Giáo dục phổ thông: Chú trọng dạy làm người
Cải thiện mức lương để thầy không phải “sống mòn”; Giáo viên sư phạm phải được tuyển chọn, đào tạo nghiêm túc; Giảm tải chương trình học, thay đổi mục tiêu giáo dục phổ thông là dạy làm người; Nhà giáo là nhà khoa học được giảng dạy theo phương cách riêng.
Những vấn đề về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục trao đổi tại hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức hôm 15/4.
“Chừng nào người thầy giáo còn dành thời gian dạy thêm để tăng thu nhập, chừng nào mà nhân cách của người thầy giáo còn bị tiền bạc, vật chất cám dỗ thì chừng đó đổi mới giáo dục phổ thông không thể thành công” – TS Đoàn Hữu Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, phát biểu.
Giáo viên “sống mòn”: Khó đổi mới giáo dục
GS-TSKH Lê Ngọc Trà phân tích: Vấn đề thiết yếu nhất, thậm chí có tính chất quyết định để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông là vấn đề lương giáo viên và người làm công tác giáo dục. Chúng ta muốn các thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục nhưng đồng lương trả cho họ lại không đủ sống. Không thay đổi tình trạng hiện nay, mọi ý định và kế hoạch dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ khó mang lại kết quả thực tế.
Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Hữu Tá nêu: “Chất lượng đào tạo giáo viên chỉ có thể đáp ứng đúng mức yêu cầu khi mà đội ngũ giảng viên sư phạm được đãi ngộ, đầu tư xứng đáng. Họ phải được tạm yên tâm về vấn đề kinh tế, không đến nỗi lâm cảnh sống mòn (hiện tiến sĩ cũng chỉ nhận lương tháng non 3 triệu đồng), luôn bị nợ áo cơm ghì sát đất! Quan trọng hơn, họ không sợ bị bào mòn về chuyên môn, được tiếp tục học tập, bồi dưỡng cho những bậc cao hơn, ở những lớp tập huấn dài hạn có chất lượng cả trong và ngoài nước”.
Video đang HOT
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trong một giờ học.
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, cho biết: “Chất lượng giáo viên phản ánh đầy đủ nhất tiềm lực của một nền giáo dục. Giả sử một thảm họa nào đó, trường học bị cuốn trôi, chương trình và sách giáo khoa bị cháy rụi, thầy và trò phải ra đồng dựng lều mà dạy học thì vẫn còn có hy vọng về một nền giáo dục tốt nếu có những người thầy thạo nghề và tâm huyết. Còn nếu một nền giáo dục mà mọi thứ đều “hoành tráng”, chỉ trừ ông thầy, vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, vào nghề với sự bất đắc dĩ, vừa dạy học, vừa bươn chải kiếm sống thì có thể nói một cách quả quyết là nền giáo dục đó không có tương lai”.
GS-TSKH Lê Ngọc Trà đề nghị: “Không có thầy giỏi sẽ không có trò giỏi. Những tư tưởng mới, những phương pháp mới phải bắt đầu ở các trường ĐH sư phạm, ở nơi đào tạo các thầy giáo tương lai”. PGS-TS Trần Hữu Tá đồng tình: “Những sản phẩm của các trường ĐH sư phạm chỉ thực sự ưu hạng khi ngay từ khâu tuyển sinh đã thu hút được học sinh giỏi. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp ra trường nhất thiết phải có việc làm và phải sống được bằng lương như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng đoan quyết thì mới níu chân được người giỏi”.
Đổi mục tiêu, giảm chương trình
Đóng góp về đổi mới giáo dục phổ thông, TS Huỳnh Thanh Triều, Phó Hiệu trưởng, nói: “Chương trình phổ thông của chúng ta quá nặng, đòi hỏi của chúng ta đối với học sinh quá cao. Tôi nghĩ giáo dục phổ thông nên thiên về hình thành con người hơn là vội vàng đào tạo nhân tài. Nhiều phát biểu của học sinh đã tốt nghiệp phổ thông du học ở nước ngoài khiến tôi phải suy nghĩ: Sang đây con mới thấy thế nào là đi học…”. GS Lê Ngọc Trà đồng tình: “Cần xác định lại mục tiêu đào tạo của chúng ta là đào tạo con người. Tôi đề nghị phải kiên quyết cắt giảm nội dung và liều lượng kiến thức được giảng dạy, khắc phục tình trạng quá tải ở trường phổ thông hiện nay. Đồng thời, phải biện luận lại sách giáo khoa theo hướng hiện đại, cho phép giáo viên được sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa để dạy”.
TS Triều đề xuất: “Không nên quản lý chương trình giáo dục phổ thông một cách quá chặt như hiện nay. Nên để cho trường có quyền quyết định nội dung, phương pháp giảng dạy và lịch trình cho hoạt động của mình. Giáo viên phổ thông cũng là những nhà khoa học nên dành cho họ quyền tư duy và hành động theo phương cách riêng của mình”.
PGS.TS Trần Hữu Tá: Phải đổi mới từ trường sư phạm
Theo Quốc Dũng
Pháp luật TPHCM
Các trường Đại học Singapore tại Triển lãm giáo dục quốc tế 2011
Sẽ có rất nhiều học bổng hấp dẫn cho các bạn học sinh, sinh viên!
Triển lãm giáo dục quốc tế 2011 sẽ được tổ chức vào ngày 13-03-2011, từ 8h30- 13h, tại Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. 4 học viện giáo dục của Singapore tham dự triển lãm và có các học bổng hấp dẫn cho học sinh, sinh viên cho các chương trình học từ phổ thông lên cao đẳng, đại học, thạc sỹ.
1. Học viện quản lý Đông Á -EASB
Thành lập năm 1984, EASB là một trong những học viện tư thục lâu đời nhất Singapore. Hiện, EASB có hơn 30 chuyên ngành đào tạo tại 2 khu học xá lớn và hiện đại. EASB có quan hệ đối tác với 3 ĐH thuộc top 100 tại Anh và một trường đạt tiêu chuẩn 5 sao tại Australia:
Đại học Queen Margaret, Anh quốc;
University of Wales Institute Cardiff (UWIC), Anh quốc;
Edinburgh Business School, Heriot Watt MBA, Anh quốc;
Đại học Southern Queensland, Úc.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, EASB tự hào nhận giải thưởng trường Học viện xuất sắc do cục quản lý chất lượng các học viện học tư thục Singapore năm 2003 (SQC-PEOs), và là một trong những học viện đầu tiên nhận chứng chỉ Edutrust Singapore (có giá trị 4 năm), chứng nhận về khả năng duy trì tiêu chuẩn giáo dục tốt nhất cho lợi ích của sinh viên.
Học bổng:
EASB hiện có các chương trìng học bổng lên đến 70% học phí. Vui lòng tham khảo với đại diện trường về các học bổng này tại Triển lãm.
2. Học Viện ERC:
Học viện ERC là một trong những trường tư hàng đầu của Singapore, được sáng lập bởi những nhà quản trị doanh nghiệp hàng đầu châu Á với mục tiêu đào tạo nên những thế hệ doanh nhân xuất sắc. Trường là một trong những đơn vị đào tạo đầu tiên nhận được chứng nhận EDUTRUST 4 năm, chứng nhận S-CLASS. Bằng cấp của chương trình được cấp bởi đại học Greenwich - một trong những trường đại học lớn và hiện đại nhất Anh Quốc.
Ưu điểm các khóa học:
- Chương trình Anh ngữ: được thiết kế với chương trình học toàn thời gian giúp sinh viên rút ngắn thời gian học so với các nước khác. Có nhiều cấp độ phù hợp với trình độ từng sinh viên.
- Chương trình GCE O level: dành cho học sinh hoàn tất chương trình lớp 9 tại Việt nam, thời gian học 10 tháng. Hoàn tất khóa học sinh viên sẽ được giảm 30% học phí năm đầu đại học, giảm 70% học phí dành cho sinh viên thi có điểm số cao đậu vào các trường Poly.
- Đại học: chia làm 3 giai đoạn, sinh viên phải tốt nghiệp PTTH. Những sinh viên hoàn tất lớp 10 cần tham gia khóa dự bị trước khi vào học khóa chính. Bằng do đại học Greenwich cấp.
- Thạc sĩ: bao gồm thạc sĩ kinh doanh quốc tế, thạc sĩ ngành DLKS, thạc sĩ điều hành & Logictics.
- Học bổng:
Học bổng 2000 SGD$ cho khóa đại học;
Học bổng 1000 SGD$ cho khóa thạc sĩ.
Điểm khác biệt: Đảm bảo việc làm sau khi ra trường cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc trên 75% điểm các môn học, và nhận được học bổng 10.000 SGD$ cho khóa cử nhân và 6.500 SGD$ cho khóa thạc sĩ. Được tài trợ đề án kinh doanh khả thi.
3. SSTC- School for Further Education:
SSTC là một trường đào tạo Học thuật, Kinh doanh và Ngôn ngữ, được thành lập và đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore từ năm 1978. Trường tọa lạc tại trung tâm thương mại và du lịch khu vực Orchard/ Penang, đối diện với ga tàu điện ngầm Dhoby Ghaut, tiện lợi cho việc đi lại.
- Cơ sở vật chất: SSTC có 19 phòng học, một phòng máy, một phòng thí nghiệm khoa học, một giảng đường lớn, một phòng đợi sinh viên và một thư viện phong phú cùng các trang thiết bị dạy học hiện đại. Sinh viên tại SSTC tới từ Singapore và các quốc gia khác như Afghanistan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mongolia, Myanmar, Nga, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.
- Các khóa học:
Tiếng Anh;
Các khóa học dự bị và luyện thi vào các trường công lập chính phủ Singapore: Với các khóa học dự bị vào các trường công lập Singapore, sinh viên không chỉ được luyện tập các dạng bài kiểm tra đầu vào trọng tâm mà còn được trải nghiệp đời sống học tập cho các năm sau này.;
Các khóa luyện thi IELTS, GCE "O" Level, GCE "A" Levels: Chứng nhận tốt nghiệp của các chương trình này được công nhận trên toàn thế giới và sinh viên có thể học tiếp lên phổ thông, học nghề hoặc các chương trình đại học sau đó;
Các khóa Cao đẳng về Kinh doanh và Quản lý Khách sạn chuyển tiếp lên đại học tại UK, Australia và USA: Từ năm 2011, sinh viên theo học tại SSTC còn có thể lựa chọn hướng chuyển tiếp lên đại học tại Australia, UK hoặc US.
4. Kaplan Higher Education:
Là thành viên của một trong những tổ chức giáo dục lớn nhất thế giới- Tập đoàn Kaplan- một tập đoàn có hơn 1 triệu sinh viên từ 500 khu vực trên thế giới. Trường hiện có 2 khu học xá hiện đại tại Singapore ở khu Orchard và Wilkie Edge rất thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt của sinh viên quốc tế.
Qua việc hợp tác với những trường đại học uy tín tại Úc, châu Âu và Hoa Kỳ, Kaplan cung cấp chương trình hướng nghiệp được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực Kinh doanh và Quản trị, Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Giao tiếp và Truyền thông, Giáo dục và Khoa học xã hội.
- Các chứng nhận/ giải thưởng:
Đăng ký với Hội đồng Giáo dục tư nhân Singapore;
Chứng nhận Edu-Trust;
Chứng nhận Singapore Quality Class cho chất lượng đào tạo vượt trội.
- Các trường đại học đối tác:
Đại học Dublin, Ireland;
Đại học Bedfordshire;
Đại học Murdoch;
Đại học Northeastern, Mỹ;
Cao đẳng Bradford, Đại học Adelaide.
- Chương trình đào tạo:
Cao đẳng (10 tháng);
Đại học (12-18 tháng);
Thạc sỹ (12 tháng).
- Học bổng: cơ hội học bổng lên đến 50% học phí ĐH và dự bị thạc sĩ. Học sinh cần phải đáp ứng các điều kiện đầu vào của Kaplan Higher Education để đủ điều kiện đăng ký cho chương trình học bổng của trường.
Chi tiết liên hệ:
Công ty tư vấn - giáo dục và dịch thuật quốc tế Đức Anh
www.ducanh.edu.vn
96 Lò Đúc, Hà Nội. ĐT: 04 39716 229, Email: duhoc@ducanh.edu.vn
Theo kênh 14
Sẽ đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của HSPT Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo về quy định đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông (HSPT). Theo dự thảo này thì các đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được thực hiện ở các khối lớp 5, 9 và 11. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, mục tiêu đánh giá định kỳ quốc gia...