Giáo dục địa phương: Sẽ dạy gì từ năm học tới?
Nội dung giáo dục địa phương của cấp tiểu học đã được quy định cụ thể để các địa phương chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho năm học tới.
Địa phương giáo dục những gì?
Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về:
- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
- Địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
Video đang HOT
Ngoài việc tích hợp nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh… góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
Làm gì để thực hiện biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương?
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, ở cấp tiểu học, Sở GDĐT thực hiện một số nội dung:
- Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học (có nội dung giáo dục của huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; của xã/phường/thị trấn gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh trên địa bàn) đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Hoạt động trải nghiệm và được tích hợp trong dạy học các môn học trong chương trình GDPT 2018, phù hợp từng lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.
- Tổ chức thẩm định tài liệu, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học và báo cáo Bộ GDĐT về tài liệu đã được phê duyệt.
Về tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020-2021, Sở GDĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch triển khai (trong kế hoạch của nhà trường) và tổ chức thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học ở tiểu học.
Song Nguyên
Theo vietnamnet
Ninh Bình: Ban hành kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch số 56/KH-SGDĐT triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển; truyền thống quê hương; lễ hội; nghệ thuật truyền thống; di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương; địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an ninh xã hội; giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
Yêu cầu về nội dung là cụ thể hóa được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí...) ở từng lớp cấp Tiểu học.
Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp, vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tài liệu về nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được sưu tầm, biên soạn đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm bảo chính xác và yêu cầu của xuất bản phẩm tham khảo; được sử dụng và quản lí theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TTBGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,... của tỉnh Ninh Bình được xây dựng theo 8 chủ đề: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật tiêu biểu; Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Di tích lịch sử; Phong tục tập quán...
Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi tiết,báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách của địa phương hằng năm để thực hiện tổ chức biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo quy định hiện hành.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Bộ GDĐT sắp công bố sách giáo khoa mới nhưng điều gì quan trọng nhất với phụ huynh? Sách giáo khoa được xem như là tài liệu quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu của các chương trình đào tạo. Có thể là sự khập khiễng khi so sánh các nền giáo dục với nhau, nhưng tất cả đều chung một điểm là để thực hiện các mục tiêu đào tạo đều cần phải có sách giáo khoa và...