Giáo dục phải chăm chút từ những vấn đề nhỏ nhất
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh vấn đề trên.
Ảnh minh họa
Bộ sách Cánh diều trước đó vào thời điểm tháng 5/2020, cũng đã đạt được 100% số phiếu tín nhiệm của nhiều trường trên địa bàn thành phố chọn làm bộ SGK dùng cho các lớp 1 ở TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phía Nam. Song bộ sách cũng để lại nhiều điều tiếng bởi có nhiều “sạn” trong nội dung, được cho là khó có thể vào đầu học sinh ở lứa tuổi này.
Theo quan điểm của ông Ngai, phản ứng của xã hội về bộ SGK Tiếng Việt 1 những ngày qua là đương nhiên, vì đã phạm phải một vấn đề rất quan trọng: Khi biên soạn, các tác giả đã không có một triết lý giáo dục đúng và tường minh dẫn dắt nên thể hiện việc không hình dung được SGK của mình sẽ được sử dụng để đào tạo con người nào.
Vì thế, các bức xúc phản ánh trên cho thấy về ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa… cho thấy sự thiếu nhất quán, thiếu sự trải nghiệm của tuổi thơ. Trong sách có nhiều từ địa phương, xa lạ của ngữ liệu thậm chí là người lớn khi đọc cũng có ngay cảm giác “hụt hẫng” chứ đừng nói là học sinh tiểu học được ví như tờ giấy trắng.
Ông Ngai chia sẻ, với đối tượng HS tiểu học, trong phương pháp giáo dục, ta có thể ví như đang xây một cái móng nhà. Nền móng nhà giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu một ngôi nhà. Móng có chắc thì nhà mới vững. Trẻ khối Tiểu học được giáo dục những điều cơ bản nhất của con người. Tuỳ theo nhà cao tầng, thấp tầng, một cái nhà đẹp phải có một nền móng vững, phù hợp. Vậy bậc Tiểu học còn được gọi là bậc học nền tảng. Vì vậy việc giáo dục phải chăm chút từ những vấn đề nhỏ nhất.
Đành rằng, nội dung biên soạn trong SGK tiểu học cần đáp ứng yêu cầu phù hợp của thời đại khoa học 4.0, có những chuyển đổi theo kịp tiên tiến của thế giới. “Đổi mới là cần. Song mới phải có cái gì hay hơn, tốt hơn cái cũ. Chứ không phải là một bộ SGK trong đó trẻ phải “ôm đồm” quá nhiều thứ. Hay đưa vào nhiều từ địa phương vụn vặt, không phù hợp với lứa tuổi. Có những câu chuyện ngụ ngôn người lớn đọc suy ngẫm mới hiểu vì nghĩa bóng nhiều quá, trẻ mới lớp 1 không thể tư duy nổi. Điều này chắc chắn sẽ gây vất vả cho cô giáo khi giảng bài.
Chia sẻ thêm, ông Ngai cho rằng, hội đồng những người tham gia trong công tác biên soạn bộ SGK mới có đầu tư, có trách nhiệm, tuy nhiên trong quá trình làm có những hạn chế chưa đạt như mong muốn khiến dư luận bất bình. Song đáng ra, trước thực trạng phản ứng của dư luận thì những người có trách nhiệm cần ngồi lại ngay để bàn bạc, tiếp thu và thông tin khách quan, cụ thể từng bộ sách có những ưu, nhược điểm ra sao!
Bên cạnh ưu điểm thì cần khắc phục, bổ sung những điểm gì. Sửa để có cái tốt hơn nhưng để làm được việc này thì cũng công phu. Vì phải mất nhiều thời gian, công sức bộ SGK mới ra đời được. Nên việc chỉnh sửa nội dung ông Ngai khẳng định là “khó khả thi”. Chưa kể vấn đề lại khá “nhạy cảm” vì đụng chạm vấn đề danh dự, uy tín người tham gia biên soạn, thẩm định, liên quan kinh phí trong đề án…
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1 có "quên" ý kiến giáo viên tiểu học?
Quá trình thẩm định lại sách giáo khoa cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn, cần đi từ lý thuyết đến thực tiễn.
Trước những vấn đề gây tranh cãi về chương trình mới lớp 1, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã nêu ra một số nguyên nhân, hạn chế tồn tại trong khâu triển khai chương trình mới trong năm học 2020 - 2021.
Không thực nghiệm sách giáo khoa mới là làm khó giáo viên, học sinh
Video đang HOT
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới được áp dụng đại trà đã gây ra nhiều sự cố đáng tiếc.
Cụ thể, chương trình mới nặng hơn, có cuốn sách giáo khoa xuất hiện những từ ngữ, nội dung chưa thực sự phù hợp.
Việc tăng từ 10 lên 12 tiết học đối với môn Tiếng Việt khiến chương trình quá tải.
Theo chương trình mới, mỗi tuần tăng 2 tiết Tiếng Việt đồng nghĩa với việc học sinh phải học số lượng âm nhiều hơn. Việc đẩy nhanh tiến độ học vần, học viết và đọc đã cho thấy gánh nặng, áp lực của chương trình mới đối với cả học sinh và giáo viên.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương khẳng định tầm quan trọng của việc thẩm định lại sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh: Tiến sĩ Hương cung cấp)
Tiến sĩ Hương phân tích: "Số tiết học tăng lên nhưng do không có thực nghiệm trước nên chúng ta không thể biết được rằng 12 tiết học đó có thực sự phù hợp với năng lực học sinh hay không? Liệu rằng các em có thể tiếp thu lượng kiến thức nhiều như vậy?
Hệ quả là khi triển khai thực hiện, hầu hết giáo viên phản ánh chương trình quá nặng, quá tải và gây khó khăn trong công tác giảng dạy".
Bên cạnh đó, sau hơn 1 tháng triển khai, có bộ sách giáo khoa đã bộc lộ những vấn đề khiến dư luận phản ứng gay gắt.
"Ngoài việc sử dụng những từ ngữ khó hiểu, không phù hợp thì việc phân bổ nội dung bài học trong sách cũng tồn tại nhiều hạn chế", Tiến sĩ Vũ Thu Hương khẳng định.
Để chứng minh, Tiến sĩ Hương nêu câu chuyện "Hai con ngựa" trong sách Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.
Theo đó, câu chuyện này được chia làm 2 phần, cắt ngang nội dung và gây hiểu lầm về ý nghĩa câu chuyện.
Thêm vào đó, khả năng ghi nhớ của học sinh có hạn, các con khó có thể liên hệ nội dung từ bài hôm trước đến bài hôm sau. Chính vì vậy, những bài đọc dài chia làm 2 phần không phù hợp với năng lực của học sinh lớp 1.
"Rõ ràng, tất cả những vấn đề trên xảy ra là do chúng ta không có thời gian thực nghiệm một cách nghiêm túc đối với chương trình sách giáo khoa lớp 1.
Tôi cho rằng, thời gian thực nghiệm phải kéo dài từ 1 đến 2 năm. Nhưng trên thực tế, cả chương trình giáo dục phổ thông mới lại được thực nghiệm chỉ vỏn vẹn 1 tháng.
Nếu được thực nghiệm trước khi áp dụng, dù xảy ra sự cố, việc chỉnh sửa, khắc phục chắc chắn được thực hiện đơn giản, dễ dàng hơn và tránh được vấn đề tốn kém, lãng phí".
Ngoài vấn đề thực nghiệm sách giáo khoa, Tiến sĩ Vũ Thu Hương còn đặt ra câu hỏi đối với công tác tập huấn cho giáo viên khi triển khai chương trình mới.
Theo Tiến sĩ Hương, năm học 2019 - 2020, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian học online kéo dài đã gây nhiều áp lực đối với giáo viên, thời gian tập huấn cho chương trình mới cũng bị hạn chế.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố khách quan thì công tác tập huấn cũng chưa được thực hiện một cách chuẩn mực.
"Thời gian qua, có ý kiến cho rằng những khó khăn, bất cập trong dạy học lớp 1 là do giáo viên chưa nắm bắt được tinh thần của chương trình mới, chưa thực hiện tốt phương pháp dạy học.
Vậy, chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi là công tác tập huấn cho giáo viên đã tốt chưa, đã đảm bảo chất lượng hay chưa?
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chương trình mới đã trao quyền chủ động cho giáo viên. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều lung túng, khó khăn trong khi dạy học. Rõ ràng, với một chương trình hoàn toàn mới như vậy, giáo viên rất cần những hướng dẫn cụ thể và thiết thực hơn", Tiến sĩ Vũ Thu Hương chia sẻ.
Thẩm định sách giáo khoa cần ghi nhận ý kiến của giáo viên tiểu học
Mục tiêu của chương trình mới là rèn luyện tốt phẩm chất và năng lực học sinh. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, với những bất cập còn tồn tại của chương trình lớp 1 năm nay, mục tiêu này sẽ rất khó để đạt được.
Tiến sĩ Hương chia sẻ: "Nội dung sách giáo khoa gây nhiều tranh cãi, chương trình được đánh giá là quá tải. Phụ huynh lo lắng và thúc ép con học nhiều hơn, vì vậy không thể hình thành năng lực tự học cho trẻ.
Bản thân các em học sinh cũng bị áp lực bởi tiến độ chương trình. Giáo viên chạy theo chương trình, chạy theo sách giáo khoa nên khó có đủ thời gian để rèn luyện phẩm chất, phát triển năng lực cho học trò".
Thẩm định lại sách giáo khoa cần ghi nhận ý kiến đóng góp của giáo viên tiểu học. (Ảnh minh họa: Phạm Minh)
Chính vì vậy, Tiến sĩ Vũ Thu Hương khẳng định sự cần thiết đối với việc điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa cũng như thẩm định, rà soát lại nội dung sách giáo khoa lớp 1.
"Những nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa mới cần được chỉnh sửa lại. Việc phổ biến lại nội dung đã chỉnh sửa đến với giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng cần được quan tâm, chú trọng.
Bên cạnh đó, quá trình thẩm định lại sách giáo khoa cũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn, cần đi từ lý thuyết đến thực tiễn.
Những người tham gia thẩm định không chỉ có đội ngũ chuyên gia mà còn phải triển khai rộng rãi đối với giáo viên tiểu học các vùng miền khắp cả nước", Tiến sĩ Hương chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giáo viên Tiểu học là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp làm việc với sách giáo khoa nên việc ghi nhận ý kiến của giáo viên là vô cùng quan trọng.
Giáo viên tham gia vào hội đồng thẩm định sách giáo khoa có thể thực hiện ngay tại địa phương. Họ sẽ viết nhận xét, ý kiến đóng góp và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, việc thẩm định lại sách giáo khoa sẽ hiệu quả mà không gây tốn kém.
Bàn về giải pháp gỡ rối cho chương trình mới lớp 1 năm nay, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nhận định:
"Cần giảm tiết học, không dạy học theo kiểu dồn ép với tiến độ quá nhanh, không nên gây sức ép quá lớn đối với học sinh lớp 1.
Bên cạnh đó, cần có biện pháp cởi trói cho giáo viên trong công tác giảng dạy".
Theo Tiến sĩ Hương, dù nói rằng theo chương trình mới, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức dạy học theo điều kiện và năng lực học sinh. Tuy nhiên, thực tế cơ quan quản lý trực tiếp giáo viên như tổ bộ môn, hiệu trưởng luôn đặt ra yêu cầu cụ thể theo quy định.
Do đó, giáo viên phải được quyền chọn sách và dạy học linh hoạt theo năng lực học sinh mà không bị áp đặt theo những quy định cứng nhắc, xa rời thực tế như hiện nay.
Để "trái tim" của hệ thống giáo dục luôn khỏe mạnh Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1. Sau một thời gian triển khai, chương trình sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới, đặc biệt với môn Tiếng Việt, đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Để tăng thêm kênh góp ý, phản biện...