Giáo dục sau 2020 sẽ thay đổi rất nhiều?
Báo Giao thông nhận được khá nhiều bình luận và ý kiến của độc giả về những điểm mới trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019.
Chính phủ sẽ quy định miễn học phí đối với học sinh trung học phổ thông – (Trong ảnh: Học sinh THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Liên quan tới thông tin do lãnh dạo Bộ GD&ĐT đưa ra tại buổi công bố Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 ngày 4/7, Báo Giao thông nhận được khá nhiều bình luận và ý kiến của độc giả.
Đặc biệt là các ý kiến xung quanh thông tin Chính phủ sẽ quy định miễn học phí đối với học sinh trung học phổ thông khi chúng ta công bố Việt Nam thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm.
Bạn đọc Hoàng Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Miễn học phí hết 9 năm học bắt buộc là một quyết định nhân văn. Tôi ủng hộ việc thay đổi giáo trình, thời gian học bắt buộc là 12 năm như hiện nay. Tôi rất mong chờ sự cải cách lần này”.
Video đang HOT
Bạn đọc Mỹ Duyên (Hải Dương) viết: “Tôi đọc báo thấy nói sẽ xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, một số môn học có thể có hai, ba bộ sách cho các trường lựa chọn, điều này cũng rất tiến bộ. Thực tế, thời gian qua, trường Thực nghiệm đã dạy giáo trình riêng và học sinh của họ rất có tư chất, điều đấy cho thấy việc bó buộc theo 1 sách giáo khoa có thể không phù hợp với các phương pháp giảng dạy mới”.
Bạn đọc Hoài An (TP HCM) lại cho rằng, điều đáng quan tâm nhất của Luật Giáo dục sửa đổi là đã quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục. Chỉ cần học hết lớp 9, sau đó các cháu không có khả năng nghiên cứu, học cao lên tiếp để lấy bằng đại học có thể học nghề ngay và vào đời vững vàng hơn.
Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc lo ngại việc thay đổi lớn này của ngành Giáo dục sẽ tiếp tục tạo ra những thế hệ học sinh liên tục phải chịu thí điểm.
“Điều quan trọng là phải có lộ trình cụ thể, định hướng nhất quán, không kéo dài tình trạng mỗi năm tuyển sinh, thi tốt nghiệp một kiểu như hiện nay, chính giáo viên và phụ huynh cũng chóng mặt với các quy định mới chứ không nói tới các em. Và đừng để bất cứ lứa học sinh nào phải trả giá cho những sai lầm trong khâu tổ chức và hoạch định chính sách của cơ quan quản lý”, bạn đọc Tuấn Khanh nêu ý kiến.
Theo baogiaothong
Ra mắt cuốn sách "Xin được nói thẳng" của GS Hoàng Tụy
Chiều ngày 17/6/2019 tại Hà Nội, Tạp chí Tia sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Công ty Alphabooks đã tổ chức ra mắt cuốn sách "Xin được nói thẳng" của GS Hoàng Tụy. Cuốn sách tập hợp hơn 50 bài viết của GS Hoàng Tụy đã đăng trên Tạp chí Tia Sáng.
Cuốn sách là tập hợp các bài viết của tác giả trong 20 năm qua
Cuốn sách này là sự tổng hợp và chỉnh lý từ những bài viết của GS. Hoàng Tụy đã đăng trên Tạp chí Tia Sáng (nay là ấn phẩm Tia Sáng của báo Khoa học và Phát triển) trong suốt hơn 20 năm qua, kèm theo đó là ý kiến thể hiện tình cảm và sự đánh giá từ các nhà trí thức, bạn bè thân thiết dành cho ông. Từ đó độc giả có thể nhìn xuyên suốt cả quá trình phát triển của nền khoa học - giáo dục trong nước, thấy được những thay đổi cũng như tồn đọng trong các chính sách và việc thực hiện chúng ở nước ta.
Giáo sư Hoàng Tụy sinh năm 1927 tại Quảng Ngãi và là cháu trực hệ của cố Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu. Các anh em ông có bảy người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)...
Trong cuốn sách, bằng hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục trong và ngoài nước, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học-giáo dục Việt Nam, đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này. Không chỉ đưa ra nhận xét về tình hình thực tế tại từng thời điểm, Giáo sư còn nêu các giải pháp một cách cụ thể và chi tiết mà ông cho là phù hợp và khả dĩ với Việt Nam.
Các ý kiến phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách của GS Hoàng Tụy
Dù ngày nay, thời cuộc thay đổi, khi những tiếng nói phản biện trở nên phổ biến và mạnh mẽ hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các mạng xã hội, nội dung cuốn sách "Xin được nói thẳng", bao gồm các bài viết của giáo sư Hoàng Tụy trên tạp chí Tia Sáng trong gần 20 năm qua, vẫn luôn đáng được quan tâm bởi giá trị thường hằng của chúng. Đặc biệt, cuốn sách cũng đáng được tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách muốn tìm giải pháp cho một số vấn đề cốt lõi vẫn tồn tại.
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách các giáo sư từng là đồng nghiệp và học trò của GS Hoàng Tụy nhìn nhận, trong suốt mấy chục năm, theo chiều dài lịch sử, với mong muốn góp phần xây dựng một nền học thuật và giáo dục tiên tiến, giáo sư Hoàng Tụy thường xuyên tranh luận, lên tiếng trên các diễn đàn để thẳng thắn chỉ ra những bất cập, lệch lạc, gây trở ngại cho sự tiến bộ của khoa học, giáo dục, cũng như sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Giữa những tiếng nói của các nhà trí thức, tiếng nói của giáo sư Hoàng Tụy luôn nổi bật không chỉ vì danh tiếng cá nhân của ông mà còn vì tiếng nói ấy được can đảm cất lên từ rất sớm, mà còn giữ được sự tỉnh táo, trí tuệ, khách quan và chuẩn mực của một nhà khoa học.
Quang Lộc
Theo congthuong
Vẫn nóng chương trình và sách giáo khoa Dù đã thảo luận ngày 4-4, nhưng do sức nóng của vấn đề giáo dục nên trong chiều 5-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Tranh luận về sách giáo khoa ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum)...