Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao
Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán được kỳ vọng sẽ giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn cung nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay.
Ngày 8.11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán ( STEM).
Ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu
10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo (Ban Tuyên giáo Trung ương) nhấn mạnh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa được nhận thức đầy đủ. Số lượng học sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ, toán còn chưa nhiều.
Thêm vào đó, việc định hướng cho các học sinh có đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc về các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán còn nhiều khoảng trống khiến công tác tuyển sinh và đào tạo tại một số trường gặp khó khăn, thậm chí không tuyển được sinh viên trong những ngành học truyền thống.
Tại buổi tọa đàm, ông Đào Cường Việt, Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng cho biết, sau 6 tháng triển khai tìm các nguồn nhân lực chất lượng cao, phía công ty mới chỉ tuyển dụng được 50 người, trong khi nhu cầu là 200 người.
Theo ông Việt, số lượng tuyển dụng ở các trường đại học tương đối lớn nhưng những sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của LG Innotek thì lại hạn chế. Cụ thể, ngoài vấn đề chuyên môn thì sinh viên còn cần khả năng ngoại ngữ nhưng chỉ 10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh.
Video đang HOT
Nhân lực STEM đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Đánh giá về hiện trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến nhận định, trong cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 nhân lực STEM nói chung, nhân lực STEM chất lượng cao nói riêng, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến
Theo tiến sĩ Tiến, lực lượng này vừa đóng vai trò đáp ứng, giải quyết các yêu cầu mới của thị trường lao động mà còn khai thác được các cơ hội trong cách mạng công nghệ 4.0 để đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
“Hiện tại, chúng ta mới chỉ nói nhiều đến giáo dục STEM, còn các khái niệm quan trọng như năng lực STEM, nhân lực STEM, việc làm STEM thì chưa được mấy khi đề cập đến. Tuy rằng, trong mấy năm gần đây giáo dục STEM đã bước đầu được triển khai trong GDPT, nhưng nhận thức về STEM trong xã hội cũng như trong nghiên cứu và xây dựng chính sách còn hạn chế. Tuyển sinh trong các ngành STEM cũng chưa có sức thu hút cần thiết”, tiến sĩ Tiến đưa ra đánh giá.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhấn mạnh, Việt Nam có chủ trương, chính sách, chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng về nhân lực. Song nhiều sáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu. Vì vậy, Tiến sĩ Tiến đề xuất cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực STEM chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đặc biệt việc phát triển giáo dục STEM được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển nguồn nhân lực STEM.
Ông Đỗ Hoàng Sơn – thành viên Liên minh STEM khẳng định, giáo dục STEM được lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới với hướng tiếp cận tiên tiến, có tính đột phá, vừa đẩy mạnh giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, vừa thực hành phương pháp học liên môn, góp phần kích thích khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, xử lý vấn đề cũng như phẩm chất cá nhân của mỗi học sinh. Không chỉ nhằm mục đích đào tạo nên các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ sư, chuyên gia lập trình mà hơn hết, mô hình giáo dục STEM hướng tới những con người chủ động, những thế hệ học sinh, sinh viên mang tinh thần của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
PGS.TS Hùynh Quyết Thắng – Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, PGS.TS Hùynh Quyết Thắng – Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra ý kiến, các quốc gia như Mỹ hay các nước châu Âu định hướng đào tạo cho học sinh phổ có đam mê toán và khoa học được quan tâm và tổ chức từ rất sớm. Điều này giúp hình thành năng lực, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để khi vào bậc đại học các sinh viên sẽ phát triển lên thành năng lực đổi mới sáng tạo thích ứng giải quyết những bài toán ở bậc Đại học và khi ra trường.
Nắm bắt được điều này, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, hợp tác với các trường phổ thông định hướng giáo dục STEM.
Hội thảo này là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn theo mô hình hợp tác cùng phát triển, một bên là lý thuyết, một bên là các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đào tạo, một bên là các trường Đại học mới đào tạo nhân lực, một bên là nhà tuyển dụng. Từ những đúc kết kinh nghiệm và thực tiễn, Ban Tuyên Giáo có những kiến nghị tốt hơn cho Chính phủ; còn các trường Đại học có định hướng tốt hơn khi hợp tác hỗ trợ các trường phổ thông từ đó thay đổi định hướng của các em học sinh THPT với khoa học công nghệ.
Được biết, các hoạt động STEM tại trường Đại học Bách Khoa đang được đẩy mạnh và đa dạng hơn, không chỉ hướng tới sinh viên mà còn hướng tới cung cấp cho các học sinh phổ thông nhằm đẩy giáo dục STEM, góp phần tạo ra sự đam mê hiểu biết, hứng thú học tập của học sinh phổ thông, hỗ trợ và định hướng học sinh trong việc lựa chọn ngành học trong tương lai trong lĩnh vực STEM để thúc đẩy nền kinh tế tri thức trong một thời đại mới.
STEM là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn, liên ngành, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học thông qua thực hành và ứng dụng, đưa ra giải pháp cho các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Đại học FPT hợp tác với SIT và Đại học Jacobs đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao
Đại học FPT ký bản ghi nhớ với SIT và Đại học Jacobs để đào tạo nhân lực CNTT trình độ cao đem lại cơ hội giáo dục và nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên Việt Nam.
Ngày 13/4/2022, Đại học FPT ký bản ghi nhớ với Viện Công nghệ Schaffhausen (SIT) và Đại học Jacobs tại Bremen (JUB) nhằm tuyển chọn đào tạo sinh viên CNTT có trình độ cao. Thỏa thuận hợp tác này được ký kết giữa Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Đại học FPT và Tiến sĩ Serg Bell, nhà sáng lập SIT và Acronis, một trong những công ty hàng đầu thế giới về bảo mật an ninh mạng.
"Với việc triển khai các chương trình trao đổi sinh viên, chúng tôi sẽ kết nạp thêm nhiều nhân tài vào SIT và JUB, đồng thời hỗ trợ đào tạo thêm nhiều chuyên gia CNTT tại Việt Nam", Tiến sĩ Bell phát biểu.
Đại học FPT ký bản ghi nhớ với Viện Công nghệ Schaffhausen (SIT) và Đại học Jacobs tại Bremen (JUB) nhằm tuyển chọn đào tạo sinh viên CNTT có trình độ cao.
Theo một số báo cáo quốc gia, hiện mới có khoảng 10.000 việc làm trong ngành CNTT tại Việt Nam, đây là một thị trường lao động đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, đồng thời cống hiến cho công chúng những công nghệ tiên tiến và an toàn hơn. Nhu cầu về CNTT trên thế giới ngày càng nhiều và căn cứ vào dự báo của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner, chi tiêu dành cho CNTT trên toàn cầu có thể tăng đến 4,5 nghìn tỉ USD trong năm 2022.
Hướng đến việc thu hẹp khoảng cách về nhân lực an ninh mạng, cũng trong tuần này FPT đã ký một Biên bản ghi nhớ khác với Acronis, một công ty kỳ lân hàng đầu thế giới về bảo mật an ninh mạng do Tiến sĩ Bell sáng lập. Nhằm phát triển nguồn nhân lực bản địa, Acronis đang nghiên cứu khả năng thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam trong năm 2023. Hợp tác chặt chẽ với các trung tâm R&D lớn nhất của Acronis tại Bulgaria và Singapore, đội ngũ tại Việt Nam sẽ phát triển các giải pháp bảo mật an ninh mạng tối tân và mang tính đột phá cho công ty.
Mối quan hệ hợp tác với SIT không chỉ giúp trao đổi thông tin và sinh viên, mà còn là tiền đề phát triển các chương trình liên kết đào tạo học vị tiến sĩ, cũng như nhiều dự án liên kết giáo dục, nghiên cứu và kỹ nghệ giữa hai trường. Thông qua việc phối hợp tổ chức các buổi hội thảo và nghiên cứu chuyên đề, chương trình thực tập cũng như hội nghị học thuật, sự hợp tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức toàn cầu về những chương trình giáo dục hiện đại.
SIT và JUB mới đây cũng công bố hợp tác triển khai một chương trình đào tạo hướng nghiệp bậc Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Phần mềm. Chương trình tập trung ươm mầm các nhà lãnh đạo tương lai trong ngành công nghệ, giúp họ phát triển kiến thức chuyên môn cùng với kỹ năng sáng tạo và xây dựng cần thiết để sản xuất, phát triển và đánh giá giải pháp đối phó với nhiều thách thức công nghệ. Nhằm hỗ trợ sinh viên trang trải học phí và các chi phí liên quan đến chương trình, SIT và JUB tổ chức cuộc thi STAR thường niên - so tài lập trình trực tuyến với giải thưởng là học bổng toàn phần do hai trường cùng trao tặng. Cuộc thi năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 26/4/2022.
"Chúng tôi muốn chứng kiến hiệu ứng của cuộc thi này đối với sinh viên các trường đại học. Các nhà lãnh đạo tương lai được ươm mầm từ giảng đường, và đây là cơ hội lý tưởng để sinh viên Việt Nam bộc lộ tiềm năng của mình. Công nghệ thúc đẩy sáng kiến, trong những năm tới sẽ xuất hiện rất nhiều đột phá khoa học công nghệ, do đó chúng ta phải chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực tài năng nhằm đón đầu làn sóng này", Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành chia sẻ.
Hải Phòng linh hoạt phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Chuyên đề cấp thành phố 'Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên' năm học 2022-2023 tại quận Kiến An đã thể hiện ưu điểm của môn học. Môn KHTN lớp 7 bài 11: "Thảo luận về sự ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông" do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và học sinh lớp 7A...