Giáo dục là mang lại hạnh phúc cho muôn nhà
Thời gian gần đây, nhiều câu chuyện về tình thầy trò đáng buồn đến đau lòng đã xảy ra.
Nguyên cớ chỉ bởi những căng thẳng, bột phát và những ứng xử thiếu một chút tinh tế của người thầy, có thể dẫn sự việc đi rất xa…
Ảnh minh họa
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: ” Bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời”. (Ảnh minh họa)
Điều gì đang xảy ra trong nhà trường?
Tuần trước, một phụ huynh học sinh ở Hà Tĩnh đã mang dao vào trường học, đe dọa, bắt hiệu trưởng phải quỳ xin lỗi vì đã nhắc nhở, phê bình con của anh ta trước toàn trường vì chậm đóng tiền bảo hiểm. Tất nhiên, vị phụ huynh này, sau đó, bị khởi tố vì tội danh “làm nhục người khác”.
Dư luận bên cạnh việc lên án hành vi bạo lực, coi thường luật pháp của phụ huynh, đồng thời cũng không đồng tình với cách hành xử thiếu nhân văn của thầy Hiệu trưởng.
Trước đó, khoảng năm 2020, tại Châu Đốc, một nữ sinh đã tự tử khi bị giáo viên yêu cầu viết bản kiểm điểm để đọc trước toàn trường. Và dư luận cũng còn choáng váng về thông tin một cô giáo tại Quảng Bình bắt cả lớp tát bạn học 231 cái vào má đến mức nhập viện vì học sinh này mắc lỗi…
Video đang HOT
Đã từng có phụ huynh ở Quảng Nam chỉ vì một vết bầm chưa rõ ràng, mặc dù được giải thích nhưng vẫn xông vào trường đánh cô giáo đến thủng màng nhĩ, phải nhập viện cấp cứu. Hay phụ huynh ở Long An, kéo theo 3-4 người vào tận trường học bắt cô giáo phải quỳ xuống xin lỗi cho hả dạ, vì đã dám phạt con họ quỳ khi các em mắc khuyết điểm…
Cho dù biện bạch bằng bất cứ lý do gì thì cách cư xử đầy bạo lực của những phụ huynh này đối với thầy cô giáo của con mình cũng là hành vi quá khích, lệch chuẩn và vi phạm pháp luật.
Trên mạng xã hội xuất hiện video dài hơn 5 phút, quay lại cảnh một lớp học tại Ninh Hòa – Khánh Hòa. Trong video thể hiện khi giáo viên vào lớp, các học sinh đều đứng dậy chào. Lúc này, một nữ sinh bước lên phía trước, giáp mặt với thầy giáo. Trong lúc nói chuyện, nữ sinh này được cho đã có nhiều lời lẽ thô tục, xưng “mày – tao” với thầy giáo.
Trước những lời lẽ trên, thầy giáo sau đó về bàn giáo viên ngồi, nhưng nữ sinh này vẫn tiếp tục nói, rồi hai bên đáp trả qua lại. Trong đó, thầy giáo nói học trò là “mày” và “bố láo” khi nữ sinh mỗi lúc một to tiếng. Sự việc khiến việc giảng dạy bị dừng lại, học sinh cả lớp ngồi đó nghe đoạn tranh cãi giữa thầy và trò. Video này khi bị đưa lên mạng xã hội đã nhận rất nhiều bình luận, chia sẻ. Đa số cho rằng học sinh không thể dùng những từ ngữ, lời lẽ khiếm nhã để nói chuyện với thầy giáo. Đặc biệt, khi bối cảnh cuộc trò chuyện diễn ra ngay trong một lớp học, với sự chứng kiến của nhiều học sinh khác, càng khó chấp nhận.
Còn nhớ, dư luận xôn xao trước sự việc một giáo viên Trường THPT Bắc Yên Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) tát học sinh lớp 10 vì sử dụng điện thoại trong giờ học. Sự việc xảy ra, dư luận chia nhiều luồng ý kiến. Trong đó, nguyên nhân sự việc trước hết do lỗi thầy giáo không kiềm chế được bản thân mà có hành vi sử dụng bạo lực để xử phạt học sinh. Nhưng mặt khác, về phía nam sinh cũng không tuân thủ nội quy lớp học, có thái độ chống đối, thách thức…
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: ” Bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời”. (Ảnh minh họa)
“Hãy đi vào “tâm bão” để khôn lớn”
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khỏe tinh thần, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP HCM) cho rằng, các trường đào tạo giáo viên cần đưa vào giảng dạy nội dung “Quản trị cảm xúc” để giáo sinh được rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. Đồng thời, tăng thời lượng bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, như tâm lý học đường, dự báo và ứng phó với các tình huống trong nghề.
Theo TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khỏe tinh thần, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM) thì trong xã hội hiện đại, đặc biệt voiwus bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình trạng gia tăng căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng trầm trọng. Trong đó, giáo viên không phải là trường hợp ngoại lệ. Những vấn đề khủng hoảng sức khỏe tâm thần và mối quan hệ có thể dẫn tới gia tăng các hành vi tiêu cực như tự sát, bạo lực với học trò…
Các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi tiêu cực này có nhiều nguyên nhân và mang tính hệ thống. Đó có thể do bản thân giáo viên có những tổn thương từ thơ ấu hoặc là hệ quả của phương pháp giáo dục bằng bạo lực. Cũng có thể do cá nhân thầy, cô thiếu giá trị và niềm tin tích cực. Hoặc có thể khủng hoảng từ cuộc sống hiện tại như: Mâu thuẫn hôn nhân, khó khăn tài chính, áp lực từ cấp trên, bởi môi trường giáo dục không hạnh phúc và áp lực vì nội dung/chương trình dạy học….
Trở lại những sự việc đau lòng gần đây, thực tế, ngày bé, chúng ta đều biết tới các hình phạt “đứng góc lớp” nhưng việc “phê bình trước tập thể”, “bêu tên trước toàn trường”… lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Dù ở góc độ nào đó, những hình phạt công khai có tác dụng “nhớ đời” với các học sinh vi phạm, và có ý nghĩa răn đe đối với những bạn khác. Thế nhưng, hình phạt đó khiến lòng tự trọng trong mỗi cá nhân học sinh bị đưa ra thách thức. Cảm giác ê chề trước đông người có thể khiến người phạm lỗi không dám tái phạm, nhưng cũng có thể khiến trẻ lì lợm hơn. Bởi, mỗi đứa trẻ luôn là những tờ giấy trắng, chúng luôn cảm nhận được những điều đẹp đẽ trong cách ứng xử, đặc biệt là thầy cô.
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì đánh thức các phẩm chất tốt đẹp, trong đó có lòng tự trọng của mỗi cá nhân học sinh, những hình phạt trước tập thể lớp, trước toàn trường lại gây nên tổn thương tâm lý khó lành, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên, khi các em đang hình thành nhân cách và “cái tôi” cá nhân. Bởi có thể có những em bị vượt ngưỡng chịu đựng, tiếp tục đẩy sự việc đi xa hơn, thậm chí đến mức đáng tiếc hơn như có hành vi bạo lực khác. Hay đau lòng là tự hủy hoại bản thân.
Dù mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng ở các nền giáo dục tiên tiến, mọi hình phạt, kỷ luật, thậm chí là điểm số đều diễn ra riêng tư giữa nhà trường và học sinh, phụ huynh. Chúng ta còn nhớ, hình ảnh một clip cô giáo tiểu học đón học sinh ở cửa lớp bằng những tín hiệu mà các em muốn được đón nhận. Sẽ không có gì vui vẻ và nhẹ nhàng hơn cho một ngày mới bằng những cái ôm, những trìu mến hay vui nhộn… Do đó, khi người thầy biết đến cảm xúc của trò, thì chắc chắn những hình thức kỷ luật hay nhắc nhở sẽ thấm thía, và có rất nhiều ảnh hưởng tới cá nhân mỗi con người sau này. Bởi người thầy, hơn tất cả, ngoài kiến thức, luôn là ngươi “ nhạc trưởng” tài ba, với cây “đũa thần” cảm hóa học trò mình.
Do đó, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong thư gửi sinh viên khi ra trường đã gửi gắm những khát vọng từ trái tim người thầy: “Tôi mong sự khởi đầu hôm nay của các em không phải bắt đầu từ sự xa hoa, hào nhoáng mà hãy bằng những điều chân thực, từ những trăn trở với người, với đời và với thời cuộc. Hãy khởi đầu bằng tình yêu thương và lòng bao dung cao cả”.
Thầy hiệu trưởng nhắn nhủ: “Bước ra đời là bước vào cuộc sống. Ở đó, có sự diệu kỳ, điều ngang trái, lạ lẫm và có cả những nỗi chán chường. Hãy yêu lấy cuộc sống và làm cho cuộc sống tốt hơn từ những điều bình dị và từ tình yêu thương để cảm hóa một con người, để họ nhận biết đúng sai.
Nhà trường, thầy cô đã cố gắng nhằm giúp các em định hình giá trị và cuộc sống là một quá trình rèn luyện. Ai lơ là, thờ ơ, ai buông xuôi chắc chắn sẽ vướng vào những điều không mong muốn. Nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp quan trọng lắm. Không yêu quý, chăm chút cho nghề mình thì làm sao có thể giáo dục được. Không ít người hỏi, liệu với đồng lương ít ỏi và khó khăn, còn nhiều học sinh mặn mà với nghề giáo hay không? Kỳ lạ thay, rất ít câu hỏi nền giáo dục sẽ về đâu nếu không có những người thầy tận tâm và giỏi giang với nghề nghiệp?
Tôi tin các em là người luôn biết ơn và trách nhiệm. Tôi cũng tin các em và thế hệ sinh viên ngày nay không chỉ sống cho riêng mình mà sẵn sàng dấn thân vì nghiệp lớn. Chắc chắn, các em hiểu rằng, giáo dục là động lực phát triển để mang lại hạnh phúc cho muôn nhà.
Tôi mong các em chắt chiu thời gian để dành cho tương lai. Ở đó không chỉ có vườn hồng đầy hoa trái mà có cả những ngày nắng hạ hanh khô, những đêm đông giá buốt. Nhưng bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời, sẽ là thầy giáo, cô giáo, sẽ là những trí thức. Hãy đi vào “tâm bão” để khôn lớn, để thay đổi cuộc đời”…
Khi trẻ căng thẳng, phụ huynh hãy là 'nhà tâm lý'
Bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em cho biết, trẻ bị stress đôi khi không phải vì áp lực học tập mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ chưa hiểu nên dễ dẫn đến bị căng thẳng, xung đột và bộc phát.
Trần Nguyễn Gia B. - học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) bộc bạch: "Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em thường chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình".
"Mỗi khi em không được điểm cao hoặc mắc lỗi gì đó ở lớp là em rất sợ về nhà vì bố em mắng xong là đánh. Em mong bố bớt nóng giận và hiểu cho sự cố gắng của em"... - chia sẻ của một học sinh lớp 9 chuẩn bị thi chuyển cấp.
Đó là chia sẻ của hai trong số rất nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu... sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà. Cá biệt, có học sinh bị trầm cảm đã không giữ được bình tĩnh nên có những hành động dại dột.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) trong tiết chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.
Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếc như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu nhau nên dễ dẫn đến bị căng thẳng, xung đột và bộc phát.
"Thông qua những bức thư gửi bố mẹ của trẻ, tôi nhận thấy: Bố mẹ cần có sự thay đổi về cách ứng xử, giáo dục con cái sao cho phù hợp; bởi thực tế giới trẻ cũng có nhiều áp lực. Áp lực này đôi khi không đến từ bố mẹ hay thầy, cô, nhà trường; mà có những em tự tạo áp lực cho mình. Hoặc áp lực từ trong cuộc sống, môi trường xã hội xung quanh...".
Bà Hương cho rằng, nếu bố mẹ không biết cách giải tỏa, ứng xử phù hợp, các em dễ rơi vào trạng thái buồn bã, luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Nếu bố mẹ lại không biết cách xoa dịu, xung đột xảy ra là điều dễ hiểu.
"Vẫn biết, trong cuộc sống bố mẹ có nhiều áp lực, nhưng chúng ta không thể đòi hỏi trẻ phải hoàn thiện bản thân. Hãy cho các em quyền được sai. Bởi có sai mới trưởng thành. Vì thế, phụ huynh phải biết cách và hãy là nhà tâm lý cho con em của mình" - bà Hương khuyên các bậc phụ huynh.
Ở khía cạnh khác, TS. Lê Minh Công - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho rằng, không chỉ có học sinh mà phụ huynh và giáo viên cũng cần được tư vấn tâm lý. TS. Lê Minh Công cho biết, những nghiên cứu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và sau COVID-19 cho thấy, giáo viên cũng gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần cần phải được chăm sóc, nhất là tại quốc gia đang phát triển và đặt kỳ vọng, gánh nặng lên vai nhà giáo như ở nước ta.
Theo ông Công, những khó khăn của giáo viên đến từ khủng hoảng hay trách nhiệm quá nhiều với vai trò là vợ hay chồng, cha mẹ mà trong thời gian giãn cách xã hội họ vẫn phải thực hiện.
Với vai trò là giáo viên, họ phải chịu áp lực về việc phải truyền tải đủ nội dung kiến thức, phải tiếp cận và học sử dụng công nghệ mà trước đây không phải thực hiện, trong khi nhiều người không có kiến thức và kỹ năng thành thục về lĩnh vực này. Ngoài việc phải dạy trực tuyến thì nhà giáo cũng phải giãn cách xã hội, có nguy cơ nhiễm COVID-19, khó khăn về tài chính... Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên cũng rất quan trọng. Thầy cô khỏe mạnh mới có thể giúp học sinh an lạc, hạnh phúc trong các giờ dạy.
TS Trần Nam Dũng: Tôi không ủng hộ việc mở trường chuyên chạy theo số lượng Dù nhà nước hay tư nhân đầu tư vào trường chuyên thì cũng nên hướng đến mục tiêu chung là định hướng và phát triển toàn diện cho học sinh. Hầu hết các địa phương hiện nay đều có chính sách đặc thù cho trường chuyên. Nhiều trường chuyên được các địa phương coi là "con cưng", "trọng điểm" và được đầu tư...