấu ăn vừa tiết kiệm vừa bảo đảm vệ sinh.
Gian hàng của học sinh trong chương trình Ngày hội văn hóa dân gian hay hội trại là cơ hội để giáo dục tài chính.
Trên các diễn đàn sinh viên, chủ đề sinh viên chi tiêu một tháng bao nhiêu là đủ luôn nhận được nhiều bình luận. Một sinh viên đăng đàn tính toán “tiền thuê trọ, điện nước, giữ xe, xăng xe: 2 triệu/tháng. Ăn uống một ngày 70 nghìn đồng, một tháng hết 2,1 triệu đồng. Hao phí hàng ngày dự trù 500 nghìn. Còn dư 400 nghìn phòng cho những trường hợp bất khả kháng hoặc để dành”. Theo cách tính của sinh viên này, mỗi tháng chi phí cho một người ở Đà Nẵng là 5 triệu, chưa kể tiền áo quần, giày dép…
Bài đăng này đã nhận được rất nhiều phản hồi của sinh viên. Một số bạn cho biết, mình chỉ được gia đình gửi 2 triệu/tháng cho tất cả khoản chi phí nhưng vẫn đủ. Nhiều em chia sẻ kinh nghiệm có thể ở ghép 3 – 4 người/phòng trọ, nấu ăn chung để giảm bớt chi phí sinh hoạt… Bạn Phi Yến nêu quan điểm: “Người có 2 triệu sẽ biết sống thế nào cho đủ 2 triệu, người có 5 triệu sẽ chi dùng với mức 5 triệu, không có mẫu chung nào về chi phí sinh hoạt và học tập cả”.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng với bài học huy động vốn và đầu tư tài chính.
Giáo dục tài chính để hiểu được giá trị đồng tiền
Cô Phan Thị Thúy Nga – giáo viên môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Trường THPT Nguyễn Hiền (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhận xét: “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa kiến thức giáo dục tài chính trong đó có nội dung về lập kế hoạch tài chính cá nhân là thiết thực và phù hợp với lứa tuổi. Điều này giúp học sinh có hiểu biết căn bản để chi tiêu hợp lý với điều kiện gia đình. Đây cũng là bước đệm để khi trở thành sinh viên, các em biết làm chủ về tiền bạc, có tính toán hợp lý trong sinh hoạt…”.
Cũng theo cô Thúy Nga, hầu hết học sinh THPT được ba mẹ cho một ít tiền sinh hoạt. Một số em còn tham gia kinh doanh như bán hàng online, bán đồ handmade… vì vậy, những kiến thức về tài chính ở mức độ căn bản sẽ giúp học sinh điều chỉnh được hành vi của mình. Với nội dung bài học này, dự kiến, cô Nga cho học sinh làm bài tập theo dự án với những tình huống gắn với thực tế.
Anh Bùi Trung Hiệp – Phó phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng cho biết, thông thường, những sinh viên năm thứ nhất thường gặp sai lầm về tài chính như đầu tư không an toàn theo lời kêu gọi như sinh lời nhanh nhưng rủi ro lớn. Ngoài ra, một số sinh viên dễ “sập bẫy” trong đặt cọc tiền nhà trọ hoặc đặt cọc tiền để nhận thông tin giới thiệu việc làm mà không đòi lại được.
Phổ biến nhất, theo anh Bùi Trung Hiệp, nhiều sinh viên chi tiêu không có kế hoạch. “Khi được gia đình gửi tiền học và sinh hoạt, có em tiêu xài thoải mái, thậm chí chi lẹm vào khoản tiền học phí, tiền đóng bảo hiểm… Nhưng bố mẹ ở nhà không hề biết điều này, chỉ đến khi có sự cố như xảy ra tai nạn, không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh, gia đình mới biết. Có những sinh viên đến giữa tháng đã hết tiền ăn…”, anh Hiệp viện dẫn.
Từ những thực tế này, Trường Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng đã bổ sung nội dung giáo dục tài chính và thiết lập kế hoạch chi tiêu cá nhân cho sinh viên năm nhất. Theo đó, ngoài hướng dẫn cho sinh viên sống xa nhà, chưa quen với việc tự lập về cách thiết lập phương án chi tiêu hợp lý, các giảng viên, chuyên gia sẽ minh họa thêm những tình huống rủi ro, cạm bẫy tài chính như tiền ảo, kinh doanh đa cấp biến tướng… Tân sinh viên sẽ tham gia cuộc thi liên quan đến tài chính cá nhân. Đây là những nội dung có liên quan đến chương trình đào tạo nhưng cũng là kỹ năng sống cần thiết để sinh viên không rơi vào tình huống xấu.
Anh Bùi Trung Hiệp – Phó phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng nhắn nhủ: Việc chính của sinh viên, dù khối ngành nào vẫn là học tập, nghiên cứu khoa học. Nếu sắp xếp được thời gian, các em nên tìm việc làm thêm phù hợp hoặc đầu tư vào lĩnh vực phù hợp để vừa có thêm thu nhập, vừa làm quen với khởi nghiệp. Tuy nhiên, cần tránh xa hoạt động không rõ ràng, lĩnh vực kinh doanh chưa được cấp phép và nên tham khảo ý kiến của thầy cô giáo để được hướng dẫn.
Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ 'phải' ập đến trong đầu
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, cứ mỗi buổi chiều, trong đầu ông có vô số những chữ 'phải phải phải',... ập đến.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề dư luận bức xúc như thiếu giáo viên, thiếu sách giáo khoa,...
Cụ thể, sau phần thảo luận của các đại biểu về những bức xúc của xã hội trong giáo dục như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu sách giáo khoa..., Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, đã có những chia sẻ lại rằng "mong muốn của Bộ GD-ĐT còn hơn thế nữa".
Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những chuyện đó và nhiều lần nhắc đến cụm từ "phải sòng phẳng" khi phân tích từng vấn đề và nêu thực tế:
"Ngành giáo dục chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. Và cả 2 điều này, chúng tôi chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất".
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý. Sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Nhưng trong khi, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì 2 năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc".
Không những thế, nhiều địa phương khi được giao chỉ tiêu còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai, nên thôi "giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy, trừ dần, thế là xong".
"Thế thì chúng ta sẽ phải làm thế nào đây trong khi chúng ta vẫn nói phải có giáo viên, phải thế này, phải thế kia... Cứ mỗi buổi chiều, trong đầu tôi có vô số những chữ "phải phải phải",... ập đến. Nhưng tôi mong chúng ta hãy nói tiếp về vấn đề này, hãy nói sâu sắc thêm để trở thành trách nhiệm chung của quốc gia chứ không phải chỉ có Bộ GD-ĐT", ông Sơn nói.
Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận "một cách sòng phẳng". Bởi khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành. Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đủ giáo viên; còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD-ĐT lo.
Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiền để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị trung ương hỗ trợ.
Nhưng hàng năm, các địa phương làm việc với trung ương về ngân sách thì Bộ GD-ĐT không được biết. "Việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt, ngành GD-ĐT không biết được là tiền ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu, nơi nào thừa.
Do vậy, không thể nói Bộ GD-ĐT lấy tiền đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học Tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát", ông Sơn nói.
Do vậy, ông Sơn mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính hay xem liệu đã "kêu đến nơi đến chốn chưa".
Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại biểu nói chỗ này chỗ kia "có sạn" hay chất lượng thẩm định, Bộ GD-ĐT chắc chắn phải tiếp tục giám sát, thẩm định tốt hơn nữa. Tuy nhiên, với việc thiếu sách giáo khoa, ông Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành.
"Cái này chủ tịch UBND cấp tỉnh phải điều phối để làm thế nào đó, sách đến được với các trường. Chúng tôi không thể chỉ huy được các hiệu sách, không thể nói hiệu sách này mang các sách A, B,... xuống các trường này, kia.
Chúng tôi chỉ có thể báo cáo các tỉnh, các trường phổ thông chỗ này chỗ kia có hay chưa. Chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay để sách tới được với học sinh", ông Sơn nói.
Lấy ví dụ những việc như vậy, Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng không phải thoái thác trách nhiệm mà phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm. "Nhưng trách nhiệm phải đúng, chứ không, Bộ trưởng đi hứa và khâu thực hiện lại thuộc về người khác".
Kỳ vọng chương trình giải quyết mọi thứ trong khi thiếu mọi thứ
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: "Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Đó là một sự thật".
Ví dụ về chuẩn. Chúng ta có các loại chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất,... Để đảm bảo chất lượng thì chuẩn phải theo thông lệ. Như chuẩn về tỷ lệ giáo viên, đối với các nước của khối EU là 15 học sinh phải có 2 giáo viên, chuẩn nước mình còn xa mới đạt được như thế. Đặt ra một cái chuẩn và chuẩn đó có thể "tổn hại" đến thành tích của địa phương.
Nhưng đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng phấn đấu, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải để làm đẹp lòng nhau. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để tất cả đạt được thành tích. Đó mới là bệnh thành tích", ông Sơn nói.
"Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, như vậy mới đạt chuẩn. Nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt cho bằng được, chứ không phải để làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống. Nếu cuộc đổi mới mà một triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới.
Tuy nhiên, chúng ta làm "cách mạng" trong bối cảnh thiếu tất cả mọi thứ.
Giáo viên nhọc thân hơn, vất vả đầu óc hơn, nghiệt ngã hơn, áp lực hơn nhưng thù lao không hơn, điều kiện không có gì cải thiện, áp lực dư luận xã hội gia tăng, danh dự bị tổn thương,... đó là một thực tế.
Về chuyện thiếu giáo viên, ông Sơn cho rằng đây là việc phải bàn như một chuyên đề. "Bộ GD-ĐT không bổ nhiệm được hệ thống dọc, không điều động chỗ này chỗ kia được. Chỗ thiếu vẫn cứ thiếu mà chỗ thừa vẫn cứ thừa, mà không điều động cho nhau được. Không chỉ Bộ GD-ĐT không điều động được giáo viên tỉnh này sang tỉnh khác, mà giám đốc sở GD-ĐT ở địa phương cũng không có quyền điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác".
Ông Sơn cho rằng, ngành giáo dục muốn chia sẻ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này nhiều việc khó, khối lượng lớn, cách thức thực hiện phi truyền thống, do đó, khi các đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai cần trên tinh thần thấu hiểu.
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng sẽ tự chủ một phần từ năm học 2022 2023 Sáng ngày 13.10, hơn 3.200 tân sinh viên tham dự Lễ khai giảng tại Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) năm học 2022-2023. PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đánh trống khai giảng năm học mới. Ảnh: Nguyễn Linh Trong năm học 2022-2023, Trường Đại học Bách khoa chào đón hơn 3.200...