Giáo dục nhiều tiêu cực do xã hội ‘loạn chuẩn’ thời 4.0

Theo dõi VGT trên

Ông Giản Tư Trung cho rằng hiện nay, nhiều giá trị bị thách thức, chuẩn mực đảo lộn, niềm tin đổ vỡ, dẫn đến các vụ việc tiêu cực của giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

Mở đầu tọa đàm “Giải pháp giáo dục nào cho thời loạn chuẩn” diễn ra sáng 22/5 ở TP.HCM, ông Giản Tư Trung – Viện trưởng Viện Giáo dục IRED – điểm lại một loạt sự việc đáng quên của ngành giáo dục và xã hội trong thời gian gần đây. Từ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, đến chuyện thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, cưỡng hiếp bạn học ở Quảng Trị, học sinh đánh bạn tàn bạo ở Hưng Yên, rồi chuyện “ giang hồ mạng” Khá Bảnh, hiện tượng Phúc XO

“Nếu nói chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, những sự việc kể trên cũng là một biểu hiện của thời 4.0 đó chứ. Tôi đi đâu cũng nghe người ta nói tới kinh tế, công nghệ thời 4.0, rồi robot, trí tuệ nhân tạo, nhưng tuyệt nhiên không thấy đề cập văn hóa thời này như thế nào, giáo dục sẽ ra sao. Nếu phải dùng từ nào để gọi tên những hiện tượng ấy, tôi cho rằng đó là loạn chuẩn”, ông Trung nói.

Giáo dục nhiều tiêu cực do xã hội loạn chuẩn thời 4.0 - Hình 1

Ông Giản Tư Trung cho rằng chân giá trị bị đảo lộn dẫn đến nhiều vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục và cả xã hội. Ảnh: M.N.

Cũng theo nhà hoạt động giáo dục này, thời đại hiện nay biến động chóng mặt và khôn lường. Ông ví von nếu lịch sử Việt Nam 4.000 năm cộng lại cũng không bằng sự thay đổi của riêng thế kỷ 20, thì sự thay đổi của cả một thế kỷ cũng không bằng biến động của 10 năm đầu thế kỷ 21.

Trong cơn biến động chóng mặt và khôn lường đó, mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực đảo lộn, không ít niềm tin đổ vỡ. Điều này khiến con người trở nên hoang mang, không phân biệt được đâu là đúng – sai, phải – trái, chân – giả, thiện – ác, chính – tà.

Theo ông, bởi vì loạn chuẩn nên nhiều người vẫn ngộ nhận giữa tự do và hoang dã, giữa chân thật và trơ trẽn, giữa cá tính và quái tính, giữa đức tin và mê tín.

“Ai cũng có quyền tự do, các bạn trẻ thường nhân danh quyền tự do của cá nhân để làm điều mình thích. Nhưng các bạn quên mất rằng tự do cũng giới hạn, nếu vượt qua giới hạn đó không còn tự do nữa, mà trở thành hoang dã. Hoang dã cũng là tự do, cũng được làm tất cả điều mình muốn nhưng hoang dã không có giới hạn, còn tự do thì có giới hạn”, ông Trung nêu quan điểm.

Người này cho rằng giới hạn đó nằm ở “bốn đạo”: Đạo luật (của Nhà nước), đạo lý (của xã hội), đạo thiêng (đời sống tâm linh), đạo sống (lương tri của mình). Sống đạp lên các “đạo” này sẽ là vượt qua ranh giới của tự do, để bước qua thế giới của nổi loạn hay hoang dã.

Tương tự, ông cho rằng chân thật, cá tính, và đức tin là những điều rất đẹp đẽ và cần có của mỗi người. Khi đã bước qua giới hạn, chân thật trở thành trơ trẽn, cá tính thành quái tính, và đức tin đẩy con người đến mê tín, cuồng tín.

Chính vì nhiều giá trị bị thách thức, giá trị bị đảo lộn, niềm tin đổ vỡ nên chưa bao giờ, chưa có thời đại nào mà cha mẹ và thầy cô lại gặp nhiều thách thức như vậy trong việc dạy con và dạy trò như hiện nay. Làm sao để trẻ sống đúng, sống chuẩn trở thành câu hỏi của thời đại.

Video đang HOT

Theo ông Giản Tư Trung, trước hết, thầy cô và phụ huynh phải giúp các em định nghĩa lại giá trị chuẩn. Thế giới biến động vẫn luôn có những giá trị bất biến, luôn đúng ở mọi không gian và thời gian.

“Không có cách nào ngoài sự học, nhưng là sự học trong khai minh và khai tâm, hay còn gọi là khai phóng. Thầy cô, nhà trường, cha mẹ nên hướng các con đến nền giáo dục khai phóng, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời và chú trọng nhân tính, quốc tính, cá tính. Sự học khai phóng xoay quanh 3 câu hỏi: Tại sao phải học và học để làm gì?, Học gì để đạt được mục tiêu đó? Học như thế nào?”, ông Trung nêu.

Theo Zing

Khi Giáo dục ngăn học sinh, thầy cô bêu xấu ngành mình...

Ai cũng nói về việc phải tạo ra một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, thế nhưng cái quyền được nói thật của "đối tượng trung tâm" lại đang bị đe doạ bởi những quy định kỳ quặc, không giống ai của chính ngành giáo dục.

Nếu ngành nào cũng cấm

Một em học sinh ở Sơn La, Hà Giang hay Hoà Bình lên mạng xã hội viết về những bức xúc mà chính mình thấy trong lớp, về trường hợp một bạn học lực yếu, vậy mà điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn là 3 điểm 9. Nhiều bạn khác trong lớp cũng lao và vào comment với thái độ bức xúc, nghi ngờ...

Khi Giáo dục ngăn học sinh, thầy cô bêu xấu ngành mình... - Hình 1

Các em đặt ra hàng loạt câu hỏi: Liệu việc chấm thi có dối trá gì không? Liệu bố mẹ bạn này có lo lót, chạy chọt gì không? Liệu có thầy cô/giáo nào nâng đỡ không? Từ những nghi vấn này, các em cảm thấy chán nản, bất công, và thậm chí với những suy nghĩ bồng bột của tuổi học trò, các em không còn muốn đi học nữa. Các em không còn niềm tin khi trực tiếp nhìn thấy những sự xấu xa, ô uế ở môi trường giáo dục của các em.

Trên đây là một tình huống giả định, và thực sự nó cũng đã phần nào xuất hiện trong thực tế của hai năm qua, khi hàng loạt vụ gian lận điểm thi tại 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang bị phát giác làm cả xã hội rúng động.

Và nếu tình huống như vậy tiếp tục xảy ra trong tương lai, liệu những em học sinh trên có bị quy kết là "phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục" như nội dung Thông tư 06 mà Bộ Giáo dục- Đào tạo mới ban hành hay không?

Khi Giáo dục ngăn học sinh, thầy cô bêu xấu ngành mình... - Hình 2

Nhiều cán bộ ngành giáo dục của Sơn La đã vướng vòng lao lý vì nằm trong đường dây "chạy điểm" ở Sơn La. Ảnh: CA Sơn La cung cấp.

Cần nhắc lại, kể từ ngày 28.5 tới đây, Thông tư "Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên" với một trong những nội dung quan trọng là giáo viên, học sinh không được lên mạng xã hội bình luận, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục, sẽ chính thức có hiệu lực.

Có hai đối tượng mà quy định này nhắm đến, đó là giáo viên và học sinh. Có một nội dung chung mà hai đối tượng này phải thực hiện, đó là không được lên mạng thông tin, tuyên truyền, phê phán tất cả những gì mà ngành giáo dục cho là "làm xấu hình ảnh" của ngành mình.

Xin trở lại với tình huống giả định mà người viết nêu ra ở đầu bài viết, một em học sinh ở Sơn La, Hà Giang hay Hoà Bình viết lên mạng xã hội Facebook những nghi ngờ của mình về cái dãy điểm số 9-9-9 của một bạn cùng lớp - với những nghi vấn, băn khoăn, bức xúc như thế, có phải là đã làm xấu hình ảnh của ngành giáo dục, có vi phạm vào thông tư 06 ?

Và theo tinh thần của Thông tư 06, rất có khả năng các em sẽ bị xử phạt. Phạt vì dám tố lên mạng xã hội những điều mà theo người lớn là "nói xấu"! Phạt vì dám nói ra những bức xúc có thật mà theo ngành giáo dục là dễ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục! Vậy thì từ nay về sau học sinh còn dám nói ra tất cả những suy nghĩ thật của mình nữa không? Chúng ta nói và khuyến khích việc xây dựng một nền giáo dục khai phóng, nơi học trò được tự do tư duy, suy nghĩ theo cách của mình dưới sự dìu dắt, hướng dẫn của thầy cô.

Ai cũng nói về việc phải tạo ra một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, thế nhưng cái quyền được nói thật của "đối tượng trung tâm" lại đang bị đe doạ bởi những quy định kỳ quặc, không giống ai.

Hãy thử hình dung, sau khi ngành giáo dục tiên phong trong việc "cấm nói xấu, đưa hình ảnh xấu về ngành mình", rồi sẽ đến lượt ngành giao thông cũng "cấm nói xấu", rồi ngành điện lực, ngành văn hoá cũng "cấm nói xấu... về mình, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta đều biết, quyền được phát biểu là quyền được hiến định. Cho nên bất cứ những luật, quy định, thông tư nào đề cập tới chuyện "cấm nói" đều rất dễ dẫn đến nguy cơ vi hiến.

Khi Giáo dục ngăn học sinh, thầy cô bêu xấu ngành mình... - Hình 3

Danh sách toàn bộ 44 thí sinh ở Sơn La có bài thi gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Ảnh: Người đưa tin

Cấm đoán chỉ là thứ yếu

Trong câu chuyện "cấm nói xấu về ngành" trên mạng xã hội mà ngành giáo dục đưa ra, ai cũng hiểu việc sử dụng mạng xã hội đã và đang trở thành một vấn nạn đối với một bộ phận người dân hiện nay, chứ không riêng gì ngành giáo dục. Thế nên Luật An ninh mạng mới ra đời, buộc người sử dụng mạng phải có trách nhiệm với các phát ngôn - hành động của mình.

Tất cả các giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non - giáo dục phổ thông - giáo dục thường xuyên đều là những công dân trên 18 tuổi, do đó không nằm ngoài đối tượng điều chỉnh của Luật An ninh mạng. Vậy thì ngành giáo dục có cần đưa thêm một quy định về điều này nữa không?

Còn với những học sinh dưới 18 tuổi, chưa đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm trước pháp luật, việc đưa ra những chỉ dẫn trong việc sử dụng mạng xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, những chỉ dẫn này cần được thực hiện trong một quá trình giáo dục, chứ không thể thực hiện bằng cách nay đưa ra quy định "cấm cái này", mai đưa ra quy định "cấm làm cái kia".

Một nền giáo dục bản lĩnh là một nền giáo dục giúp người học, thông qua quá trình học dần dần nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu, đâu và vùng tự do, đâu là vùng cấm kỵ. Một nền giáo dục yếu đuối là một nền giáo dục có xu hướng tìm cách bảo vệ sự an toàn của mình bằng hàng loạt các mệnh lệnh cứng theo kiểu... đụng vào đâu cũng cấm.

Cần có môn "Văn hoá mạng"

Việc học sinh lên mạng xã hội bày tỏ cảm xúc tiêu cực, lan truyền thông tin tiêu cực là điều rất đáng lo ngại, nhưng mới chỉ là một nửa sự thật. Còn một nửa sự thật khác, đáng lo không kém đó là hàng ngày các em vẫn đối diện, và vẫn tiếp cận những thông tin tiêu cực. Phát tin và nhận tin, tiêu hoá thông tin và hấp thụ thông tin, đấy là hai mặt của một quá trình, tác động ghê gớm đến nhân cách của những thực thể vốn rất dễ để các luồng thông tin cuốn mình đi.

Để giải quyết vấn đề này ngành giáo dục cần nghĩ đến việc nhanh chóng kiến thiết một môn học hoàn toàn mới, mà ở đây chúng ta có thể tạm thời gọi là môn "văn hoá mạng".

Với môn "văn hoá mạng", học sinh được dạy những kỹ năng cơ bản trong quá trình tiếp cận thông tin trên mạng, ví dụ như kỹ năng nghi ngờ thông tin, đối chiếu thông tin, kiểm tra, xác tín thông tin. Cũng như thế, học sinh được dạy về quy trình đưa thông tin, dù chỉ là thông tin nhỏ bằng một dòng status, rồi quy trình like thông tin, share thông tin, chịu trách nhiệm trước thông tin.

Trong dòng thác lũ thông tin trên mạng xã hội hiện nay, nếu không được dạy dỗ những kỹ năng quan trọng này, chắc chắn học sinh sẽ rơi vào tình trạng cứ thấy thông tin sốc là share một cách hồn nhiên, tin một cách hồn nhiên, rồi lan truyền phát tán hồn nhiên. Học sinh cũng có thể dễ dàng lên mạng để nói xấu hồn nhiên - nói thật hồn nhiên, thậm chí là phê phán, chỉ trích, thoá mạ, chửi bới người khác một cách hồn nhiên...

Phải chăng đã đến lúc, ngành giáo dục cần phải nghĩ đến một môn "Văn hoá mạng" để giải quyết vấn đề từ gốc rễ, thay vì chỉ giải quyết từ ngọn bằng việc nay ra quy định cấm cái này, mai ra quy định cấm cái kia.

Thay vì cấm, nhất định phải thiết kế một chương trình giáo dục sinh động, hiệu quả, bắt kịp tốc độ của thời đại để người học dần dần tự nhận thức được trong cuộc sống này, đâu thực sự là... vùng cấm!

Những điểm đáng chú ý của Quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ GD-ĐT theo Thông tư 06

- Không sử dụng mạng xã hội để phán tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin và hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

- Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rồi, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.

- Ứng xử của giáo viên với đồng nghiệp, nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp. Không xúc phạm, vô cảm, gấy mất đoàn kết.

- Ứng xử của giáo viên với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực bao dung, trách nhiệm, yêu thương. Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học... Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi vi phạm của người học.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"
16:53:59 18/01/2025
Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?
20:32:15 18/01/2025
Soi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà NộiSoi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà Nội
17:16:51 18/01/2025
Thiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mangThiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mang
20:05:37 18/01/2025
Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbizRò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz
18:55:22 18/01/2025
Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"
20:11:08 18/01/2025
Thấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệuThấy chúng tôi biếu mẹ chồng hộp thuốc bổ trị giá 1 triệu, bố xấu hổ liền cho lại 15 triệu
17:02:39 18/01/2025
Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"
20:40:22 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩ

Hoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩ

Sao việt

23:01:58 18/01/2025
Ngoài Hoa hậu Thùy Tiên, những nàng hậu như Diệu Hoa, Lê Âu Ngân Anh, Phương Anh... cũng sở hữu tấm bằng thạc sĩ.
Ê kíp phim cổ trang 19+ phủ nhận ép diễn viên đóng cảnh nóng táo bạo

Ê kíp phim cổ trang 19+ phủ nhận ép diễn viên đóng cảnh nóng táo bạo

Hậu trường phim

22:57:24 18/01/2025
Phim cổ trang The Queen Who Crowns liên tục vấp tranh cãi liên quan đến cảnh nóng lộ liễu, táo bạo của nhân vật chính.
Ngọc Sơn nói gì khi cô gái 20 tuổi hát lại hit 'Lòng mẹ 2'?

Ngọc Sơn nói gì khi cô gái 20 tuổi hát lại hit 'Lòng mẹ 2'?

Tv show

22:51:59 18/01/2025
Ngọc Sơn tuyên bố Khánh An vượt ải thành công khi chọn thể hiện ca khúc Lòng mẹ 2 do ông sáng tác để biểu diễn ở Solo cùng bolero .
Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Nhạc quốc tế

22:30:46 18/01/2025
Katy Perry dành nhiều lời khen ngợi cho Taylor Swift khi chia sẻ về trải nghiệm tham dự Eras Tour vào tháng 2.2024.
Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Phim âu mỹ

22:18:34 18/01/2025
Màn hợp tác của thiên thần Charlie và Jamie Foxx gây thất vọng vì không mang đến cho khán giả bất kỳ cảm xúc vui vẻ, phấn khích hay bất ngờ nào.
Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Mọt game

21:45:13 18/01/2025
Không ít người đã phải bất ngờ trước sự xuất hiện của Rematch - một trò chơi tuy mới được giới thiệu thôi nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo các fan thể thao trên toàn thế giới.
Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Sao thể thao

21:23:28 18/01/2025
Hiện tương lai của cầu thủ sinh năm 1997 đang bị đặt dấu hỏi lớn sau khi liên tiếp bị loại khỏi đội hình thi đấu của Quỷ đỏ.
Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Lạ vui

20:59:25 18/01/2025
Một chú cá thái dương chán ăn, buồn bã vì không được tương tác với khách tham quan, sau khi thủy cung Shimonoseki tạm đóng cửa để cải tạo.
Đen đích thị là "ông hoàng nhạc Tết": Làm MV nào viral MV đó, dấu ấn khác biệt trong giới Rap Việt

Đen đích thị là "ông hoàng nhạc Tết": Làm MV nào viral MV đó, dấu ấn khác biệt trong giới Rap Việt

Nhạc việt

20:26:39 18/01/2025
Đen không chỉ bắn rap mà mỗi sản phẩm đều được anh kể chuyện và câu chuyện ấy thường gần gũi đến mức người nghe như thấy chính mình trong đó.
EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

Thế giới

20:10:04 18/01/2025
Cuộc điều tra lần này là một phần trong nỗ lực thực thi DSA, có hiệu lực từ tháng 11/2022, nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn hơn cho người dân châu Âu.
Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Lên đồ ngày xuân cùng những chất liệu được ưa chuộng nhất mùa này

Thời trang

20:02:59 18/01/2025
Không chỉ sở hữu khí chất sang trọng đặc sắc, những loại vải này đều có đặc tính giữ phom dáng tốt và có thể giữ ấm nhẹ nhàng trong tiết xuân.