Giáo dục – đào tạo: Khởi nguồn về nhân lực chất lượng cao
Theo ông Đặng Tự Ân-Giám đốc Quỹ quốc gia đổi mới GDPT, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT): GD-ĐT vừa là cái nôi, vừa là nơi khởi nguồn tạo ra nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao.
Ông Đặng Tự Ân trong chuyến công tác thực tế. Ảnh: Sỹ Điền
Những đóng góp của ngành Giáo dục
Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã có những đóng góp đáng kể vào thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực (NL) và nhân lực chất lượng cao (NLCLC).
Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: chuyển mạnh từ việc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.
Mục tiêu này chính là hướng tới tạo ra một thế hệ học sinh có đủ điều kiện thực hiện chiến lược phát triển nguồn NL, đặc biệt NLCLC. Giáo dục phổ thông đã thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình hội nhập trên thế giới. Học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện khả năng nguồn nhân lực.
Đối với các trường đại học và trường chuyên nghiệp đã xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn NLCLC và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước. Những giải pháp trên gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng hệ thống các trường phổ thông và đại học chất lượng cao làm mũi nhọn, tiên phong cho việc rèn luyện, đào tạo những thế hệ học sinh, sinh viên đáp ứng các yêu cầu cần đạt được trong chiến lược con người, chiến lược tạo nguồn NL và NLCLC.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
GD-ĐT: chiến lược đột phá của mỗi quốc gia
Ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh, GD-ĐT có vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính chiến lược đột phá của mỗi quốc gia trong việc phát triển và cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (NLCLC) trong GD-ĐT cần phải đồng bộ và xuyên suốt trong cả hệ thống giáo dục quốc dân.
Cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, kể cả giáo dục bậc học mầm non, mẫu giáo. Nhà nước và xã hội rất mong đợi ở sự thay đổi bản thân ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng; tạo điều kiện cho người học phát huy hết tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cần hiểu sâu sắc và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “. . . một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.
Những phẩm chất nhân cách của con người mới là yếu tố cơ bảo đảm chất lượng nguồn NL. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình nào của chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Phát triển trí tuệ người học phải song hành, hài hòa giữa trí tuệ logic và trí tuệ cảm xúc, giữa “mở trí” và “mở lòng” cho tất cả người học trẻ tuổi.
Ảnh minh họa
Trước đây, chúng ta ưu tiên: Sau khi học xong, người học nhớ được những gì và khi thi có đạt kết quả cao hơn không. Giáo dục đổi mới ngày nay lại chú trọng việc người học thông hiểu và giải quyết những vấn đề đặt ra, theo nhu cầu của cuộc sống và thích ứng với cuộc sống thường xuyên thay đổi. Rõ ràng ngay từ khi còn học phổ thông, học sinh đã được chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp và tâm thế để bổ sung vào lực lượng NLCLC.
Đối với giáo dục trên đại học, đại học, cao đẳng và hệ thống dạy nghề. Ông Đặng Tự Ân viện dẫn, theo báo cáo khoa học, khi học sinh kết thúc giai đoạn giáo dục phổ thông cần được học tiếp để bổ sung vào nguồn NLCLC. Các trường chuyên nghiệp cần đổi mới quá trình đào tạo theo hướng:
Có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; hai tiêu chí trước là điều kiện cần để đánh giá chất lượng NL, còn điều kiện đủ là khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay.
Những sinh viên tốt nghiệp ra trường, bổ sung vào nguồn NLCLC cần phải có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Đồng thời có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn NLCLC.
Mỹ chú trọng giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục không chỉ nhằm chuẩn bị lực lượng lao động, mà còn mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp. Dưới đây là những kỹ năng thường xuyên được dạy trong các trường học tại Hoa Kỳ.
Giáo dục dinh dưỡng đã được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển nhận thức được cải thiện và ít hành vi bộc phát hơn ở trường. Ảnh: Educationusa
Giao tiếp
Không chỉ là bí quyết cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, kỹ năng giao tiếp thường xuyên nằm trong danh sách các kỹ năng mềm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Hơn nữa, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhiều khi học được cách lắng nghe, quản lý xung đột và thể hiện bản thân. "Nhiều người coi thường xung đột", Tiến sĩ Tâm lý Carol Morgan viết trong một bài báo cho HuffPost: "Xung đột là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống và học cách giao tiếp hiệu quả". Chiến lược hợp tác mà Morgan mô tả: "Là một phương pháp cần thiết để biến xung đột thành một thứ gì đó hữu ích hơn là một thứ phá hoại".
Kiến thức tài chính
Kỹ năng giao tiếp thường xuyên nằm trong danh sách các kỹ năng mềm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Ảnh: OFX
Hàng năm, Cục Dự trữ Liên bang phát hành Báo cáo về Sức khỏe Kinh tế của các hộ gia đình Mỹ. Vào năm 2019, 40% người trưởng thành cho biết họ không thể chịu khoản chi phí bất ngờ 400 USD nếu không vay tiền hoặc bán một số tài sản. Nói về nợ, gần 25% người Mỹ chậm trả các khoản vay SV của họ. Và ít hơn 20% người trưởng thành cảm thấy hài lòng với tài khoản hưu trí của họ.
Xem xét chi phí đại học ở Mỹ, thật không công bằng khi yêu cầu SV vay các khoản vay kéo dài hàng thập kỷ mà họ chưa được dạy về loại tác động nào sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. SV tốt nghiệp đại học Mỹ hiếm khi có các kỹ năng tài chính cần thiết để quản lý các khoản vay thường xuyên bên cạnh việc thanh toán các hóa đơn khác.
Trí tuệ cảm xúc
Theo nhà nghiên cứu John Mayer (Mỹ), trí tuệ cảm xúc là "khả năng thực hiện lý luận chính xác về cảm xúc và khả năng sử dụng cảm xúc, kiến thức cảm xúc để nâng cao tư tưởng". Nghiên cứu của Mayer cho thấy, trí tuệ cảm xúc cao hơn có liên quan đến các mối quan hệ chất lượng cao hơn, được người khác nhìn nhận tích cực hơn, thành tích học tập tốt hơn, cảm giác hạnh phúc tốt hơn và nhiều kết quả tích cực khác.
Cân nhắc mức độ thường xuyên cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Rõ ràng, trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng có giá trị với tác động rộng rãi đến hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Thật không may, chúng ta thường chỉ cho rằng những kỹ năng này sẽ có được khi một đứa trẻ lớn lên.
Một số trường học đã bắt đầu triển khai các chương trình giảng dạy xoay quanh việc trau dồi trí tuệ cảm xúc, và kết quả cho đến nay có vẻ đầy hứa hẹn. Những trẻ mẫu giáo đã trải qua khóa đào tạo về tình cảm xã hội ít hung hăng và lo lắng sau hơn 2 năm kết thúc khóa đào tạo. Nhóm HS đã được đào tạo tương tự cũng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, và các trường thực hiện các chương trình như vậy đã giảm gần 20% hành vi phạm pháp hoặc bạo lực.
Dinh dưỡng
Giáo dục công dân là bắt buộc ở hầu hết các bang tại Mỹ.- Ảnh: Dreamsabroad
Tại Mỹ, tình trạng béo phì gia tăng liên tục trong những năm qua, đến mức gần 71% dân số bị coi là béo phì hoặc thừa cân vào năm 2016. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là bệnh tim. Cách chữa trị tốt nhất cho một tình trạng là ngăn chặn nó xảy ra. Mặc dù một số trường học có cung cấp chương trình giáo dục dinh dưỡng, nhưng không có phương pháp chuẩn hóa nào để giảng dạy chủ đề này.
Chương trình giáo dục dinh dưỡng thường bị dồn vào các khóa học sức khỏe khác và không được chú trọng. Các trường học cung cấp chương trình giáo dục dinh dưỡng cho học sinh có chỉ số chỉ số cơ thể (BMI) và vòng eo thấp hơn, có hành vi ăn uống lành mạnh hơn, và thậm chí cải thiện điểm số qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Giáo dục dinh dưỡng đã được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển nhận thức được cải thiện và ít hành vi bộc phát hơn ở trường.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy mối tương quan đáng báo động: HS lớp 5 ăn nhiều thức ăn nhanh có điểm toán và đọc thấp hơn. Bằng cách thực hiện một kế hoạch giáo dục dinh dưỡng nhất quán trong trường học, Mỹ có thể có được những công dân khỏe mạnh, sống lâu hơn và thông minh hơn.
Giáo dục công dân
Giáo dục công dân là bắt buộc ở hầu hết các bang tại Mỹ, nhưng chất lượng và độ chuyên sâu của các khóa học này còn thiếu. Ngay cả khi các khía cạnh của môn Giáo dục công dân được đề cập trong trường học, chúng vẫn chưa được bao quát đầy đủ. Một cuộc thăm dò từ Đại học Pennsylvania cho thấy, người Mỹ không biết gì về Hiến pháp của họ.
37% không thể nêu tên một quyền nào được bảo vệ bởi sửa đổi đầu tiên, 33% không thể nêu tên một nhánh chính phủ nào và 53% tin rằng, những người nhập cư không có giấy tờ không nhận được quyền theo Hiến pháp (mọi người ở Mỹ đều có quyền ít nhất là theo đúng thủ tục, bất kể quốc tịch). Nếu không có hiểu biết vững chắc về cách hoạt động của công dân, không thể mong đợi mọi người bỏ phiếu cho lợi ích của chính họ, bày tỏ sự bất đồng về chính trị hoặc nhận ra khi nào chính quyền địa phương, tiểu bang hoặc liên bang của họ đang hành động ngoài chuẩn mực.
Mặc dù quốc gia nào cũng luôn cần những nhà toán học, kỹ sư, GV và nhà trị liệu được đào tạo bài bản và có kiến thức, nhưng công việc chỉ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Để có những người dân thực sự có năng lực, thông minh và khỏe mạnh, cần phải quan tâm nhiều hơn đến các kỹ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày.
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, khả thi, có thể dễ dàng làm ngay để xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc. Ảnh minh họa/internet Trút bỏ áp lực Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là...