Giáo dục đào tạo nghề vẫn gặp khó
Nhiều năm qua, cứ tới đợt tuyển sinh, các trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề lại gặp muôn vàn khó khăn. Kể cả khi các trường tìm tòi những hướng đi mới, ví dụ như mở những ngành nghề có nhu cầu lao động cao…
Đặc biệt, kỳ tuyển sinh năm 2020 này, các trường ĐH được trao thêm quyền, tiến tới tự chủ trong tuyển sinh thì các trường nghề lại càng khó khăn hơn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hiện nay, hầu hết các thí sinh chỉ sau khi không tìm được cánh cửa vào một trường ĐH nào đó mới bắt đầu nghĩ tới việc học cao đẳng, trung cấp nghề. Trong khi đó, nhiều trường ĐH có chính sách tuyển sinh rất dễ dàng. Thậm chí chỉ cần thí sinh nộp hồ sơ (sau khi đậu tốt nghiệp THPT) là có thể vào ĐH.
Thế nên, rất ít trường nghề có thể cạnh tranh tuyển sinh với các trường ĐH. Một hiệu trưởng trường trung cấp dạy nghề ở TPHCM cho biết, mấy năm gần đây dù được cơ quan quản lý phân luồng bằng cách cho phép trường nghề tuyển sinh từ bậc THCS ( tốt nghiệp THCS) và có thể liên thông lên ĐH sau khi học nghề nhưng tình trạng tuyển sinh của trường nghề cũng không có nhiều thay đổi.
Thực tế cho thấy tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) đi học nghề và đi làm không cao, không như dự tính của cơ quan quản lý. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là độ tuổi tốt nghiệp THCS (15 tuổi) chưa thực sự thích hợp để đi học nghề. Hầu hết thí sinh vẫn tiếp tục học THPT sau đó mới bắt đầu có lựa chọn nghề nghiệp. Thế nhưng, khi tốt nghiệp THPT thì việc cạnh tranh giữa các trường nghề và trường ĐH lại không công bằng. Nhiều trường nghề từng kiến nghị cơ quan quản lý có biện pháp phân luồng ở thời điểm này, thay vì thời điểm thí sinh mới tốt nghiệp THCS.
Tình trạng sinh viên trường ĐH thất nghiệp nhiều và thiếu lao động nghề có trình độ đã tồn tại nhiều năm và gây mất cân bằng cơ cấu lao động và một số hệ luỵ xấu cho xã hội. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, không có cách gì khác là đẩy mạnh việc dạy nghề và hạn chế chỉ tiêu ngành nghề đào tạo ở các trường ĐH. Thế nhưng, nhiều năm qua, chỉ tiêu đào tạo bậc ĐH vẫn không giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên bậc ĐH vẫn cao. Hậu quả là các trường nghề dù muốn tuyển sinh và nhu cầu thực tế luôn ở mức cao nhưng lại gặp khó khăn thu hút thí sinh.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục giảng dạy trực tuyến
Trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tổ chức giảng dạy, học tập bằng hình thức trực tuyến.
Đây là nội dung được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước tình hình mới, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Theo đó, việc tiếp tục phát huy những kết quả về đào tạo trực tuyến không chỉ để ứng phó trong thời kỳ dịch bệnh mà cần đẩy mạnh thành một xu hướng đào tạo mới trong tương lai nhằm phát huy nội lực và các điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo điều kiện cho người học được chủ động về không gian, thời gian, địa điểm và có nhiều lựa chọn học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cá nhân.
Do vậy, theo Bộ LĐ-TB&XH, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước hết cần tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) và thực hiện việc số hóa toàn bộ các hoạt động quản lý, đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục giảng dạy trực tuyến
Tiếp đó, các trường cần lựa chọn, đẩy nhanh việc số hóa các nội dung học tập đồng thời với việc thiết kế, xây dựng chương trình giảng dạy trực tuyến đối với các môn học, mô đun, tín chỉ phù hợp trong chương trình đào tạo chuyên môn ngành, nghề; tổ chức giảng dạy trực tuyến các nội dung lý thuyết, các môn học chung bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập trên các nền tảng công nghệ số.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có sự phối hợp để cho phép người học có thể đăng ký học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác nhau nhưng vẫn được công nhận kết quả học tập, không phải học lại và đóng học phí đối với các nội dung đã học.
Ngoài ra, các cơ sở cho phép học sinh của các trường THCS, THPT, công nhân, người lao động, người lao động ở nước ngoài được đăng ký học trước một số môn học, mô đun, tín chỉ phù hợp theo hình thức trực tuyến, kết quả học tập được tích lũy và công nhận khi ghi danh vào học chính thức tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào đó.
Phương án nộp học phí online, giảm học phí cho người học khi đăng ký học trực tuyến và có chế độ chính sách phù hợp đối với nhà giáo tham gia giảng dạy trực tuyến cũng cần phải cân nhắc, tính toán.
Chông chênh tuổi 15 vào trường nghề - Bài 3: Nơi nhiều học sinh ra trường có việc làm ngay Công tác phân luồng nặng hình thức, trường nghề tràn lan, thiếu chính sách thu hút việc làm... là những rào cản khiến chất lượng dạy nghề cho học sinh sau lớp 9 thấp. Theo đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (HS) trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 của Chính phủ, đến năm 2020...