Giáo dục để trẻ “tỏa hương” giữa đời
Chúng ta than phiền về tình trạng học sinh hư, tuổi trẻ sống vô cảm, kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đừng quá bi quan khi nghĩ về tuổi trẻ.
Giáo dục đúng cách, trẻ sẽ trở thành người có ích. Ảnh: Văn Toản
Mầm sống yêu thương bao giờ cũng đâm chồi nảy lộc ở trong thế giới tâm hồn của các em.
Chú trọng dạy chữ gắn với dạy người
Có nhiều cách để giáo dục lòng yêu thương con người, lối sống nhân ái, nhân văn ở các em. Lồng vào trong những bài học trên lớp, nhất là các môn khoa học xã hội để đem đến cho học sinh những câu chuyện tình người. Những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, qua các câu lạc bộ đội, nhóm với nhiều hình thức hoạt động khác nhau theo phương châm mưa dầm thấm đất, để cảm hóa các em về đạo lý sống tốt đẹp.
Trong các buổi sinh hoạt tập thể như giờ chào cờ đầu tuần hay trong các chương trình phát thanh giữa giờ, nên đưa vào nội dung những bài viết cảm động về câu chuyện tình người, từ đó cho các em thấy rằng, dù thời đại nào cũng vậy cần lắm người với người sống để yêu nhau.
Còn nhớ buổi chào cờ sáng thứ 2 (18/11/2019) ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế là ông Phan Ngọc Thọ đến tham dự, tặng hoa chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam; cùng với món quà dành tặng cho thầy và trò đó là một buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống “Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô” do cố vấn cấp cao Nguyễn Thành Nhân diễn thuyết.
Những câu chuyện kể của thầy Nhân hôm đó đã làm lay động nhiều trái tim bạn trẻ bởi tính nhân văn và sự gần gũi của nó. Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt của các em, những giọt nước mắt lăn dài trên má, có em khóc nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự biết ơn, sự hối lỗi… Chứng kiến niềm xúc động đó, tôi thầm nghĩ đừng đổ lỗi cho tuổi trẻ hôm nay vô cảm.
Một trong những cách giáo dục có hiệu quả nhất là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lời nói phải đi đôi với việc làm, hành động cụ thể. Nghĩa là không chỉ rao giảng, tuyên truyền bài học tình thương bằng lý thuyết sách vở, giáo viên cần linh hoạt, chịu khó tổ chức cho học sinh tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhân đạo khác nhau. Chính các em là nhân vật chính trong các hoạt động đó. Thay vì ngồi trong phòng, trong lớp, chúng ta có thể cho học sinh thâm nhập, trải nghiệm thực tế sống động bằng nhiều việc làm khác nhau trong cuộc sống.
Chẳng hạn ở Trường Tiểu học Phường Đúc – Huế, phong trào nuôi heo đất được phát động hằng năm. Mỗi lớp đều có một con heo đất, những ngày giáp Tết heo đất được mổ ra và những món quà tình thương đến với trẻ em nghèo vùng cao, vùng sâu. Cô giáo Ngô Thị Xuân Ninh, giáo viên Trường Tiểu học Phường Đúc – Huế chia sẻ: “Chính phong trào nuôi heo đất đã giáo dục ý thức tiết kiệm trong học sinh, đồng thời các con sẽ thấy được việc làm của mình có ý nghĩa giúp các bạn nghèo mỗi dịp Tết đến xuân về”.
Gần gũi để hiểu và định hướng các em tốt hơn. Ảnh: Văn Toản
Video đang HOT
Gần gũi, đồng hành và định hướng cho trò
Với quan niệm, học trò thành công là học trò có kỹ năng sống tốt chứ không phải có bảng điểm đẹp, thầy giáo Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, thành phố Huế luôn tập trung trang bị kỹ năng sống cho học sinh qua các buổi hội trại, sinh hoạt chuyên đề. “Trách nhiệm của người thầy, người cô hết sức cao cả. Không chỉ giỏi về chuyên môn mà thầy cô còn là người anh, người chị, người bạn, người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội”, thầy Sơn bày tỏ.
Thầy Sơn nổi tiếng là người giàu tình yêu thương khi thầy đã trực tiếp giúp đỡ cho nhiều học sinh nghèo mà hiếu học. Nhẹ nhàng, cần mẫn cho từng em có hoàn cảnh khó khăn, thầy không chỉ trao cho các bạn tiền, quà mà là dạy những bài học từ cuộc sống. Mỗi lần đến giúp đỡ một bạn nào đó, thầy tập trung khoảng 30 học sinh trong trường cùng theo thầy tham gia.
Thầy kể, “chứng kiến hoàn cảnh khổ cực, rồi tận mắt nhìn thấy ngôi nhà rách nát của bạn mình, nhiều em cảm động thực sự. Qua hôm sau, thầy chẳng cần nhắc nhở, các em tự động đến phụ hồ, dọn dẹp. Có những em góp những đồng tiền tiết kiệm để mua gạch xây nhà cho bạn. Phụ huynh thấy con cái mình ngoan sau những chuyến đi nên họ nhiệt tình ủng hộ”.
Cô giáo Phương Mai dạy học ở một trường THPT huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) vui vẻ kể: “Trong một lần kiểm tra môn Ngữ văn ở lớp 10, tôi ra đề: Rung động từ trái tim trước cuộc sống hôm nay. Mang bài về nhà, lật giở từng trang viết, tôi bắt gặp những rung cảm đẹp, chân thành của các cô cậu học trò mình. Các em quan sát tinh tế, lắng nghe bao điều giản dị mà yêu thương từ cuộc sống xung quanh…
Làm công tác chủ nhiệm, giáo viên phải luôn chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cũng như bồi đắp tâm hồn rộng mở cho các em. Vào các tiết sinh hoạt lớp, ngoài những thông báo, dặn dò các hoạt động của lớp, của trường, cô giáo Trần Thị Hà ở Phong Điền thường sưu tầm những bài báo viết về những việc làm tử tế, những tấm gương vượt khó để đọc cho các em nghe.
Ngoài giờ học, thỉnh thoảng thầy Trần Thịnh ở Huế tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động thiện nguyện để trăm nghe không bằng một thấy, từ đó dễ dàng giáo dục học sinh hơn. Thầy chia sẻ: “Một ngày đầu tháng cuối năm tôi tổ chức cho các em đến thăm hỏi, giao lưu với trẻ mồ côi, khuyết tật đang được các sơ chăm sóc, nuôi dưỡng ở Mái ấm hy vọng cộng đồng Mến thánh giá 560 Bùi Thị Xuân – Huế.
Được tận mắt nhìn thấy những trẻ em bất hạnh, được nghe các sơ ở đây kể về hoàn cảnh của các em, nhiều học sinh thật sự xúc động và rơi nước mắt. Em Diễm Trinh lớp 11 tâm sự: “Tội nghiệp các em quá, em thấy mình quá may mắn vì được sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc, hằng ngày được bố mẹ chăm sóc, yêu thương” .
Xin đừng vội gán cho các em chứng này, tật nọ, bệnh kia… Nếu chúng ta biết cách giáo dục, uốn nắn và định hướng kịp thời thì chắc chắn những mầm xanh kia sẽ là hoa thơm, quả ngọt, tỏa hương giữa cuộc đời.
Dừng học 1 năm để học sinh biết lỗi: Sao buông tay?
Các chuyên gia đều cho rằng, dừng học 1 năm với hai nam sinh quay lén bạn nữ thay đồ là chưa khoa học.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) vừa thống nhất quyết định hình thức kỷ luật tạm dừng học tập 1 năm đối với hai nam sinh lớp 12 quay lén một nhóm nữ sinh lớp 10 thay áo dài trong nhà vệ sinh trường này.
Trường THPT Giồng Ông Tố, quận 2 nơi xảy ra sự việc nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ. Ảnh: PLO
Clip đã được phát hiện và xóa kịp thời, chưa bị phát tán ra ngoài, tuy nhiên, nhận định đây là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, có thể gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy, nhà trường đã quyết định tạm dừng học thời gian dài để hai nam sinh này chiêm nghiệm, suy nghĩ về những gì mình đã gây ra.
Nêu quan điểm cá nhân, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, hành vi của hai nam sinh này là sai, cần phải bị phê phán và xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, xử lý như thế nào để vừa bảo đảm tính giáo dục nhưng vẫn đủ sức răn đe thì cần phải phân tích cụ thể hành vi cũng như động cơ sai trái của hai nam sinh này rồi mới kết luận, kỷ luật.
Vị PGS cho hay, điều may mắn nhất là video được phát hiện kịp thời, không bị phát tán ra ngoài, điều này đã giúp ngăn chặn kịp thời những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng không vì thế mà không xem xét xử lý.
Đồng tình với quan điểm, một nam sinh lớp 12, đã 17-18 tuổi, tức là đã có nhận thức và ý thức về hành vi của mình. Mặc dù vậy, bàn tay ai cũng có ngón ngắn, ngón dài, không phải lúc nào học sinh cũng ngoan và tất cả học sinh đều ngoan. Vì điều này, mới cần tới vai trò của ngành giáo dục, ở đây chính là cách giáo dục, phương pháp giáo dục thế nào để có thể cảm hóa từ một học sinh hư thành học sinh ngoan, có ích cho gia đình và xã hội.
Do đó, ông mong muốn trước thực hiện các biện pháp kỷ luật, nhà trường và phụ huynh cần phân tích, đánh giá rất thận trọng về mặt tâm lý, hành vi cũng như động cơ của hai nam sinh trước khi quyết định. Vì nhiều trường hợp phạm lỗi do tò mò, do nghịch ngợm, do suy nghĩ chưa thấu đáo chứ chưa chắc phạm lỗi vì mục đích sâu xa khác. Hơn nữa, khi được mời làm việc, cả hai nam sinh cũng đã nhận lỗi, nhận lỗi là có ý thức biết sai, biết sai sẽ còn hy vọng được sửa.
Việc ra quyết định kỷ luật tạm dừng học 1 năm được PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính cách, tương lai của các học sinh này.
"Học sinh tới trường hàng ngày, dưới sự giám sát, giáo dục của gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè mà còn mắc lỗi, nếu cho học sinh nghỉ học hẳn một năm thì làm sao quản lý, giáo dục được?
Vai trò của ngành giáo dục không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy học sinh những kỹ năng, kiến thức để làm người, thế nhưng, học sinh sai, học sinh không ngoan thay vì tìm cách giáo dục nhà trường lại lựa chọn cách cho nghỉ học, trả về gia đình thì vai trò giáo dục ở đâu nữa?
Thả nổi học sinh suốt một năm không đến trường, không phải chịu áp lực trong học tập, bài vở liệu có đẩy học sinh đi từ sai lầm này tới tội lỗi khác?
Tôi lo ngại với hình thức kỷ luật của nhà trường, bởi lẽ khi chúng ta có cơ hội nắm được học sinh, có cơ hội giáo dục, cảm hóa học sinh thì chúng ta lại không làm. Thay vào đó lại lựa chọn một giải pháp kỷ luật mang tính tiêu cực hơn, đẩy học sinh xa nhà trường hơn, xa giáo dục hơn thì sau một năm đó liệu học sinh có còn muốn quay lại trường nữa không? Một năm sống tự do với vết nhơ và tai tiếng liệu có khiến các em lấn sâu hơn vào con đường sai trái, có gây hại cho chính bản thân các em, cho gia đình và cả xã hội không?
Vì điều này, tôi rất mong hội đồng kỷ luật nhà trường, phía phụ huynh và cả các em học sinh nên cho hai em này cơ hội, tìm một giải pháp kỷ luật hiệu quả hơn", vị chuyên gia trăn trở.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cũng cho rằng hội đồng kỷ luật nhà trường nên xem xét kỹ tính cách, lỗi lầm của hai nam sinh này trong suốt quá trình học tập tại trường để có đánh giá cụ thể hơn. Quan trọng hơn, ông Lâm cho rằng các biện pháp kỷ luật phải thực hiện theo khung, theo quy định đã được ban hành.
"Sai lầm của học sinh có lặp lại nhiều lần không? Động cơ, mục đích là gì? Có những hành vi sai phạm khác không? Rất cần phải được làm rõ.
Tiếp theo là quy chế khen thưởng, kỷ luật của Bộ GD-ĐT mới không cho phép đuổi học học sinh trong thời gian dài, với những sai phạm nghiêm trọng hình thức kỷ luật là tạm dừng học tối đa 2 tuần. Như vậy, nếu cho học sinh nghỉ học 1 năm, nghĩa là nhà trường đã vượt qua quy định của Bộ GD-ĐT, việc này phải được sự cho phép của cơ quan quản lý cấp cao hơn", ông Lâm lưu ý.
Kiên nhẫn, cảm hóa, thay vì buông tay
Nói thêm về biện pháp kỷ luật với học sinh những học sinh cá biệt, không ngoan, PGS Trần Xuân Nhĩ lấy kinh nghiệm nhiều năm của một nhà giáo, một người làm quản lý nhấn mạnh biện pháp xử lý kỷ luật hiệu quả hơn cả không phải là hình thức kỷ luật thép mà chính là kiên trì, kiên nhẫn để cảm hóa.
Kể lại câu chuyện thời kỳ ông còn làm Hiệu trưởng, PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết, ông cũng đau đầu nghĩ cách đối phó với một học sinh có hoàn cảnh và tính cách cá biệt.
Ông kể, quy định của nhà trường trong ký túc xá là học sinh phải ăn ở ngăn nắp, gọn gàng, ngủ dậy phải gấp chăn màn, xếp giày dép ngay hàng thẳng lối.
Hầu hết các học sinh trong ký túc xá đều chấp hành rất nghiêm túc, duy nhất chỉ có một trường hợp ngủ dậy là lật chiếu, cuộn tròn chăn màn, không cần gấp gọn, không cần xếp lớp, nhất định không chấp hành quy định của trường.
Bộ phận quản lý cũng như học sinh có phản ứng gay gắt vì việc làm của học sinh này đã ảnh hưởng tới môi trường, không gian sinh hoạt chung của cả khu ký túc xá và còn vi phạm nghiêm trọng nội quy của trường. Nhiều ý kiến yêu cầu không cho học sinh này ở trong ký túc xá nữa.
Ông đã chịu áp lực rất lớn, vì quy định nhà trường đã có, học sinh đã vi phạm nhiều lần, nhà trường đã nhắc nhở, phê bình nhưng không thay đổi. Xét về quy định, nhà trường hoàn toàn có thể đuổi học sinh này ra khỏi ký túc xá để bảo đảm tính kỷ luật trong trường.
Tuy nhiên, sau khi kiên nhẫn tìm hiểu, trò chuyện, ông được học sinh kể rằng, sự luộm thuộm của em ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh, do thói quen từ nhỏ nên đã ăn sâu vào tiềm thức khiến em ấy không dễ bỏ được.
"Tôi được biết, gia đình em ấy có điều kiện khá giả, ngay từ nhỏ đã được sống riêng phòng, vì thế, mọi hoạt động, sinh hoạt của em ấy trong phòng riêng đều diễn ra theo ý của em ấy và không ai can thiệp. Khi ở phòng riêng, em này vẫn để nguyên chăn màn cho tiện hôm sau đỡ mất thời gian.
Tuy nhiên, tôi đã giải thích cho em ấy hiểu, đó là thói quen cá nhân, khi em ấy sống một mình với phòng riêng của cá nhân em ấy, còn ở đây trường học, em ấy đang sống giữa một tập thể vì thế, thói quen đó phải thay đổi.
Cùng với việc giải thích cho em ấy hiểu, tôi đã bố trí người giúp đỡ, hướng dẫn, nhắc nhở, và sau một năm em ấy đã thay đổi, trở thành một học sinh có thói quen sinh hoạt bình thường như những học sinh khác.
Nếu lúc đó nhà trường cũng lựa chọn giải pháp đuổi học sinh ra khỏi ký túc xá thì có khác nào đang tạo điều kiện cho thói hư, tật xấu của học sinh có cơ hội xấu hơn, hư hơn, như vậy là không nên", PGS Trần Xuân Nhĩ nhắn nhủ.
Thầy giáo chuyên cai nghiện game cho "học trò hư" Khoảng chục năm nay, cứ lớp nào có nhiều học sinh cá biệt là Trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại giao cho thầy Hoàng Đức Mạnh làm giáo viên chủ nhiệm. Thầy nổi tiếng "mát tay" khi cảm hóa được nhiều học sinh hư, thường xuyên bỏ học, mê game quay lại trường lớp, thi đỗ ĐH. Thầy Mạnh...