Giáo dục Điện Biên khỏa lấp chỗ trống giáo viên
Đối mặt với nhiều thách thức, ngành Giáo dục Điện Biên đã triển khai nhiều “kịch bản” để giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên, đồng thời chủ động thích nghi với tình hình mới.
Ảnh minh họa: Hà Linh
Nhiều giải pháp tình thế
Năm học 2021 – 2022, Điện Biên thiếu 1.639 giáo viên. Đặc biệt, do là năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2 và 6 nên nhu cầu giáo viên các môn đặc thù ( Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, tự chọn tiếng dân tộc thiểu số…) cao hơn những năm trước. Riêng nhóm này thiếu 170 giáo viên, ở cả 10/10 huyện, thị và thành phố.
Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều hơn 1 trường là chỉ đạo chung của ngành giáo dục địa phương để khắc phục vấn đề thiếu giáo viên. Việc triển khai bố trí, sắp xếp do các đơn vị Phòng GD&ĐT thực hiện, dựa trên cơ sở cân đối số lượng giáo viên từng bộ môn hiện có của mỗi trường.
Tại trường Mầm non Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà), năm học mới có 651 học sinh, 30 lớp (nhà trẻ 10 lớp; mẫu giáo 20 lớp). Với tổng số 41 giáo viên, nhà trường đang thiếu 1 người.
Cô giáo Phạm Thị Huyền Trang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để khắc phục tình trạng này, trường đã tăng sĩ số học sinh tại mỗi lớp, đồng thời thực hiện giãn giáo viên tại điểm bản thuận lợi để bố trí giảng dạy tại lớp thiếu. Đối với nhóm trẻ mẫu giáo, sắp xếp 3 giáo viên phụ trách 2 lớp.
Video đang HOT
“Để khích lệ tinh thần và hỗ trợ kịp thời giáo viên khắc phục khó khăn, Ban giám hiệu nhà trường đã phân công lãnh đạo phụ trách chủ nhiệm cùng. Trên cơ sở đó giảm áp lực cho giáo viên, đảm bảo công tác dạy và học theo yêu cầu” – cô Trang cho hay.
Với huyện Mường Chà, năm học này có 1.154 giáo viên, trong đó bậc học mầm non thiếu 19 người. Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện, trước khi vào năm học mới đơn vị đã tiến hành rà soát, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình.
“Trên cơ sở thống kê thực tế, phòng chủ đồng tìm giải pháp cân đối, bố trí. Trước mắt, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị bố trí 1 giáo viên/lớp đối với những lớp có định mức biên chế là 1,5 – 2 giáo viên/lớp. Đồng thời, phòng cũng đã tham mưu với các cấp lãnh đạo để tuyển dụng bổ sung” – ông Long chia sẻ.
Tại huyện biên giới Nậm Pồ, theo Trưởng phòng GD&ĐT Ngô Xuân Chiến, năm học này huyện thiếu 120 giáo viên mầm non. Để chủ động đảm bảo công tác dạy học theo yêu cầu, đã có 28 giáo viên được điều động giữa các đơn vị trường. Việc thực hiện được cân đối theo tình hình thực tế của từng trường, từng lớp, trên tinh thần đảm bảo tối thiểu 1 giáo viên/lớp.
Được biết, trong năm học 2020 – 2021, ngành GD&ĐT Điện Biên đã thực hiện tuyển mới 360 giáo viên các cấp. Trong đó, có 171 giáo viên mầm non. Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Thái Nguyên, bồi dưỡng nghiệm vụ sư phạm cho 80 giáo viên Tiếng Anh nhằm chuẩn hóa đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều hơn 1 trường là giải pháp giải quyết khó khăn về giáo viên. Ảnh: Hà Linh
Đẩy mạnh chuyển đổi số
Với tinh thần chủ động thích ứng, trước khi bước vào năm học mới, Trường THCS Trần Can (TP Điện Biên Phủ) đã tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên về kỹ năng, phương pháp dạy học online. Đồng thời hướng dẫn cách tổ chức dạy học trực tuyến trên các nền tảng công nghệ khác nhau, như: Google Meet, Google Classroom, Zoom…
Ngay trong tuần học đầu tiên, trường tổ chức triển khai dạy học trực tuyến 2 buổi/tuần (vào các buổi chiều thứ 5 và thứ 7), cho học sinh khối 8, 9. Để học sinh có thời gian làm quen và thích ứng với phương pháp này, nhà trường chỉ triển khai 4 tiết học, thuộc các môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ và Tin học. Trường đã có 85% học sinh tham gia.
Đặc biệt, trong quá trình dạy và học trực tuyến, Ban giám hiệu nhà trường đều có tài khoản tham gia vào các lớp học trực tuyến của giáo viên. Qua đó nắm bắt quá trình học tập, tâm tư, nguyện vọng của học sinh để có chỉ đạo điều chỉnh kịp thời.
Em Vũ Minh Anh, học sinh lớp 9A1, chia sẻ: “Mặc dù mới làm quen với học online, nhưng chúng em đều bắt nhịp được. Không đến lớp trực tiếp, song kiến thức cơ bản đều được thầy cô trang bị đầy đủ. Mỗi bạn được khuyến khích tự sáng tạo. Các thầy cô ghi nhận, rồi giải đáp thắc mắc và điều chỉnh cho tiết dạy sau”.
Một số trường học vùng thuận tiện đã bước đầu triển khai thí điểm dạy học trực tuyến.
Trường THPT thị xã Mường Lay hiện có trên 600 học sinh thuộc các xã, phường trên địa bàn và một số huyện lân cận của tỉnh Lai Châu theo học. Thầy Hoàng Công Huy – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Dù đang triển khai dạy học trực tiếp, song trường cũng tổ chức biên soạn giáo án để dạy học theo hình thức trực tuyến trong trường hợp phải giãn cách xã hội. Tất cả công tác chuẩn bị đã sẵn sàng.
“Đến thời điểm này, các bài giảng của từng môn học theo phân phối chương trình đã được đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn của nhà trường biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu và trọng tâm” – thầy Huy cho hay.
Theo ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên, cuối Quý I/2021, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu ngành đề ra là đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong công việc; 20% trường phổ thông áp dụng thành công mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản…
Thách thức dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là ở vùng khó. Song đây cũng là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số toàn ngành. Từ đó, góp phần tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập.
Toàn ngành GD&ĐT Điện Biên hiện có hơn 3.300 máy tính sử dụng cho công tác văn phòng; hơn 7.800 máy tính phục vụ dạy và học; gần 3.500 phòng học có máy chiếu và nhiều thiết bị công nghệ khác; 100% trường học đã thực hiện kết nối internet băng thông rộng, kết nối mạng LAN… Trong công tác quản lý điều hành, 100% đơn vị trực thuộc được trang bị đủ thiết bị đầu cuối phục vụ họp trực tuyến; hệ thống dịch vụ công được tích hợp trên trang thông tin điện tử của ngành…
Điện Biên: Gần 1.000 suất học bổng "Vì em hiếu học" cho học sinh nghèo học giỏi
Gần 1.000 học bổng "Vì em hiếu học" vừa được Viettel Điện Biên trao tặng cho học sinh nghèo học giỏi. Nguồn động lực này sẽ hỗ trợ học sinh tiếp tục nỗ lực vượt khó vươn lên.
Ông Vừ A Bằng (áo trắng) - Phó chủ tịch UBND tỉnh và Thượng tá Vi Tiến Cường - Giám đốc Viettel Điện Biên trao học bổng cho học sinh huyện Điện Biên.
Ngày 2/10, Sở GD&ĐT tỉnh phối hợp với Viettel Điện Biên tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2021-2022.
Năm học này, Viettel trao tặng 990 suất học bổng "Vì em hiếu học" cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại 99 xã trên địa bàn 9 huyện của tỉnh Điện Biên. Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng. Đây là món quà mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel muốn dành tặng học sinh hiếu học với hy vọng góp phần động viên giúp các em có cơ hội vươn lên trong học tập.
Chương trình khuyến học "Vì em hiếu học" được Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện từ năm 2014, cam kết kéo dài trong 10 năm với tổng kinh phí 260 tỷ đồng. Qua 7 năm triển khai Viettel Điện Biên đã trao tặng 7.210 suất quà tổng giá trị hơn 7 tỷ đồng cho học sinh nghèo.
Tại buổi lễ, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trân trọng cảm ơn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã dành sự quan tâm đến học sinh nghèo của các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ông Bằng cho rằng món quà này càng có ý nghĩa hơn khi được trao vào dịp đầu năm học. Đây sẽ là nguồn động viên khích lệ, giúp các em phấn đấu hơn nữa trong học tập.
Dòng họ hiếu học nơi "Thập tầng đại sơn" Ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), mảnh đất cực Tây của Tổ quốc với núi non hùng vĩ đã bao lần trở mình, thay áo mới. Ông Pờ Dần Xinh cùng trao đổi với bộ đội biên phòng về việc giữ gìn, bảo vệ an ninh biên giới. Trên mảnh đất xa xôi ấy, những người con trong dòng họ...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoàng tử George thừa hưởng một khả năng đặc biệt từ Vương phi Kate khiến ai cũng phải chú ý mỗi khi xuất hiện
Netizen
15:16:26 14/04/2025
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại
Thế giới
15:12:15 14/04/2025
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ
Sao việt
13:08:09 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025