Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh: Đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, đó là những mục đích học tập mà UNESCO đề xướng cho thấy kiến thức quan trọng nhưng biết vận dụng những gì học được vào cuộc sống quan trọng hơn gấp bội.
Vì vậy, ngoài kiến thức, trang bị những kỹ năng mềm sẽ giúp các em thích ứng tốt với cuộc sống và từng bước khẳng định mình.
Các hoạt động ngoại khóa trang bị cho HS kỹ năng mềm. Ảnh: ITN
Thừa kiến thức, thiếu kỹ năng
Cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú, GV môn Ngữ văn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ với hơn 15 năm gắn bó với công việc giảng dạy chia sẻ: Có nhiều học sinh giỏi, hiểu biết và năng lực môn học tốt, tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, tuy nhiên vẫn thiếu nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống và học tập.
Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện đại, phần lớn học sinh được bao bọc, chăm sóc kỹ càng nên thiếu hiểu biết cuộc sống và các mối quan hệ xã hội xung quanh mình. Nhiều em có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, luôn chờ đợi sự sắp đặt, chăm lo của cha mẹ, thầy cô. Không ít em có thái độ sống vị kỉ, thực dụng, ít quan tâm đến những người khác… Vì vậy, giáo dục các kỹ năng và nhận thức cho học sinh rất quan trọng.
Tuy nhiên, để trang bị cho các em các kỹ năng mềm trên thực tế vẫn có những rào cản như: Thời gian để tổ chức các hoạt động tích hợp thường eo hẹp và cũng không thể thực hiện liên tục, thường xuyên. Mỗi tiết sinh hoạt của GV chủ nhiệm chỉ gói gọn trong 45 phút cho tất cả các hoạt động từ tổng kết tuần, phổ biến các kế hoạch tuần mới… Vì thế, việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp thường chỉ được thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút, và cũng có khi buộc phải rút ngắn hoặc hủy bỏ vì không có thời gian.
Về phía giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng như các nội dung về giáo dục kỹ năng mềm. Bên cạnh các học sinh tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động này còn khá nhiều em e ngại, rụt rè nên ít hòa nhập cũng như tham gia phát biểu ý kiến. Vì vậy, tình trạng hoạt động được tổ chức nhưng chỉ tập trung vào một số học sinh nhất định, còn các HS khác tham gia với tư cách là khán giả, nên chưa phát huy được hết sở trường, năng lực của bản thân.
Sôi nổi với hoạt động ngoại khóa. Ảnh: ITN
Cung cấp kỹ năng thiết thực
Video đang HOT
Với mong muốn trang bị cho HS lớp mình chủ nhiệm các kỹ năng mềm, giúp các em chủ động hơn trong học tập và sinh hoạt, cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú đã tự xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo các chủ đề khác nhau. Thời gian tối thiểu cho các buổi sinh hoạt ngoại khóa là 15 phút và tối đa là 30 phút trong giờ Sinh hoạt lớp, tối thiểu 2 lần mỗi tháng.
Các chủ để giáo dục kỹ năng cô Tú triển khai và trang bị cho HS tập trung vào những nội dung như: Hợp tác hiệu quả, định hướng chọn nghề, hãy nghe tôi nói, đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu, tư duy sáng tạo và hành vi tích cực. Nhìn chung HS hào hứng với các hoạt động này.
Theo cô Nguyên Tú, mỗi một chủ đề được GV xây dựng trên cơ sở những hoạt động tập thể, tình huống hay trò chơi đơn giản. Qua đó, học sinh được thể hiện các kỹ năng hợp tác nhóm trong học tập hoặc các hoạt động tập thể. Các em biết linh hoạt, sáng tạo trong tư duy để trình bày vấn đề trước đám đông.
Đặc biệt, với nội dung sinh hoạt “Tự đánh giá bản thân và mức độ phù hợp với các ngành nghề”, giáo viên đưa ra nội dung để thảo luận như: Tính cách, xu hướng của mỗi con người sẽ thích hợp với những nghề nghiệp khác nhau; Xác định được bản thân nằm ở nhóm tâm lý, tính cách nào có thể là một kênh tham khảo hữu ích cho việc chọn nghề nghiệp phù hợp. Sau đó HS thực hiện phiếu trắc nghiệm bản thân bằng việc trả lời câu hỏi: Vì sao lại có thực trạng chọn nhầm nghề? Việc chọn nhầm nghề sẽ dẫn đến những hậu quả nào?
Sau đó, cô và trò cùng thảo luận dựa trên tình huống đưa ra nhằm giúp HS chủ động hơn trong việc định hướng lựa chọn con đường tương lai của mình. Bên cạnh đó, thầy cô còn đề cập đến trách nhiệm của bản thân với tập thể, với gia đình và cộng đồng cũng sẽ giúp cho HS biết suy nghĩ cân nhắc trước mỗi hành động, công việc hàng ngày.
Nhiều em có điểm số các môn khoa học tự nhiên rất cao, nhưng với các công việc cần kỹ năng lại tỏ ra bị động. Thậm chí, các em không phân biệt được loại cây gặp thường ngày. Khi có bạn trong lớp bị thương tích nhẹ cũng không có kỹ năng sơ cứu đơn giản; Không ít em thiếu tự tin khi nói trước đám đông. Một số em không có kỹ năng làm việc nhóm nên dẫn đến mâu thuẫn, gây gổ trong tập thể… - Cô Nguyễn Hoàng Nguyên Tú
Hồng Vân
Theo Giáo dục & thời đại
Huế: Học sinh TP ở nhà ôn bài, học sinh nông thôn bán ngô phụ cha mẹ mưu sinh
Trong những ngày nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, nhiều em học sinh ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã phụ giúp cha mẹ mưu sinh.
Học sinh phụ giúp cha mẹ mưu sinh
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để đảm bảo an toàn cho các em học sinh từ trẻ mầm non đến THPT, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho các em học sinh nghỉ học kéo dài từ sau Tết Nguyên đán năm 2020 theo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, việc các em nghỉ học ở nhà dài ngày đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, vui chơi, học hành... của các em cũng như phụ huynh.
Mới đây nhất, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục ra thông báo cho học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ học đến hết ngày 8/3, riêng học sinh cấp trung học phổ thông sẽ trở lại trường từ ngày 2/3. Nhưng trong thời gian nghỉ, cha mẹ đi làm cả ngày nên vấn đề chăm lo sinh hoạt, nơi vui chơi giải trí, học hành hàng ngày... cho các em học sinh đã được nhiều phụ huynh từ thành thị đến nông thôn quan tâm.
Qua đó, nhiều phụ huynh đã nghĩ ra các phương pháp phù hợp để cho con an toàn, không ảnh hưởng, làm gián đoạn kiến thức của con sau khi được đi học lại.
Anh Phạm Văn Ph. (trú ở TP Huế, có con gái học lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương) chia sẻ, sau khi con gái được nghỉ học dài ngày vợ chồng anh hạn chế cho con ra ngoài vui chơi do ngại dịch bệnh và nhắc nhở con ở nhà học bài theo yêu cầu của thầy cô, lấy các đề thi trên mạng để luyện tập rồi gửi cho thầy cô xem giúp. Chỉ được đi chơi khi thời gian học xong bài và nhắc nhở con hạn chế đến nơi đông người.
Khác với học sinh ở khu vực thành thị, học sinh vùng nông thôn giúp cha mẹ bán ngô.
"Vợ chồng chúng tôi đều đi làm, con ở nhà ông tập, học bài, vui chơi... nhờ bà ngoại chăm sóc và hàng ngày vẫn theo dõi con qua camera đã lắp đặt sẵn trong nhà. Bên cạnh đó, chỉ được đi ra khỏi nhà khi có bố mẹ đi cùng" - chị Phan Thị Phấn (trú TP Huế, có 2 con gái đang học tiểu học) nói.
Khác với các em học sinh ở TP Huế, các em học sinh ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) sinh sống dọc ven bờ phá Tam Giang trong những ngày nghỉ lại đi phụ giúp cha mẹ để tăng thêm thu nhập.
"Chúng em thường học bài vào buổi tối còn ban ngày phụ giúp mẹ bán ngô kiếm thêm thu nhập" - em Phương D. (học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) cho biết.
Theo quan sát của PV, dọc theo đường TL11 gần bờ phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang vào mùa thu hoạch ngô nên nhiều em học sinh THPT đeo khẩu trang, phụ giúp cha mẹ ngồi bán ngô trên đường. Các em nhỏ thì tập trung từng nhóm nhỏ 3 - 4 em vui chơi ở các bóng cây ở đường làng ít phương tiện đi lại hoặc tự đi chơi ở các bãi cỏ trống...
Em Hồ Thị V. (trú xã Quảng Lợi, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) tươi cười nói "Sau khi được nghỉ học, ở nhà nhiều chúng em muốn gặp thầy cô, bạn bè vui chơi nhưng cha mẹ dặn không được tiếp xúc nơi đông người nên em chỉ ở nhà. Thỉnh thoảng em ra nướng cá phụ giúp cha mẹ bán nên cũng đỡ buồn hơn".
Hai em học sinh cấp 3 trú ở xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) phụ giúp mẹ nướng cá bán.
Một em đang bán cá nướng cho khách qua đường.
Các em nhỏ vui chơi với nhau trong bóng cây trên đường làng.
Một nhóm bạn ra sân cỏ tự tổ chức nướng sò để ăn.
Giáo viên chủ động liên lạc, hỗ trợ học sinh làm quen với việc ôn tập qua mạng
Trước việc các em học sinh nghỉ học, các trường yên tĩnh vắng tiếng reo hò, ồn ào của học sinh nhưng vẫn có giáo viên trực và làm vệ sinh trường lớp thường xuyên.
Trường Tiểu học số 2 Hương Xuân vẫn có thầy cô đến trường trực dù học sinh nghỉ học.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thái Hiệp - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) cho biết, ngoài việc thường xuyên liên lạc với học sinh, Phòng GD&ĐT còn yêu cầu giáo viên các trường tự phân công trực tại trường làm vệ sinh sạch sẽ, cùng phụ huynh sẵn sàng theo dõi việc học của học sinh.
Theo ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, không chỉ học sinh, giáo viên các trường cũng nhận "lệnh" chủ động trong việc liên lạc, hỗ trợ học sinh làm quen với việc ôn tập qua mạng. Yêu cầu các trường học chủ động trong việc khuyến khích học sinh chủ động tham khảo giáo án đã học và tải các bài tập thông qua mạng internet để làm rồi gửi cho giáo viên chấm, sửa.
"Sở Giáo dục và Đạo tạo khuyến khích ôn tập, làm bài qua mạng và không triển khai dạy học bài mới qua mạng bởi sẽ thiệt thòi cho những em không có điều kiện vật chất, thiết bị" - ông Tân cho hay.
Ông Nguyễn Tân đề nghị các bậc phụ huynh cũng chủ động trong việc khuyến khích, đốc thúc con chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ tránh dịch bệnh, khi trở lại trường các em học sinh sẽ vững kiến thức cũ, đồng thời dễ dàng tiếp thu lượng kiến thức mới.
Theo infonet
Nhiều thay đổi ở các trường học vì Covid-19 Nhiều thầy cô trước đây còn yếu công nghệ thông tin nhưng giờ đây đã bắt đầu biết soạn bài giảng để đưa bài lên trang học trực tuyến của nhà trường. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho rất nhiều hoạt động phải chững lại trong suốt hơn một tháng qua. Những khó khăn dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025